Xuân Quỳnh (1942-1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, năm 13 tuổi Xuân Quỳnh là một diễn viên múa, đến năm 19 tuổi cô có thơ đăng báo và sự nghiệp thơ ca của Xuân Quỳnh bắt đầu sau khi tham gia vào lớp bồi dưỡng những người viết văn. Xuân Quỳnh đã được biết đến là một trong những nhà thơ nữa đời đầu của nửa cuối thế kỷ 20. Bà thường viết các chủ đề về tình cảm, cảm xúc và nội tâm của con người. Các tác phẩm nổi tiếng của Xuân Quỳnh phải kế đến đó chính là: Sóng, thuyền và biển, tự hát, thơ tình cuối mùa thu,… Những bài thơ của bà thường phản ánh hiện thực về những điều bình dị trong cuộc sống, về những nỗi lo cơm áo gạo tiền, nỗi lo về con cái,… Hầu như thơ của Xuân Quỳnh đều là kể lại những câu chuyện về cuộc sống mà bà đã từng thấy, từng trải qua, do đó thơ của bà cực kỳ chân thực và gần gũi với nhiều độc giả. Đây cũng là một nét riêng làm nên tên tuổi của bà trong suốt sự nghiệp thơ ca. Vì vậy hôm nay mình sẽ giới thiệu đến bạn một số bài thơ hay của Xuân Quỳnh.
Table of Contents
1. Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ sóng của Xuân Quỳnh
1.1. Mở bài
Giới thiệu tổng quát về tác giả Xuân Quỳnh ( đôi nét về tác giả như: năm sinh, quê quán, năm mất, sự nghiệp thơ ca, tác phẩm để đời, …) và tác phẩm sóng của tác giả.
Đôi nét về tác giả: Xuân Quỳnh (1942-1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, Bà chính là một trong số những nhà thơ tiêu biểu trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước và cũng là nhà thơ đời của thế hệ các nhà thơ trẻ, Bà là một trong số các nhà thơ có lòng trắc ẩn và giàu tình thương. Thơ của bà là những chủ đề xoay quanh cuộc sống thường ngày về tình cảm đôi lứa, tình cảm yêu nước, những câu chuyện gia đình,…
Giới thiệu bài thơ Sóng: Bài thơ sóng là một trong những tác phẩm khá nổi tiếng được sáng tác vào những năm 1967 được xuất bản trong tập thơ chiến hào. Bài thơ viết về tình yêu đôi lứa man đậm chất Xuân Quỳnh.
1.2. Thân bài
- Bản chất, quy luật của sóng và em
KHỔ 1
+ Nhà thơ cực kỳ khéo léo khi sử dụng nghệ thuật tương phản: Với hình ảnh đối lập của con sóng dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ, Tác giả muốn mượn hình ảnh đối lập giữa các con sóng để phác họa nên tâm lý, nội tâm của một người phụ nữ đang trong giai đoạn yêu đó là ừa dịu dàng lại cực kỳ mãnh liệt.
+ Sử dụng nghệ thuật nhân hóa: Hình ảnh “sông không hiểu” ở đây nghĩa là sông không thể hiểu được bản tính của sóng cho nên sóng đã đi tìm những không gian khác biệt hơn, rộng lớn hơn để trước hết là khám phá bản thân hơn nữa là niềm khát khao của cô gái muốn vươn tới một giá trị trong tình yêu đích thực của mình.
KHỔ 2
+ Câu thơ “Ôi con sóng … và ngày sau vẫn thế”: Sóng biển dù là trong quá khứ hay là lúc hiện tại thì vẫn luôn luôn mang lại sự dạt dào và sôi nổi. Cũng như là những niềm khát vọng và bản tính của người phụ nữ trong tình yêu từ xa xưa đến nay đều sẽ không thay đổi.
+ Câu thơ “Nỗi khát vọng tình yêu … ngực trẻ”: Tác giả nối sợi dây liên kết lại giữa những con sóng biển dạt dào với tình yêu ta thiết của tuổi trẻ. Ý muốn nòi tuổi trẻ luôn luôn khát vọng ề tình yêu đôi lứa và đây cũng là khát vọng của tuổi trẻ muôn đời.
