Nguyễn Du (1765 -1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ông được người đời biết đến như là một thiên tài của nền văn học và cũng là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Tác phẩm Truyện Kiều của Ông là tập thơ thuộc hàng kinh điển và cực kỳ nổi tiếng trong làng văn học Việt Nam bao gồm 3254 câu và được viết theo thể thơ lục bát và chữ Nôm. Đây là cuộc đời của một người con gái tên Kiều một cô gái tài sắc vẹn toàn mà lại bạc phận, thông qua đây tác giả thể hiện được những tư tưởng lớn của nhà nhân đạo lớn và đề cao thêm giá trị của con người, phản ánh hiện thực xã hội thối nát thời phong kiến bấy giờ. Tác phẩm Chí Khí Anh Hùng là đoàn trích trong bài thơ Truyện Kiều được trích từ câu 2213 – 2230 nói về cảnh Từ Hải tiễn biệt Thúy Kiều để ra đi lập nghiệp lớn, đoạn trích thể hiện ý chí của một bậc anh hùng với những lý tưởng cao đẹp và một phẩm chất phi thường. Vì thế mà để có thể hiểu rõ được sâu sắc hơn về đoạn trích cũng như là có một tác phẩm hay, độc đáo cho mình thì hãy cùng tham khảo ngay top 4 dàn ý chi tiết phân tích tác phẩm “Chí khí anh hùng” trong bài viết dưới đây.
Table of Contents
1. Dàn Ý Cảm Nhận Về Đoạn trích Chí Khí Anh Hùng trong tập thơ Truyện Kiều của Nguyễn Du
1.1. Mở bài
– Dẫn dắt người đọc vào vấn đề: Chủ đề về những bậc nam nhi có chí khí anh hùng, đầu đội trời chân đạp đất được rất nhiều nhà thơ sử dụng để làm ý tưởng sáng tác.
– Giới thiệu vào vấn đề: Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Du cùng đôi nét về tác phẩm Truyện Kiều. Dẫn khán giả vào Đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) nó đã thể hiện được những vẻ đẹp của người anh hùng với chí khí phi thường, khí phách hiên ngang để mưu cầu sự nghiệp lớn lao của người anh hùng Từ Hải.
1.2. Thân bài
- Hoàn cảnh Thúy Kiều gặp được Từ Hải:
– Thúy Kiều sau khi bị bán vào lầu xanh lần thứ 2 thì Từ Hải đã xuất hiện, Từ Hải đã chuộc Thúy Kiều về để đưa nàng ra khỏi chốn lầu xanh đầy ô nhục này.
– Từ Hải không ngần ngại mà bỏ ra số tiền lớn để giúp cho Kiều “báo ân, báo oán” và sau đó hai người đã có một cuộc sống hạnh phúc.
– Tuy nhiên do Từ Hải là một người đàn ông có ý chí rất lớn, muốn sống một cuộc đời khác chứ không phải là một cuộc sống êm đềm, ngày ngày lặp lại cho nên anh đã quyết tâm từ giã nàng Kiều để ra đi tìm những chân lý khác của cuộc sống để lo cho nghiệp lớn của mình.
- Cảm nhận về tác phẩm:
* Cảm nhận về bốn câu thơ đầu: Quang cảnh chia li và những lý do dẫn đến sự chia cắt của Kiều và Từ Hải.
– Câu thơ đầu: “Nửa năm… nồng”: Thúy Kiều đã chung sống được với Từ Hải cũng được nửa năm rồi đây là một cuộc sống vô cùng hạnh phúc, êm đềm. Cả hai đã cùng nhau tận hưởng những ngày tháng tình yêu nồng nàn và say đắm.
– Những câu thơ tiếp: “Trượng phu… thẳng rong”:
+ “Trượng phu”: Đây là một từ ngữ ý nói đến những người có chí khí là một bậc anh hùng, quân tử.
