Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là một nhà văn, một nghệ sĩ tài hoa tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đài. Mỗi tác phẩm của ông đều được người đời ca ngợi là những trang văn tài hoa và hấp dẫn, Trọng số đó, truyện ngắn Chữ người tử tù là một thành công lớn của ông và được lựa chọn đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Đây là tác phẩm viết về con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất nhưng lại có số phận éo le, bi thảm. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước. Nhân vật trung tâm của Chữ người tử tù là Huấn Cao, một nhà yêu nước với tấm lòng nhân hậu, trong sáng và quả cảm. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý đến bạn top 4 dàn ý hay nhất về phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm văn học kinh điển này.
Table of Contents
1. Dàn ý Phân tích nhân vật Huấn Cao
1.1 Mở bài
– Giới thiệu đôi nét về nhà văn Nguyễn Tuân: tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp.
– Giới thiệu về Vang bóng một thời và những hình tượng nhân vật trung tâm trong tác phẩm: Những nhà nho sĩ trong bối cảnh suy tàn, tuy thất thế nhưng vẫn giữ được thiên lương và sự trong sáng của tâm hồn.
– Nhân vật Huấn Cao trong đoạn trích Chữ người tử tù (in trong tác phẩm Vang bóng một thời) là một số phận tiêu biểu trong số đó. Một con người mang tài hoa, khí phách và thiên lương cao đẹp.
1.2 Thân bài
- Huấn Cao – nghệ sĩ tài hoa hơn người
– Huấn Cao là nghệ sĩ thư pháp: tài viết chữ hơn người
– Tài năng của ông đã được nhắc tới một cách kính nể thông qua cuộc nói chuyện giữa quản ngục và thầy thơ lại: Người khắp vùng tỉnh Sơn đều khen Huấn Cao có biệt tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”
– Tài năng này được thể hiện thông qua thái độ tôn sùng, kính trọng của quản ngục: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm…có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời”
– Sự tài hoa được thể hiện rõ nét trong cảnh cho chữ: “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ”
=> Huấn Cao là một người nghệ sĩ có tài về nghệ thuật thư pháp và được người đời công nhận, kính nể.
- Huấn Cao – con người có khí phách khẳng khái, hiên ngang, bất khuất
– Khí phách khẳng khái, hiên ngang được thể hiện qua cuộc nói chuyện của quản ngục:
+ “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”
+ “ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi”: coi nhà tù thực dân như chốn không người, có tài bẻ khóa vượt ngục
+ “văn võ kiêm toàn”
=> lí tưởng sống chính trực, cao đẹp, dám chống lại triều đình, lên án cái ác mà ông căm ghét, khinh bỉ.
– Là thủ lĩnh đứng đầu phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình thối nát.
– Thản nhiên rũ rệp trên thang gông ngay khi đặt chân vào nhà ngục
=> Khí phách, tiết tháo điển hình của nhà Nho yêu nước
– Khí phách được thể hiện qua thái độ thán phục của cả viên quản ngục và thầy thơ lại
– Khí phách thể hiện qua thái độ của bọn lính: kiêng nể, dè chừng “tên này nguy hiểm và ngạo ngược nhất trong bọn”
– Khi được viên quản ngục của nhà tù biệt đài: “Thản nhiên nhận rượu thịt” giống như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”
=> Phong thái ung dung, tự do tự tại và xem cái chết “nhẹ tựa lông hồng”.
– Trả lời viên quản ngục bằng thái độ khinh miệt, cứng cỏi: “Ngươi hỏi ta muốn gì …vào đây”.
=> Không chịu khuất phục trước cường quyền.
=> Mang khí phách anh hùng hào kiệt.
- Huấn Cao – con người mang thiên lương cao đẹp đáng trân trọng
– Tâm hồn cao đẹp, trong sáng: “Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ”
=> Trọng tình nghĩa, khinh lợi, xưa nay chỉ cho chữ những người tri kỷ.
