Thương lục là một trong những vị thuốc quý đã được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền. Tuy có chứa độc tính nhưng khi sử dụng một cách hợp lý thương lục sẽ đem lại nhiều công dụng rất tốt. Hãy cùng nhau Tìm hiểu về cây thương lục và tác dụng chữa bệnh quan trọng được chia sẻ ngay bài viết sau đây.
Table of Contents
Cây thương lục là cây gì?
Cây thương lục có tên khoa học lá Phytolacca acinasa Roxb, P.esculenta Van Hout. Đây là loại cây thuộc họ Phytolaccaceae. Một số tên gọi khác của cây thương lục như: sơn la bạc, bạch mễ kê, dã la bạc, kim thất nương, trường bất lão.
Đặc điểm của cây thương lục
Thương lục là một loại cây loại thảo, sống lâu năm. Cây có chiều cao khoảng 1m. Thân cây thương lục nhẵn, hình trụ tròn, không lông. Cạnh màu xanh lục hoặc hơi pha màu đỏ tím. Lá cây thược lục thuộc dạng lá đơn nguyên, có cuống. Phiến lá mọc so le, có hình trứng tròn, đầu nhọn, chiều rộng 13-14cm, chiều dài 10-38cm.
Cụm hoa thương lục có màu trắng, hình chùm dài, nhiều hoa mẫu 5. Quả mọng khi chín có màu đỏ vào tháng 5-7. Rễ lớn nhanh và có hình dáng giống sâm thật.
Phân bố, thu hái, chế biến thương lục
Cây thương lục di thực vào Việt Nam khoảng 10 năm trở lại đây. Hiện nay thương lục được dùng như 1 vị thuốc. Sau thời gian trồng khoảng 6-8 tháng là có thể thu hoạch. Tốt nhất là vào mùa thu hoặc mùa đông.
Sau khi đào rễ về người ta thường cắt bỏ phần rễ con và rửa sạch. Có thể để nguyên hoặc thái lát rồi mang đi phơi khô trong râm mát. Nếu muốn mùi vị của thương lục giống nhân sâm có thể ngâm rễ thương lục vào rượu có nồng độ 40% và pha thêm chút mật ong. Nếu dùng 1kg rễ sẽ ngâm với 250ml rượu trắng và 250ml mật ong.
Thành phần hóa học của cây thương lục
Trong thành phần của lá thương lục có chứa hai glucosid flavnoid bao gồm rutoside và ombuoside. Cứ 100g lá tươi thì có 150mg vitamin C, thêm phytolaccin.
Trong thành phần của quả thương lục có chứa acid phytolaccic, thành phần tannin, sáp. Bên cạnh đó còn chứa chất béo, chất nhầy, pectin, glucose, dextrin, saccharose, các protid, chất tạo màu.
Quả thương lục chín khi cho vào nước sẽ tạo ra dung dịch đỏ ánh tía. Hay nước có chất kiềm ngả sang màu vàng. Hoặc trong môi trường acid chuyển màu đỏ. Thường gọi đó là anthocyanosid, cũng tương tự như các anthocyan củ cải đường.
Rễ củ cây thương lục có chứa dầu, sáp, đường, protid, acid tự do, acid hữu cơ, amide. Bên cạnh đó còn chứa tinh bột, oxalat calcium, nitrat, cellulose, gôm, chất màu… Có alkaloid, phytolaccatoxin, thêm saponin vị đắng, chát.
Cây thương lục có tác dụng gì?
Thương lục theo đông y có vị đắng, tính lạnh, có độc vào thận kinh. Đem lại công dụng đại tả, thủy ẩm nơi phủ tạng, chuyên lợi tiểu. Sử dụng cho những trường hợp tà khí trong bụng, thủy thũng.
Nước thuốc ngâm rễ củ thương lục đem lại hiệu quả long đảm, kích thích trực tiếp lên đường hô hấp. Đồng thời tăng tiết tuyến thể niêm mạc, tuy nhiên không có công dụng giảm ho suyễn.
Công dụng cây thương lục
Mặc dù có chứa độc nhưng cây thương lục vẫn đem lại hiệu quả khi ức chế thành công trực khuẩn lị, cúm. Bên cạnh đó còn phế song cầu khuẩn tùy thuộc từng mức độ khác nhau.
Ngoài ra, cây thương lục còn có tác dụng loại bỏ một số loại nấm gây bệnh ngoài da. Ngoài ra còn giúp nâng cao khả năng kháng viêm, bảo đảm hoạt động của hệ thống miễn dịch cơ thể.
Cây thương lục chữa bệnh gì?
Tìm hiểu về cây thương lục và tác dụng chữa bệnh quan trọng gồm có:
- Hỗ trợ điều trị phù toàn thân, bụng nước.
- Hỗ trợ điều trị viêm cầu thận cấp.
- Hỗ trợ chữa khát, đại tiểu tiện không thông.
- Hỗ trợ chữa bụng báng nước do xơ gan.
- Hỗ trợ chữa bị té ngã sưng đau.
- Hỗ trợ điều trị cổ trướng.
- Hỗ trợ chữa chứng hòn cứng đau có trong bụng.
- Hỗ trợ điều trị đau cổ họng.
- Hỗ trợ chữa bệnh vảy nến.
- Hỗ trợ điều trị tuyến vú tăng sinh.
- Hỗ trợ chữa trị bệnh mủ da.
Lưu ý khi sử dụng cây thương lục
Có thể sử dụng cây thương lục cho những người bị thủy thũng, khó tiểu, đau họng, viêm thận cấp. Những người bị đau sưng do chấn thương, bị mụn mủ, vảy nến đều dùng được.
Phụ nữ đang mang thai, người tỳ vị hư nhược, người già tuyệt đối không được dùng thương lục.
Nam giới khỏe mạnh nếu dùng quá liều cũng sẽ gây tổn thương thận, yếu xương cốt, diệt tinh trùng gây vô sinh.
Dùng không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc. Trường hợp nhẹ sẽ có biểu hiện thân nhiệt tăng, thở mạnh, đau bụng, nôn mửa, tinh thần hoảng hốt. Nếu nặng sẽ gây tê liệt thần kinh, khó thở, hôn mê, huyết áp tụt, tim ngừng đập dẫn đến tử vong. Cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Trên đây là thông tin Tìm hiểu về cây thương lục và tác dụng chữa bệnh quan trọng. Mặc dù đem lại nhiều hiệu quả nhưng dược liệu này có chứa độc tính cao. Tốt nhất cần phải sử dụng đúng liều lượng và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Trả lời