- Những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu
KHỔ 3
- Điệp ngữ “em nghĩ về” cộng với câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên” đây là sự khát khao mãnh liệt trong tiềm thức của bản thân mỗi người, hơn nữa đây cũng là một sự nhận thức về người mà mình yêu cũng như là tình yêu đôi lứa muôn đời nay.
KHỔ 4
- Xuân Quỳnh cực kỳ thông minh khi mà dựa vào những quy luật của con sóng để tìm và gọi lên những sự trăn trở về tình yêu tuổi trẻ cũng như là thời điểm để bắt đầu một tình yêu.
- Lòng chung thủy, son sắc và nỗi nhớ của người con gái trong tình yêU
KHỔ 5
+ Xuân Quỳnh sử dụng nghệ thuật tương phản giữa dưới lòng sâu với trên mặt nước hơn nữa thời gian cũng khác nhau giữa ngày và đêm tác giả khơi gợi nên sự dạt dào cũng như là nỗi nhớ của người con gái khi đang yêu và đây là nỗi nhớ dạt dào xuất phát từ chính con tim.
+ “Lòng em nhớ đến anh” “Cả trong mơ còn thức” người phụ nữ thường hay e thẹn tuy nhiên trong đoạn thơ này họ đã không ngần ngại mà bày tỏ trực tiếp những nỗi niềm của mình một cách chân thành Đây cũng là dấu hiệu cho thấy nỗi nhớ của người phụ nữ đã ăn sâu, ghi dấu trong tiềm thức của họ.
KHỔ 6
+ Tác giả tiếp tục sử dụng nghệ thuật tương phản “xuôi – ngược”, cùng với các điệp ngữ “dẫu”, “vẫn”, “về” đây là hành trình gian nan của con sóng từ biển lớn để vào bờ cũng như là sự gian truân của một người con gái để tìm đến bến bờ hạnh phúc của mình trong cuộc đời.
+ Câu thơ ” Hướng về anh một phương nói đến lời thề son sắc của một người con gái là sự nhẫn nại chờ đợi người mình thương dù cho anh có ở đâu thì vẫn sẽ luôn luôn hướng về anh và nghĩ về anh với một lời thề thủy chung không thay lòng đổi dạ.
- Khát vọng tình yêu vĩnh cửu
KHỔ 7
- Hầu như từ xưa đến nay chẳng có con sóng nào là không hướng vào bờ đây là quy luật tự nhiên cũng như em dù phải vượt qua bao nhiêu thử thách và gian khổ thì vẫn luôn hướng về một hướng đó chính là anh.
KHỔ 8
+ 2 câu đầu: Nói về cảm giác lạc lõng, cô đơn của người con gái trước cuộc đời đầy sóng gió, hơn nữa là nỗi niềm, sự lo âu về tình yêu là vô hạn trước những sự vô hạn khác trong tự nhiên.
+ Câu thơ “Như biển kia … bay về xa”: Câu thơ thể hiện sự trăn trở của những người phụ nữ về tình yêu. Tuy nhiên sau bao trăn trở thì họ vẫn quyết định đặt hết tâm tư, tình cảm của mình với niềm tin mãnh liệt có thể vượt qua được đại dương bao la để tìm về với tình yêu đích thực.
KHỔ 9
+ Người con gái ước ao mình giống như những con sóng để có thể mãi mãi được vỗ vào bờ bến hạnh phúc của đời mình.
1.3. Kết bài
- Những cảm nhận cá nhân về bài thơ sóng cũng như là tình yêu của người phụ nữ mong muốn tìm đến bến bờ hạnh phúc.
- Nêu một số giá trị nghệ thuật được tác giả sử dụng.
2. Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Tự hát của Xuân Quỳnh
2.1. Mở bài
Giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm
Xuân Quỳnh (1942-1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ đời đầu của làng thơ hiện đại Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bà là một trong những nhà thơ để lại dấu ấn sâu sắc nhất đối với độc giả nhờ vào những bài thơ gần gũi bình dị và đi sâu vào lòng người. Một số tác phẩm gây nên tiếng vang của bà đó là: Sóng, tự hát, thuyền và biển,… Và một trong số đó phải kể đến đó chính là bài thơ tự hát, đây là bài thơ có thể nói là một trong những bài thơ hay nhất của tác giả mang đậm chất Xuân Quỳnh. Bài thơ nói về một trái tim yêu của một cô gái trong những buổi chiều Cách Mạng cực kỳ gian khó.