– Khi chưa hiểu rõ tấm lòng của quản ngục: thản nhiên chỉ xem y là kẻ tiểu nhân
– Khi hiểu quản ngục có tấm lòng ”biệt nhỡn liên tài”: Huấn Cao liền nhận lời cho chữ
=> Chỉ cho chữ với những người biết trân trọng tài năng và yêu quý cái đẹp.
– Câu nói của Huấn Cao với viên quản ngục: “Thiếu chút nữa … trong thiên hạ”
=> Thể hiện tấm lòng trân trọng đối với người quản ngục có sở thích thanh cao, có nhân cách sống cao đẹp.
=> Huấn Cao vừa là một anh hùng vừa là một nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.
- Sự hội tụ của tài hoa, khí phách và thiên lương đã làm nên cảnh cho chữ – “ một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”
– Cảnh Huấn Cao đang “dậm tô nét chữ” trên “tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ” dù trong hoàn cảnh “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” ở nơi tù ngục ẩm thấp, u ám, bẩn tưởi và tối tăm
=> Cho thấy kết tinh của tài hoa, khí phách và thiên lương cao đẹp
– Hình ảnh mang tính biểu tượng cho chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của cái đẹp, cái cao cả với cái phàm tục, dơ bẩn
- Nghệ thuật tác giả trong xây dựng nhân vật Huấn Cao
– Xây dựng và đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo.
– Nghệ thuật tương phản đối lập mang tính biểu tượng cao.
– Sử dụng ngôn ngữ giàu chất tạo hình khi miêu tả nhân vật.
1.3 Kết bài
– Khái quát những nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng để xây dựng thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao
– Liên hệ, trình bày suy nghĩ của bản thân về nhân vật Huấn Cao: một tấm gương sáng về vẻ đẹp toàn vẹn của tài năng và nhân cách con người hôm nay hướng tới.
2. Dàn ý phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
2.1 Mở bài
- Dẫn dắt và giới thiệu về tác giả
Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ suốt đời say mê đi tìm cái đẹp. Với kiến thức uyên bác và phong cách hành văn độc đáo, Nguyễn Tuân đã đưa hai thể loại truyện ngắn và tuỳ bút của văn học Việt Nam lên một tầm cao mới.
- Giới thiệu về tác phẩm và nhân vật Huấn Cao
Tác phẩm “Chữ người tử tù” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân và được xem là tác phẩm thành công nhất của tập “Vang bóng một thời”. Thông qua thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong “Chữ người tử tù”, có thể thấy rằng đó là một con người hội tụ đủ tài hoa, khí phách và thiên lương.
2.2 Thân bài
- Thái độ khi vào ngục
– Huấn Cao xuất hiện với thân phận một người tử tù nhưng đối với viên quản ngục đây lại là hiện thân của tài hoa.
– Huấn Cao được quản ngục đón bằng ánh nhìn hiền hậu, ngưỡng mộ. Với viên quản ngục, có được chữ Huấn Cao để treo trong nhà giống như có được một vật báu ở trên trời.
=> Danh tiếng và tài hoa viết chữ của Huấn Cao đã tỏa ra ánh hào quang nơi địa lao ngục tù tối tăm. Thái độ của viên quản ngục với Huấn Cao đã cho thấy sự trân trọng, ngưỡng mộ trước người tài. Đồng thời ngầm bày tỏ tình cảm ngưỡng mộ, yêu mến của Nguyễn Tuân và thái độ trân trọng của nhà văn với những con người tài năng và văn hóa truyền thống dân tộc.
- Thái độ ở trong ngục
* Khi chưa hiểu về quản ngục thì tỏ ra khinh bạc đếm điều không cần giấu giếm
– Huấn Cao thản nhiên nhận sự biệt đài của quản ngục và coi đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình: Ở lẽ thường, nếu rơi vào hoàn cảnh của Huấn Cao – một tử tù đang chờ ngày bị đưa lên đoạn đầu đài thì hẳn sẽ phải lo lắng, run sợ mới phải. Ấy thế mà ở đây, khi nhận được rượu thịt, Huấn Cao điềm nhiên ung dung thưởng thức và “coi đó như một việc làm trong cái hứng sinh bình” của mình.