+ “Động lòng bốn phương”: Từ Hải không muốn mãi sống trong cuộc sống trôi qua êm đềm mà tẻ nhạt này được. Chàng muốn được thỏa sức vẫy vùng và tung hoành 4 phương để lập cho mình một sự nghiệp lớn.
+ “Thanh gươm… thẳng trong”: Câu thơ muốn nói đến tư thế hiên ngang của Từ Hải khi ra đi. Dù rất say đắm Kiều nhưng lúc tiễn biệt chàng lại cực kỳ dứt khoát tự tin và khẳng định là có thể làm chủ được cả những phương trời tự do đằng xa.
=> Từ 4 đoạn đầu tác giả đã cho thấy một hình ảnh của bậc nam nhi, đây không phải là một con người nhỏ bé mà lại cực kỳ vĩ đại có thể sánh ngang với vũ trụ bao la, rộng lớn ngoài kia.
* Cảm nhận về 12 câu thơ tiếp: Đây là cuộc đối thoại giữa nàng Kiều và chàng Từ Hải
– Tâm trạng, cảm xúc của Thúy Kiều khi tiễn chàng ra đi:
+ “Nàng rằng… xin đi” Thúy Kiều là một cô gái cực kỳ thông minh và hiểu chuyện. Nàng không những không nhất quyết kéo Từ Hải ở lại mà còn hiểu cho chàng và mang lòng kính phục Từ Hải từ sâu tận đáy lòng.
+ “Phận gái chữ tòng”: Đây là quan niệm của đại bộ phận người xưa con gái xuất giá phải theo ý chống. Thúy Kiều chấp nhận và tự nguyện gắn bó cả cuộc đời mình với Từ Hải, nàng một lòng mong muốn đi theo Từ hải để làm một người vợ hiền kề cạnh săn sóc cho chồng.
– Thái độ của Từ Hải: “Từ rằng… nữ nhi thường tình”
+ Từ Hải không nỡ để nàng theo mình để chịu khổ cho nên đã khuyên Kiều phải vượt lên và bỏ suy nghĩ của thói nữ nhi thông thường, chàng không muốn vì mình mà Kiều phải chịu nhiều vất vả hơn nữa.
+ Lời hứa “Bao giờ mười vạn tinh binh… rước nàng nghi gia”: Từ Hải vứi nỗi lo về sự nghiệp lớn khi ra đi vẫn không quên giữ lời hứa hẹn và sẽ trở về đón nàng khi chàng đã đạt được thành tựu trong tương lai.
* Cảm nhận về hai câu thơ cuối: Thái độ kiên quyết “dứt áo ra đi” của Từ Hải
– “Quyết lời… dặm khơi”: Từ Hải đã dứt khoát và quyết tâm ra đi, đây là một thái độ vô cùng mạnh mẽ cho thấy được niềm khát khao của Hải rất lớn.
– Viễn cảnh không gian ra đi: “gió mây, dặm khơi” ở câu này tác giả muốn ám chỉ những gian nan và khó khăn đằng trước mà Từ Hải cần phải đối mặt khi có ý định ra đi.
– Hình ảnh “chim bằng”: Chim bằng từ lâu đã là hình ảnh quen thuộc để ám chỉ những người anh hùng có những lý tưởng cao cả, ý chí anh hùng có thể sáng ngang với vũ trụ bao la với đất trời.
=> Nguyễn Du muốn mượn hình ảnh của Từ Hải để nói lên mong muốn, những ước mơ về một con người anh hùng lí tưởng ở trong cái xã hội phong kiến thời bấy giờ.
1.3. Kết bài
– Khẳng định lại những giá trị nghệ thuật có trong đoạn trích cũng như là khái quát lần nữa về nội dung đoạn trích.
– Nêu những cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về những nhân vật trong đoạn trích từ đó rút ra ý nghĩa cuộc sống.
2. Dàn ý Phân tích hình ảnh Từ Hải qua đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
2.1. Mở bài
– Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm truyện Kiều và đoạn trích chí khí anh hùng.