2.2. Thân bài
Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng
….
Mà lòng anh xa cách với lòng em.
– 8 câu thơ đầu là lời của một người phụ nữ đang trong giai đoạn yêu đương cực kỳ nồng nhiệt và say đắm. Tuy nhiên cùng với đó là sự thấp thỏm lo âu về những buồn bực và cực nhọc do người mình yêu thay lòng đổi dạ và cũng là sự bất lực của trái tim của một cô gái đa cảm.
– Trạng thái hưng phấn của một con người, tự hát lên chính khúc hát của cuộc đời mình một cuộc đời đầy thách thức nhưng vẫn sẽ cứng cỏi vượt qua.
– Cô gái trong bài thơ như muốn nói trái tim của cô không phải là vàng cũng chẳng phải là mặt trời ở trên cao để dẫn đến sự xa cách và chi lìa giữa lòng anh và lòng em.
– Nỗi niềm nhớ nhung da diết ngày đêm giày vò người phụ nữ nhưng trái ngược với nỗi nhớ của cô thì chàng trai lại dửng dưng vô cảm.
“ Em trở về đúng nghĩa trái tim
…
Biết yêu anh và biết được anh yêu”
– Nếu 2 khổ thơ trên là nỗi nhớ là tình yêu da diết của người nữ dành cho người nam nhưng không được hồi đáp thì 2 khổ thơ dưới lại hoàn toàn đối lập lại.
– Người con gái đã trở về với đúng nghĩa trái tim một trái tim khi yêu rất nồng say tuy nhiên vẫn rất tỉnh táo và đủ thông minh biết cách đạt được những điều mình muốn chứ không phải ngồi im nhìn người mình thương và chỉ biết nhớ nhung da diết.
– Cô gái muốn khẳng định lại một lần nữa là tình yêu phải đến từ 2 phía để biết yêu anh và biết được anh yêu cả 2 đều đồng lòng và tự nguyện thì đó mới chính là một tình yêu vĩnh cửu.
“Mùa thu nay sao bão mưa nhiều
…
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh”
– Khổ thơ này như là một lời dự báo tất cả mọi thứ đều có thể thay đổi theo thời gian. lo lắng về tình yêu sẽ không được trọn vẹn sẽ gặp nhiều bất trắc. Mùa thu năm nay bão giông sao nhiều quá. Hơn nữa những cửa sổ và những con tàu lại chẳng đóng. Tất cả đều mang một màu u tối.
– Em đã bị lạc mà không phải là lạc bình thường mà là lạc loài, cảm giác buông thõng, bất lực của cô gái khi chính bản thân mình đang lạc loài giữa lòng anh, giữa bao người đối với anh thì cô chẳng là gì cả.
“ Em lo âu trước xa tắp đường mình
…
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn”
– Cô gái bắt đầu lo âu rất nhiều về chuyện tình của mình khi mà đường đi đến cuộc tình giờ đây rất xa thẳm. Bởi vì sự lo lắng ấy mà trái tim cô đập liên tục và cồn cào.
Biện pháp nhân hóa, tác giả muốn nói trái tim không thể nói và tái tim đập như trong cơn đói. Điều này cho thấy mức độ dồn dập của tình yêu. Cô gái đang cực kỳ khó chịu và lo lắng trước tình yêu của chàng trai.
Em trở về với đúng nghĩa trái tim em
…
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”
– Trái tim yêu của cô gái chính là một trái tim mãnh liệt, cô chính là cô khi yêu vẫn tỉnh táo và biết được mình đang làm gì và như thế nào cô mong muốn được sống và được mất với tình yêu của mình.
– Trái tim yêu của cô như là một quy luật của tự nhiên, cô có thể sống hoặc có thể chết duy chỉ có trái tim là vẫn mãi đập vì anh để khẳng định lại một lần nữa tình yêu đẹp và vĩnh cửu của mình.