– Huấn Cao đáp lại lời viên quản ngục bằng những lời lẽ khinh bỉ và ngạo mạn ”ngươi hỏi ta muốn gì, ta chỉ muốn một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây” vì cho rằng quản ngục cũng chỉ là một kẻ tiểu nhân, sẵn sàng dùng tất cả các mánh khoé trong nhà lao để tra tấn, hành hạ khi ông tỏ ý bất phục.
=> Thái độ của Huấn Cao với quản ngục là thái độ của một vị trượng phu hiên ngang trước kẻ tiểu nhân. Bởi lẽ trong mắt Huấn Cao, quản ngục chính là hình ảnh đài diện của cái xấu, cái ác, của cường quyền, bạo lực.
– Trước sự khinh bỉ của Huấn Cao, ngục quan vẫn giữ thái độ nhẫn nhục lui ra với câu nói “xin lĩnh ý” càng làm nổi bật lên hình ảnh người tử tù kĩ vĩ, uy nghi.
=> Huấn Cao hiện lên trong tác phẩm với tư thế của một trang anh hùng hào kiệt, khí phách hiên ngang, oai hùng, lẫm liệt.
* Khi hiểu về quản ngục, biết về cái sở thích cao quý của quản ngục thì thái độ Huấn Cao đã thay đổi hoàn toàn.
– Huấn Cao biết mình hiểu lầm tấm lòng của quản ngục nên đã nhận lỗi ngay, biết nhận lỗi là biểu hiện của người có lòng tự trọng: “Nào ta có biết đâu, một người như thầy quản đây lại có sở thích cao quý vậy. Thiếu chút nữa ta đã mất đi một tấm lòng thiên hạ”.
– Không chỉ nhận lỗi bằng lời nói mà Huấn Cao còn sửa lỗi qua hành động: viết chữ tặng quản ngục. Đêm hôm đó, ông đã dành cả thời khắc cuối cùng của đời mình và dồn hết tâm huyết để viết bức thư pháp dành tặng viên quản ngục.
=> Huấn cao là một con người có thiên lương tự tỏa sáng.
- Thái độ khi cho chữ
– Khi cho chữ quản ngục, Huấn Cao đồng thời
đã khuyên răn quản ngục: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”
=> Qua đó thấy được Huấn Cao mong muốn quản ngục hãy từ bỏ chốn quan trường để tránh xa cái nơi mà con người ta chỉ sống “bằng lừa lọc, bằng tàn nhẫn”, từ bỏ chốn nhơ nhuốc, tăm tối để về chốn thanh cao, để giữ cho lành vững thiên lương.
=> Huấn Cao hy vọng quản ngục có thể giữ gìn được bản tính lương thiện của mình, để có thể thưởng thức trọn vẹn cái đẹp, thưởng thức thú chơi chữ đẹp.
– Hành động và lời nói của của quản ngục khi nghe lời khuyên từ Huấn Cao: ” Ngục quản cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”
=> Quản ngục đã được cảm hoá qua lời khuyên ấy, đã bái lính di huấn tinh thần của Huấn Cao và được khai sáng thiên lương.
– Hành động cho chữ mang ý nghĩa:
- Đền đáp của một tấm lòng với một tấm lòng
- Hành động của người tri kỷ dành cho kẻ tri âm
- Đón bắt, nâng đỡ ánh sáng của thiên lương
=> Nhân vật Huấn Cao dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân được khắc họa bằng cái nhìn lãng mạn, bút pháp mang đậm tính chất lý tưởng hóa nên mang vẻ đẹp toàn thiện, toàn mỹ.
=> Qua hình tượng nhân vật, tác giả đã khéo léo gửi gắm quan niệm nghệ thuật thẩm mĩ: cái đẹp luôn luôn song hành cùng cái thiện và cái tài luôn sóng đôi cùng với cái tâm.
2.3 Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề.