– Giới thiệu về nhân vật Từ Hải: Là một người anh hùng có chí lớn cũng như là người thể hiện được lý tưởng và hoài bão của tác giả về một người đàn ông có khí phách như mong muốn, ước mơ của tác giả.
2.2. Thân bài
- Từ Hải một người đàn ông với những ý chí lớn lao cùng khát vọng mong muốn được vùng vẫy giữa trời đất.
– “Trượng phu”: Đây là một cách gọi tôn trọng và chỉ gọi với những người đàn ông có ý chí kiên cường cùng khí phách một cách gọi thể hiện được sự tôn trọng tuyệt đối với những người vừa có tài lại có đức.
– Hai chiều không gian hoàn toàn đối lập:
+ “Hương lửa đương nồng”: Đây là ám chỉ một mái ấm gia đình có bếp lửa có tình yêu và sự đồng thuận giữa vợ và chồng. => Hình ảnh ấm áp hạnh phúc , tuy nhiên đây chỉ là một chiều không gian nhỏ hẹp, là những sự gắn bó thường ngày lặp đi lặp lại.
+ “Bốn phương”, “trời bể mênh mang”: Không gian này thì lại ngược hoàn toàn, đây là cả một vùng trời, cả một vũ trụ mênh mông điều này đã nâng cao tầm vóc của một người anh hùng đã lên được tầm cao vũ trụ. => Thể hiện được những khát khao cháy bỏng được làm nên sự nghiệp lớn lao của một con người anh hùng.
→ Từ Hải đã quyết tâm từ bỏ mái ấm nhỏ hạnh phúc, từ bỏ sự bó buộc trong không gian nhỏ hẹ của gia đình để tìm cho mình một chân trời mới để thỏa sức vùng vẫy, để thỏa sức với những khát vọng lập được cơ đồ, làm nên đại sự.
– Tính từ “thoắt”: thể hiện sự dứt khoát và mau lẹ. Chàng đã quyết ra đi mà không phân vân do dự.
⇒ Đây là một sự thức dậy mạnh mẽ của lý trí, người anh hùng không thể cứ mãi ngồi yên tại một góc nhỏ và đây là khí phách của một người đàn ông anh hùng vượt lên trên những điều bình thường trong cuộc sống để làm những điều có ích hơn phi thường hơn.
– Ánh mắt “trông vời” và tư thế “thẳng dong”: đây là một tư thế hiên ngang và là hình tượng của một người anh hùng, một người tráng sĩ đang mong muốn được vẫy vùng giữa những vùng trời mới cao hơn, xa hơn.
- Từ Hải với chí khí, hoài bão, lớn lao, phi thường.
– Hình ảnh “mười vạn tinh binh”, cùng với câu thơ “tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường”: Thể hiện được những sự mong mỏi, những hoài bão lớn lao của nhân vật Từ Hải, người có mong muốn lập nên sự nghiệp, xây dựng một cơ đồ để xứng đáng với tầm vóc lớn lao của một bậc anh hùng.
– Câu “bốn bể không nhà” công thêm nữa là một câu hỏi “theo càng thêm bận biết là đi đâu”: Đây là một cảm giác thấp thỏm của Từ Hải vì chính chàng cũng không thể biết được khi thực hiện những khát vọng của mình thì mình sẽ trải qua những gì và khi sự cô đơn đó càng cao thì những quyết tâm và khát vọng lại càng thêm lớn lao hơn.
– Thời gian một năm: Từ Hải cực kỳ tự tin với quyết định của mình cũng như là những lý tưởng mà chàng đặt ra chắc chắn sẽ trở thành hiện thực nhanh chóng.
=> Với những hình ảnh trên tác giả đã cho chúng ta thấy được hình tượng của một người anh hùng khí phách, hiên ngang và cao cả của một người anh hùng.
- Từ Hải giữa tình yêu và khát vọng hạnh phúc phi thường.