2.3. Kết bài
Với hình ảnh gần gũi bình dị, bài thơ đã ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng mỗi người nhờ vào ngữ điệu vừa dịu dàng da diết lại mạnh mẽ dứt khoát và quyết liệt biết bao nhiêu. Giongj thơ phong phú tác giả đã thành công khơi gợi lên một tình yêu đầy lo âu tuyệt vọng của một người con gái mang lòng thương với một người con trai mà lòng chẳng hướng về mình. Đây là một bài thơ khẳng định tình yêu vĩnh cửu không thay lòng đổi dạ dù là có chết đi chăng nữa.
3. Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ hoa cỏ may của Xuân Quỳnh
3.1. Mở bài
Khái quát về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ hoa cỏ may.
Xuân Quỳnh (1942-1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ đời đầu của làng thơ hiện đại Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bà là một trong những nhà thơ để lại dấu ấn sâu sắc nhất đối với độc giả nhờ vào những bài thơ gần gũi bình dị và đi sâu vào lòng người. Một số tác phẩm gây nên tiếng vang của bà đó là: Sóng, tự hát, thuyền và biển, hoa cỏ may,… Và một trong số đó phải kể đến đó chính là bài thơ hoa cỏ may, đây là bài thơ có thể nói là một trong những bài thơ hay nhất của tác giả mang đậm chất Xuân Quỳnh. Bài thơ nói về một cuộc tình của cô gái và cô luôn tự đặt dấu chấm hỏi cho tình yêu của mình.
3.2. Thân bài
– Khổ 1
“Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.
Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về nay đã thu.”
– Đoạn thơ tuy ngắn nhưng lại chứa đựng đầy đủ cát, sông, cây, lá và mà thu. Những hình ảnh của đất trời khi sang thu cứ chập chờn lúc ẩn lúc hiện.
– Tất cả các hình ảnh có trong đoạn thơ đều toát lên một sự xao xuyến và nhớ nhung, khi đi qua lối cũ những kỷ niệm ùa về khiến cho tác giả ngẩn ngơ suy tư về một mối tình đã qua.
– “Lối cũ em về nay đã thu” Câu thơ chứa đầy ắp những kỷ niệm của tình yêu đôi lứa. Vẫn lối cũ ấy vẫn con đường ấy giờ này đã chuyển sang thu nhưng mà anh thì đã không còn cùng đi với em.
“ Mây trắng bay đi cùng với gió,
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.”
– Hình ảnh nhân hóa mây trắng đi cùng gió. Hình ảnh gió và mây là hình ảnh động tác giả muốn nói đến anh đã đi xa anh đã đi cùng với gió để lại mình em chỉ với nỗi nhớ hoài niệm về một tình yêu da diết khôn nguôi.
– Lòng của tác giả bây giờ đã như trời biết, đã nguội lạnh, lòng của nàng như là trời biếc lúc còn nguyên sơ như thuở hàn vi. Chỉ là một chút hoài niệm khi đi qua lối cũ nhưng lòng thì đã trở về lúc nguyên sơ.
– Bao mùa cũ đi qua, với những đắng cay vẫn còn đó thì giờ đây tác giả đã gửi lại hết, gửi những đắng cay, hờn ghen của những năm tháng đã qua cho những ngày còn yêu nhau để được mang đi hết.
– Với sự hồi niệm của mình tác giả đã viết đôi ba dòng thơ rồi cũng để gió cuốn bay đi như là anh đã đi xa khỏi cuộc đời của em và để lại em đang đứng đây nơi mà mình đã từng đi qua.
“Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?”
– Từ những cái rộng lớn, mênh mông của thiên nhiên, của không gian quanh ta thì tác giả đã thu về ngay tầm mắt ở đoạn thơ cuối. Đây là một bức tranh dưới cách nhìn của tác giả.
– Bức tranh với hoa cỏ may giăng đầy khi bước qua đoạn đường này những chùm hoa cỏ mây đã vướng vào áo của em.