Thông qua thái độ của nhân vật Huấn Cao với quản ngục, tác giả Nguyễn Tuân đã bộc lộ quan niệm của ông về cái đẹp. Với nhà văn, người nghệ sĩ chân chính là người suốt đời đi tìm cái đẹp, mà cái đẹp phải gắn liền với cái tài, và cái tài thì ắt phải đi đôi với cái thiện. Đồng thời, từ hình tượng Huấn Cao, Nguyễn Tuân cũng thể hiện rõ phong cách nghệ thuật độc đáo của mình là khi tiếp cận, tìm hiểu về con người, ông thường nhìn nhận đánh và giá đối tượng trên phương diện tài hoa nghệ sĩ.
3. Dàn ý Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ quản ngục. Nêu rõ ý nghĩa nhân văn và giá trị nghệ thuật
3.1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
– Nguyễn Tuân được người đời biết đến là nhà văn mang phong cách văn chương tài hoa, uyên bác, luôn nhìn nhận con người trên phương diện nghệ sĩ.
– Tác phẩm “Chữ người tử tù”, trích từ tập “Vang bóng một thời” là thiên truyện thể hiện rõ nhất đặc điểm phong cách ấy của Nguyễn Tuân.
- Nêu vấn đề cần nghị luận
Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà tù được đánh giá là xuất sắc bởi mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và giá trị nghệ thuật độc đáo.
3.2 Thân bài
- Khái quát đôi nét về nhân vật Huấn Cao và quản ngục:
– Huấn Cao: Là con người tài hoa – có tài viết chữ rất nhanh và đẹp; khí phách – hành động dỗ gông đuổi rận và câu nói khinh bạc với quản ngục “Ngươi hỏi ta muốn gì?… vào đây”.
– Quản ngục: Được ví là “thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”, luôn kính nể, sẵn sàng biệt đài và mong mỏi được Huấn Cao cho chữ.
=> Hai nhân vật mang vẻ đẹp thiện lương trong sáng nhưng phải gặp gỡ trong hoàn cảnh éo le, càng làm nổi bật cảnh cho chữ “xưa nay chưa từng có”.
- Cảnh cho chữ:
– Trước khi cho chữ:
+ Tâm trạng viên quản ngục khi tiếp nhận công văn được gửi đến: “tái nhợt người đi” vì hay tin ông Huấn bị kết án tử và được đưa về giam giữ tại nhà ngục này đợi ngày hành quyết.
+ Tâm trạng Huấn Cao khi biết được tấm lòng và nguyện vọng mong mỏi lâu nay của quản ngục: “Lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười: “Ta cảm cái tấm lòng… trong thiên hạ”.
– Cảnh cho chữ diễn ra trong hoàn cảnh:
+ Thời gian: Đêm khuya.
+ Không gian: Buồng giam nhà tù chật chội, ẩm mốc, tối tăm “tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.
+ Vị thế đối lập giữa người cho chữ và người xin chữ: Kẻ cho chữ lại “cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình” >< người xin chữ là quan chức thuộc bộ máy của triều đình.
=> Xét về địa vị xã hội: Họ đứng ở 2 địa vị đối lập nhau; nhưng về phương diện nghệ thuật: Họ là tri âm, tri kỷ, thấu hiểu nhau bởi cả hai cùng hướng tới vẻ đẹp cao cả, vượt lên trên thực tại tầm thường.
– Vẻ đẹp khí phách và tài hoa hơn người của Huấn Cao:
+ Hành động: “một người tù cổ đeo gông… trắng tinh”.
+ Phong thái lúc cho chữ: Ung dung, bình thản thay bút con, đề lạc khoản.
=> Người nghệ sĩ tự do say mê sáng tạo cái đẹp bất chấp không gian, thoải mái như ở chốn thư phòng.
+ Khuyên nhủ quản ngục: “Ở đây lẫn lộn… nhem nhuốc cái đời lương thiện đi”.
=> Biết trân trọng cái đẹp, đề cao vẻ đẹp, tấm lòng trong sáng của con người không bị chốn lao ngục tăm tối vấy bẩn.
– Vẻ đẹp của quản ngục:
+ Trân trọng, yêu quý cái đẹp, ngưỡng mộ người tài hoa: “Khúm núm cất những đồng tiền… phiến lụa óng”.