– Từ Hải đứng trước lời nói của Kiều, chàng đã trách móc Kiều theo cách nhẹ nhàng:
+ “Tâm phúc tương tri”: đây là một câu nói thể hiện được người đó chính là một tri kỷ của mình, có tâm tư tương thông với mình và là người hiểu mình hơn hết.
⇒ Từ Hải đã dùng cách này để khuyên Thúy Kiều không nên đi theo mình bởi đối với chàng Thúy Kiều vốn không phải là một người tình, người vợ mà đối với chàng Thúy Kiều đã là một tri kỉ, người hiểu chàng nhất và có thể thông cảm được cho quyết định của chàng.
+ “Nữ nhi thường tình”: đây là thói của những người phụ nữ tầm thường. => Đối với Từ Hải mà nói thì Thúy Kiều khác biệt rất lớn với những người con gái tầm thường ngoài kia, nàng vừa đẹp lại thông minh sắc sảo và trọng tình trọng nghĩa.
-> Từ những lời trách móc nhẹ nhàng và những câu nói mà Từ Hải nói ra thì đã thấy được tình yêu của Từ Hải dành cho Thúy Kiều là một tình yêu hết sức đáng trân trọng, đây là một tình yêu của những người gọi là tri kỷ, những người luôn hiểu và trân quý nhau cả cuộc đời.
– Khát vọng về một hạnh phúc phi thường của Từ Hải
+ “Làm cho rõ mặt phi thường”: Chàng tự tin sẽ thực hiện được những hoài bảo và lập nên một sự nghiệp vững chắc, phi thường.
+ “Rước nàng nghi gia”: Sau khi đã thực hiện được những điều trên Từ Hải sẽ quay trở về đón nàng Kiều để nàng có thể danh chính ngôn thuận rước nàng về nhà và cho nàng một danh phận nhất định trong nhà.
-> Từ Hải trong lúc ra đi chàng không chỉ có chí hướng đến sự nghiệp vừng vàng của một người anh hùng mà còn hướng đến những ước muốn về hạnh phúc với người con gái mình yêu.
- Từ Hải một người đàn ông dứt khoát, tự tin và đầy bản lĩnh
– “Quyết lời”: Thể hiện sự dứt khoát và quyết đoán đã quyết định lời nói ra.
– “Dứt áo ra đi”: Thái độ ra đi mạnh mẽ, dứt khoát và cực kỳ quyết đoán, không hề do dự khi ra đi.
– “Gió mây bằng đã…đến kì dặm khơi”: Cánh chim bằng hình tượng gắn liền với người anh hùng, với hình ảnh này tác giả đã đặc tả được hình ảnh Từ Hải như là một cánh chim bay thẳng hướng về vạn dặm xa xôi để được vẫy vùng.
⇒ Từ Hải là một con người mang trong mình dòng máu anh hùng, một hoài bão lớn lao, cộng với đó là một bản lĩnh phi thường.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật
– Với bút pháp miêu tả tác giả khắc họa được hình tượng nhân vật qua những dáng vẻ và hành động, lời nói.
– Ngôn ngữ đối thoại trực tiếp
– Hình ảnh các danh từ, động từ, tính từ giàu giá trị biểu đạt.
2.3. Kết bài
– Khái quát lại toàn bộ nội dung và nghệ thuật để xây dựng được nhân vật Từ Hải.
– Từ những điều đó liên tưởng đến hình tượng một người anh hùng thời hiện đại và rút ra ý nghĩa cũng như là bài học cho mình.
3. Dàn ý phân tích chi tiết đoạn trích chí khí anh hùng của Nguyễn Du
3.1. Mở bài
.– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều và đặc biệt là đoạn trích Chí Khí Anh Hùng.