– Cuối cùng tác giả muốn nói về tình yêu của mình mỏng manh như một làn sương khó, nó chỉ mờ ảo và không thể chạm vào, không cảm nhận được.
– Cuối cùng tác giả chốt hạ một câu ai biết lòng anh có đổi thay, như là một lời níu kéo, vừa da diết buồn lại vừa như là một câu hỏi. Liệu rằng tình yêu của anh có đủ lớn, hay là lòng anh đã đổi thay mà em vẫn còn chưa biết.
3.3. Kết bài
Với sự kết hợp tài tình các biện pháp tu từ trong bài thơ cùng với sự thay đổi góc nhìn từ góc nhìn rộng rồi chuyển dần sang góc nhìn của mình thì tác giả đã thành công khi khắc họa được hình ảnh một người con gái đa sầu đa cảm, một người con gái khi đi qua chốn cũ vẫn không quên nhớ về người mình đã từng thương.
4. Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ thuyền và biển của Xuân Quỳnh
4.1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm
Xuân Quỳnh (1942-1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, năm 13 tuổi Xuân Quỳnh là một diễn viên múa, đến năm 19 tuổi cô có thơ đăng báo và sự nghiệp thơ ca của Xuân Quỳnh bắt đầu sau khi tham gia vào lớp bồi dưỡng những người viết văn. Xuân Quỳnh đã được biết đến là một trong những nhà thơ nữa đời đầu của nửa cuối thế kỷ 20. Bà thường viết các chủ đề về tình cảm, cảm xúc và nội tâm của con người. Các tác phẩm nổi tiếng của Xuân Quỳnh phải kế đến đó chính là: Sóng, thuyền và biển, tự hát, thơ tình cuối mùa thu,… Những bài thơ của bà thường phản ánh hiện thực về những điều bình dị trong cuộc sống, về những nỗi lo cơm áo gạo tiền, nỗi lo về con cái,… Và đặc biệt là tác phẩm thuyền và biển với tình yêu lứa đôi nồng thắm.
4.2. Thân bài
- Tình yêu vừa mới chớm nở
“Em sẽ kể anh nghe
Chuyện con thuyền và biển:
“Từ ngày nào chẳng biết
Thuyền nghe lời biển khơi
Cánh hải âu, sóng biếc
Đưa thuyền đi muôn nơi
Lòng thuyền nhiều khát vọng
Và tình biển bao la
Thuyền đi hoài không mỏi
Biển vẫn xa… còn xa”
– Đoạn đầu là tình yêu của chàng trai mới chớm nở với một cô gái. Chàng đã để ý và thầm thương nhớ đến này nhưng nàng lại cố gắng làm như không hay biết. Chẳng biết bên trong nàng thế nào nhưng bên ngoài lại cố lảng tránh chàng và xem chàng như không.
– Chàng trai cứ mải mê đuổi theo cô gái “ Lòng thuyền nhiều khát vọng” là ý tứ của chàng trai với khát vọng chinh phục được người con gái mình thương. Tuy nhiên biển thì có rất nhiều thuyền cho nên tác giả đã dùng hình ảnh ẩn dụ rất thuyết phục rằng biển vì là cô gái nên vẫn còn đang giữ netys thẹn thùng, e ấp.
- Khi cả hai đã yêu nhau
Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ
Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
(Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?)
– Đoạn thơ như là lời tác giả muốn khắc họa chân dung của một người con gái đang yêu. Khi yêu người phụ nữ như là sợi dây liên kết giữa 2 người đây là sứ giả của tình yêu.
– Hình ảnh so sánh biển như là một cô gái nhỏ, có đôi lúc biển sẽ hiền từ, đem đến cho tình yêu những màu sắc diệu kỳ, sự ấm áp và an lành cho thuyền của những người đang yêu và những người được yêu.
– Tuy nhiên cũng chính người phụ nữ đó có khi lại vô cớ nổi giận rồi khiến cho thuyền trở nên điên đảo, đôi khi biển vô cớ giận hờn vu vơ rồi ào ạt khiến cho thuyền rung lắc dữ dội.
– Rồi cuối cùng lại cho là vì tình yêu muôn thuở, vì tình yêu đôi lứa chúng ta thì biển mới có những hành động như vậy, tất cả cũng chỉ vì tình yêu mà ra.