+ Hành động “ngục quan cảm động, vái người tù một cái”, chắp tay “kẻ mê muội này xin được bái lĩnh” => Sự cảm động, thần phục của quản ngục là một vẻ đẹp phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng.
- Ý nghĩa cảnh cho chữ:
– Cái đẹp dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn có thể cứu vớt, thức tỉnh những người lầm đường, lạc lối.
– Cái đẹp luôn phải đi đôi với cái thiện, cái tâm trong sáng.
- Nghệ thuật
– Sử dụng thủ pháp tương phản đối lập giữa vị thế xã hội của quản ngục – tù nhân, giữa ánh sáng – bóng tối, giữa hoàn cảnh tăm tối – vẻ đẹp tỏa sáng của con người.
– Tạo dựng không khí mang hơi thở cổ kính => Thể hiện tính thiêng liêng, cao quý của nghệ thuật viết thư pháp.
3.3 Kết bài
– Khẳng định lại các giá trị nghệ thuật tiêu biểu và ý nghĩa nhân văn của tác phẩm Chữ người tử tù.
– Liên hệ đánh giá, suy nghĩ của bản thân.
4. Dàn ý Phân tính, so sánh hai tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và “Vĩnh biệt Cửu Trùng đài” của Nguyễn Huy Tưởng
4.1 Dàn ý
- Giới thiệu khái quát về các tác giả, tác phẩm và các cặp nhân vật
– Nguyễn Tuân và Nguyễn Huy Tưởng đều là hai nhà văn tài năng của văn học Việt Nam và cùng có những sáng tác thành công trước năm 1945.
– “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và Vĩnh biệt Cửu Trùng đài” của Nguyễn Huy Tưởng là hai tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam trong giai đoạn 1930 – 1945, đánh dấu sự chín muồi của hai thể loại truyện ngắn và kịch nói.
– Các cặp nhân vật Huấn Cao – quản ngục và Vũ Như Tô – Đan Thiềm ở 2 tác phẩm đã gây được nhiều ấn tượng sâu đậm và cùng được hai tác giả xây dựng là những cặp tri kỷ hiếm có ở đời.
4.2 Thân bài
- Phân tích mối quan hệ giữa Huấn Cao và Quản ngục làm sáng tỏ các vấn đề:
– Trình bày ngắn gọn những vẻ đẹp tiêu biểu về nhân vật Huấn Cao và Quản ngục
– Ý nghĩa của cặp nhân vật này:
- Trong Chữ người tử tù, Huấn Cao và viên quản ngục được đặt vào một mối quan hệ éo le: hai người vốn lẽ thuộc hai quan hệ xã hội đối lập nhau, lại ở hai tình thế trái ngược, bỗng dưng gặp gỡ nơi ngục thất và trở thành những kẻ tâm giao sau những nghi kỵ ban đầu.
- Sức lôi cuốn và khả năng cảm hóa của cái đẹp hay nói cách khác là sự chiến thắng cái đẹp trước tà ác.
- Đề cao thiên lương trong sáng và khí phách bất khuất của Huấn Cao – người nghệ sĩ tài hoa dũng cảm đương đầu với cường quyền và tình yêu cái đẹp, ý chí phục thiện của quản ngục – người trót đặt mình vào chốn nhem nhuốc.
- Trong các tiêu chuẩn để đánh giá con người thì tiêu chuẩn biết yêu thích cái đẹp và khí phách luôn mang một ý nghĩa đặc biệt cho nên một người say mê chữ và biết tiếc kẻ có tài như quản ngục thì ắt không phải là người xấu.
- Mối quan hệ giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm làm sáng tỏ các vấn đề:
– Trình bày ngắn gọn những vẻ đẹp tiêu biểu của Vũ Như Tô và Đan Thiềm
– Ý nghĩa của cặp nhân vật này:
- Trong Vĩnh biệt Cửu Trùng đài, mối quan hệ giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm: khác biết về hoàn cảnh sống và công việc nhưng họ cùng gặp nhau ở mối quan tâm chung là liên quan đến việc xây dựng Cửu Trùng đài và sau cùng lại có chung một kết cục bi thảm.