Nguyễn Du (1765 -1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ông là một thiên tài của nền văn học. Tác phẩm Truyện Kiều của Ông là tập thơ thuộc hàng kinh điển và cực kỳ nổi tiếng trong làng văn học Việt Nam bao gồm 3254 câu bằng chữ Nôm. nói về cuộc đời của Thúy Kiều một cô gái có tài có sắc mà lại bạc phận. Tác phẩm Chí Khí Anh Hùng là đoàn trích trong bài thơ Truyện Kiều được trích từ câu 2213 – 2230 nói về cảnh Từ Hải tiễn biệt Thúy Kiều để ra đi lập nghiệp lớn, đoạn trích thể hiện ý chí của một bậc anh hùng với những lý tưởng cao đẹp và một phẩm chất phi thường
3.2. Thân bài
- 4 câu thơ đầu: Nói về khát vọng của anh hùng Từ Hải muốn lên đường lập sự nghiệp lớn
– Hoàn cảnh gia đình của Thúy Kiều và Từ Hải khi chung sống với nhau: Câu “hương lửa đương nồng” thể hiện được tình cảm của cả hai đang rất hạnh phúc, hai người đang trong giai đoạn tình yêu rực rỡ và đang rất nồng cháy.
– Tư thế hào hùng của Từ Hải trong lúc ra đi: Từ Hải ột người một ngựa và một thanh gươm trong tay lên đường thẳng dứt khoát, quyết liệt cho thấy được sự kiên cường và tràn đầy tự tin của Từ hải qua câu “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”
- 12 câu tiếp theo: Là cuộc đối thoại tràn đầy xúc động giữa Thúy Kiều và Từ Hải
– Lời của Thúy Kiều: Thúy Kiều là một cô gái thông minh sắc sảo, luôn luôn yêu thương tôn trọng và thấu hiểu cho người chồng của mình. Cho nên nàng đã có quyết định mong muốn được theo chồng để có thể chăm lo săn sóc cho chồng và làm tròn bổn phận của một người vợ.
– Lời hồi đáp của Từ Hải:
+ Từ Hải có ý trách móc Thúy Kiều, và từ chối lời đề nghị của nàng dứt khoát. Chàng cũng khẳng định nàng sẽ vẫn mãi là người tri kỷ của mình và cho rằng nàng là một người không giống như những người con gái khác cho nên đã trách móc nàng vẫn còn không thoát khỏi được lối suy nghĩ của một nữ nhi thường tình.
+ Từ Hải cũng khẳng định chắc nịch về tương lai tương sáng và rạng rỡ của cả hai qua các hình ảnh: “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”, “rõ mặt phi thường”
+ Cuối cùng Từ Hải vẫn không quên hứa hẹn với Kiều: Bây giờ Từ Hải đi lập nghiệp dù gian khổ nhưng sau này thành danh chàng sẽ về rước nàng về dinh và cho nàng một thân phận nhất định. Từ Hải đã không xem Thúy Kiều là một người vợ mà hơn hết chàng xem nàng như là một tri kỷ một người bạn tâm giao.
- 2 câu cuối: Quyết tâm ra đi để thỏa sức vùng vẫy ở bên ngoài của người anh hùng Từ Hải
– ” Quyết lời” ” Dứt áo”: Đây là hành động thể hiện sự dứt khoát, một lời đã định và không ai có thể thay đổi được.
– Hình ảnh Từ Hải ra đi được mượn thêm hình ảnh chim bằng một loài chim gắn liền với những bậc anh hùng để diễn tả về từ Hải. Thể hiện được lý tưởng cao đẹp, phi thường và đây không phải là một con người nhỏ bé trong vũ trụ mà là một người vĩ đại có thể sánh ngang với vũ trụ.
3.3. Kết bài
– Khái quát lại toàn bộ nội dung của bài thơ và các giá trị nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích để từ đó có thể hiểu rõ hơn về khí chất của người anh hùng.
– Từ đó bạn sẽ có thể so sánh được hình ảnh người anh hùng thời xưa và liên hệ với hình ảnh thực tế của lúc bấy giờ.