- Khi tình yêu đã trở nên sâu đậm
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
– Thuyền với biển giờ đây là như hình với bóng. Chỉ có thuyền mới hiểu được biển, chỉ có thuyền mới rõ ngọn ngành tâm tư những nỗi niềm của biển. Chỉ có thuyền mới chính là nơi để biển trút hết những tâm sự trong lòng. Vì thế mà thuyền hiểu biển hơn bao giờ hết.
– Biển thì cũng giống vậy, dù thuyền đi đâu về đâu biển cũng sẽ biết rõ tường tận, biển bao la thuyền biết rõ vì thế mà mọi lúc đi hay về hay là dừng chân đâu đó thuyền đều bảo với biển cho nên tâm tư cả hai luôn được đặc vào đối phương.
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau – rạn vỡ
– Những câu thơ như là một lưỡi dao cực kỳ bén nhọn đang len lỏi vào sâu trong trái tim mỗi người. Những ngày biển xa vắng thuyền, biển luôn vỗ sóng vào bờ đến bạn đầu. Ngày ngày biển đều có những con sóng để tìm thuyền đến nỗi bạc đầu vì thương nhớ.
– Thuyền cũng vậy, khi không gặp biến thuyền rạn vỡ trong lòng, hình ảnh những chiếc thuyền đang sửa chữa nên tạm thời phải xa mặt biển tác giả đã mượn hình ảnh đắt giá này để nói về sự đau thấu tâm can của thuyền mỗi khi rời xa biển.
- Nếu cuộc tình của thuyền và biển phải chi xa
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió”
– Ở đây tác giả muốn nói rằng nếu thuyền từ giã biển rồi thì biển chính là người đau khổ nhất, biển là người đau khổ gấp nhiều lần so với thuyền. Nỗi đau khổ của biển vẫn mãi ở đó. Biển vẫn đứng yên nhưng thuyền thì có thể di chuyển rất nhiều vì vậy mà bây giờ vắng thuyền rồi biển chỉ còn những còn sóng nhớ nhung và gió.
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố
Kết bài thơ tác giả không còn đặt hình ảnh ẩn dụ vào bài nữa mà lột bỏ lớp trang điểm hoàn toàn để nói đến tình yêu mãnh liệt của em đối với anh. Nếu xa anh thì cuộc đời của em chỉ còn lại là bão tố. Với cái kết như thế này tác giả đã cực kỳ thành công khi đẩy tình yêu lên cao trào rất nhanh.
4.3. Kết bài
Tổng kết lại bài thơ cũng như là một số hình ảnh nghệ thuật có trong bài.
Thuyền và biển yêu nhau như là 2 người yêu nhau. Lúc đầu sẽ là chàng trai đuổi theo cô gái, rồi cả 2 yêu nồng nhiệt và sau cùng người con gái mới chính là người sâu nặng nhất. Mạch cảm xúc của bài đi từ yên dịu đến mạnh mẽ da diết và cuối cùng là tình yêu mãnh liệt của người con gái. Hơn nữa ở đây tác giả cũng muốn nói là tình yêu sẽ có ngọt bùi nhưng đôi lúc vẫn sẽ là cay đắng.
Qua những bài thơ hay của Xuân Quỳnh, bạn đã nhận thấy được những sự bình dị, gần gũi cũng như là sự tinh tế cùng đa sầu đa cảm trong cái nhìn về tình yêu đôi lứa. Tuy nhiên, ẩn ý phía sau những sự gần gũi và bình dị đó chính là những triết lý sâu sắc được hình thành từ đời sống của mỗi người. Để giúp cho những con người bên ngoài đời thật có thể tự mình xử lý được những việc trong cuộc sống ngoài đời thực chứ không phải những án thơ viễn vông, những triết lý có thể chỉ được viết trong thơ mà không thể áp dụng ra bên ngoài. Hy vọng qua bài viết bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về án thơ của Xuân Quỳnh cũng như là biết rõ thêm về những sự bình dị đời thường của tình yêu và cuộc sống.
Trả lời