- Tình thế bi kịch của một người nghệ sĩ khi không xử lý hài hoà được mối quan hệ giữa khát vọng sáng tạo cá nhân và đời sống dân sinh.
- Niềm đam mê trước vẻ đẹp của người nghệ sĩ tự nhiên nhưng khó hiểu trong con mắt của người đời: Khi Đan Thiềm lo lắng, thúc giục chạy trốn thì Vũ Như Tô chỉ đặt tâm trí nghĩ về Cửu Trùng đài, van xin được sống để xây dựng Cửu Trùng đài, khi nghe tin Cửu Trùng đài bị đốt thì cũng không còn thiết sống nữa.
- Nhu cầu đồng cảm, chia sẻ ở người nghệ sĩ vì cái đẹp mà quên hết mọi thứ xung quanh: Vũ Như Tô rất cần một tấm lòng như Đan Thiềm để được thấu hiểu và đánh giá đúng đắn,
- Những nét tương đồng và khác biệt giữa 2 tác phẩm
– Tương đồng: Cả 2 tác giả đều có những trăn trở chung về cái đẹp, về nghệ thuật và tài năng, số phận người nghệ sĩ, mối quan hệ giữa những người sáng tạo ra cái đẹp như Huấn Cao, Vũ Như Tô và những người biết thưởng thức, quý trọng cái đẹp như quản ngục và Đan Thiềm.
– Khác biệt:
- Các nhân vật được xây dựng ở ở hai tác phẩm đều có những nét riêng và khác biệt về vị thế xã hội, giới tính, tính cách.
- Mỗi tác phẩm lại hướng đến, thể hiện một suy ngẫm độc đáo riêng về cái đẹp và người nghệ sĩ: “Chữ người tử tù” là khúc khải hoàn chiến thắng của cái đẹp, cái thiên lương, lời ngợi ca sức mạnh của cái đẹp khi nó đi liền với cái thiện cảm hoá được cái xấu, cái ác. Còn “Vĩnh biệt Cửu Trùng đài” lại là một bi kịch khi cái đẹp bị hủy diệt, khiến cho người nghệ sĩ buộc phải giải quyết được mối quan hệ giữa nghệ thuật – cái đẹp siêu phàm lý tưởng, phi thiết thực và cuộc đời – lợi ích thiết thực của nhân dân.
- Mặt khác, hai tác phẩm cũng khắc họa nhân vật thuộc các thể loại khác nhau: “Chữ người tử tù” là truyện ngắn lãng mạn còn “Vĩnh biệt Cửu Trùng đài” lại là kịch lịch sử. Hơn thế nữa, cặp nhân vật Huấn Cao – quản ngục cũng được thể hiện một cách trọn vẹn trong chỉnh thể tác phẩm. Ngược lại, cặp nhân vật Vũ Như Tô – Đan Thiềm chỉ được biết đến qua đoạn trích cuối trong cả một tác phẩm lớn với nhiều nội dung được truyền tải phong phú, ý nghĩa.
4.3 Kết bài
– Lý giải điểm giống và khác nhau:
Nguyễn Tuân là nhà văn lãng mạn với sở trường là thể loại truyện ngắn, còn Nguyễn Huy Tưởng là người có thiên hướng viết về đề tài lịch sử với thể loại kịch. Hơn thế, ý đồ sáng tác của hai nhà văn cũng khác nhau.
– Ý nghĩa của việc so sánh:
- Qua 2 cặp hình tượng nhân vật, các nhà văn đã cho người đọc nhận thức đầy đủ và sâu sắc về cái đẹp và số phận của những người nghệ sĩ tài hoa, khơi dậy cái đẹp và tinh thần dân tộc.
- Cho thấy và tô đậm hơn tài năng, phong cách văn chương, nghệ thuật độc đáo của từng tác giả.
Trên đây là những dàn bài gợi ý cho đề bài phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. Mong rằng bài viết sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho bạn đọc.
Trả lời