4. Dàn ý chi tiết phân tích đoạn trích chí khí anh hùng trong Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du
4.1. Mở bài
– Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Du và đoạn trích “Chí khí anh hùng”
Nguyễn Du (1765 -1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên là một đại thi hào dân tộc. “Truyện Kiều” là làm một tác phẩm cực kỳ nổi tiếng và đã làm nên tên tuổi của Nguyễn Du, Bài thơ nói về cuộc đời cũng như là số phận lênh đênh, lưu lạc của một người tài sắc vẹn toàn nhưng lại có số phận long đong Thúy Kiều. Đoạn trích “Chí khí anh hùng” là một đoạn trích khá tiêu biểu trong tác phẩm Truyện Kiều đã nói lên sự tài tình và quyết liệt của một bậc anh hùng.
4.2. Thân bài
- 4 câu thơ đầu: Khát vọng được lên đường tìm kiếm con đường mới để được vẫy vùng của Từ Hải
- Hoàn cảnh chia tay:
– Thời gian
+ “Nửa năm”: Đây là khoản thời gian nữa năm Thúy Kiều và Từ Hải đã chung sống với nhau.
+ “Hương lửa đương nồng”: Tình yêu của cả hai đang trong giai đoạn nồng nàng, Thúy Kiều và Từ Hải cả hai đang say đắm trong tình yêu.
– Thời điểm mà Từ Hải quyết định lên đường ra đi để lập nên sự nghiệp lớn cho bản thân mình cũng chính là lúc mà tình cảm của cả hai đang trong giai đoạn mặn nồng và hạnh phúc. => Điều này cho thấy được ý chí quyết tâm cùng với lòng kiên định của Từ Hải đó chính là những suy nghĩ của một bậc anh hùng.
- Hình ảnh từ Hải lúc ra đi
– Lý do Từ Hải ra đi: Từ Hải là người có chí lớn cho nên đã quyết tâm ra đi để làm nên sự nghiệp lớn.
+ “Trượng phu”: đây là một danh từ ý chỉ một người đàn ông có chí lớn và cũng là một bậc anh hùng. Ở đây gọi như vậy tác giả ngầm khẳng định và ca ngợi người anh hùng này.
=> Với cách nói này tác giả thể hiện một thái độ rất trân trọng đối với những con người phi thường, anh hùng và đĩnh đạc thể hiện khí thế của một con người phi phàm.
+ “Thoắt”: là một sự nhanh chóng, chữ thoắt ở đây là cực kỳ nhanh chóng và khiến người khác phải bất ngờ vì độ nhanh chóng này.
=> Điều này làm nên một Từ Hải đĩnh đạc, dám nghĩ dám làm và hành động cực kỳ dứt khoát. Và đây cũng là tính cách đáng có của một bậc anh hùng phi phàm.
+ “Động lòng bốn phương”: Từ Hải động lòng với bốn phương nghĩa là ông muốn được đi, đi bốn phương để tìm hiểu để thỏa sức vẫy vùng và thỏa sức thể hiện bản lĩnh của bản thân mình.
=> Lý tưởng của một người anh hùng vượt thời đại, không màn đến điều gì để xem bốn phương trời là nơi để mình có thể thỏa sức đi đến bốn bể, đến những không gian rộng lớn hơn để mưu cầu sự nghiệp phi thường.
– Tư thế ra đi: Ngẩng cao đầu, đầy tự tin và dứt khoát.
+ “Trông vời trời bể mênh mang”: với câu thơ này tác giả muốn nói Từ Hải là một con người có tầm nhìn xa trông rộng. Chí hướng của Từ Hải luôn hướng về phía trước hướng về trời biển mênh mông.
– “Thanh gươm yên ngựa”: Từ hải ra đi chỉ với một người một ngựa một guom tư thế ra đi phóng khoáng dũng mãnh và hiên ngang.
– “Lên đường thẳng rong”: Từ Hải ra đi một mạch không lưu luyến, không ngoành đầu nhìn lại mà là đi liền một mạch. Tư thế ra đi của Từ hải hiên ngang oai hùng có thể sánh ngang với trời đất.
=> Từ Hải là một con người có ý chí kiên cường, phi phàm và bất khuất. Đây thực sự là một người anh hùng thực sự.
- Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải (12 câu thơ tiếp)
– Lời của Kiều
* Lời đáp của Từ Hải dành cho Thúy Kiều
+ Xưng hô: “chàng- thiếp” thể hiện được sự dịu dàng, trìu mến của Thúy Kiều dành cho từ Hải, đây là một người vợ hiền hậu, dịu dàng.
+ “Phận gái chữ tòng”: Kiều đang ý thức được bổn phận của một người phụ nữ đã có chồng một lòng theo chống. “Xuất giá tòng phu”
+ “Một lòng xin đi”: Thúy Kiều quyết tâm đi cùng chống, muốn được theo chồng mình đi đi khắp nơi và được ở bên chồng chăm sóc cho chồng.
=> Thúy Kiều một lòng kính trọng và yêu thương chồng hết mực. nàng là một người con gái hết lòng vì chồng và một mực yêu thương chồng.
– Lời của Từ Hải
+ “Tâm phúc tương tri”: Từ Hải xem Thúy Kiều là một người bầu bạn, hơn cả một người vợ mà còn là một người tri kỷ.
+ “Nữ nhi thường tình”: Từ Hải trách móc nhẹ nhàng Thúy Kiều và không xem nàng giống như những nữ nhi bình thường khác, nàng là tri kỉ của chàng và thông minh sắc sảo hiểu chàng hơn bao giờ hết.
* Lời hứa của Từ Hải dành cho Thúy Kiều
+ Mười vạn tinh binh”, “Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”: Từ Hải khẳng định chắc nịch về một tương lai thành công rực rỡ của bản thân.
+ “Rõ mặt phi thường”: Ông là một người có tài năng xuất chúng. => Từ hải đã cho thấy được niềm tin của mình về tương lai và sự nghiệp của bản thân sau này.
+ “Rước nàng nghi gia”: Từ Hải không chỉ đi vì bản thân mình mà là đi cũng là để cho Thúy Kiều một cuộc sống tốt hơn và một danh phần chính đáng.
=> Từ Hải một con người anh hùng, dũng cảm và có chí khí. Ông biết dung hòa và nhất quán giữa sự nghiệp những hoài bão của bản thân và đối với tình cảm sâu năng của mình và tri kỷ.
- 2 câu thơ cuối: Quyết tâm dứt áo ra đi của Từ Hải
“Quyết lời”, “dứt áo ra đi”: đây là hành động dứt khoát cũng như là một thái độ không một chút do dự và bịn rịn. Điều này thể hiện được sự kiên định trong từng hành động và cử chỉ của ông.
– Hình ảnh ẩn dụ: “chim bằng”: tác giả mượn hình ảnh chim bằng một loài chim gắn liền với bậc anh hùng để nói đến Từ Hải, Từ Hải ra đi như cánh chim có thể thỏa sức bay lượn trên bầu trời tự do và có thể bay cao bay xa hơn nữa.
4.3. Kết bài
– Khái quát lại toàn bộ nội dung của bài thơ và các giá trị nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích để từ đó có thể hiểu rõ hơn về khí chất của người anh hùng.
– Từ đó bạn sẽ có thể so sánh được hình ảnh người anh hùng thời xưa và liên hệ với hình ảnh thực tế của lúc bấy giờ.
Trên đây là một số dàn ý chi tiết của đoạn trích chí khí anh hùng Nguyễn Du qua đoạn trích này hi vọng bạn sẽ có được những hiểu biết hơn về đoạn trích cũng như là có cơ sở để giúp cho bài văn phân tích hay nhất và mang nét riêng của bạn. Chúc các bạn đạt được số điểm cao nhất khi đọc được những mẫu dàn ý bên trên đây.
Trả lời