Cuộc sống bận rộn, chạy đua với công việc khiến cơ thể bạn dễ rơi vào tình trạng rối loạn tiền đình. Căn bệnh này thường gặp nhất ở đối tượng nhân viên văn phòng và người trung niên, người già. Triệu chứng thường gặp của nó là chứng ù tai, nôn mửa, đau đầu, chóng mặt,…Cơ thể người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khó chịu.
Vậy, thuốc điều trị bệnh rối loạn tiền đình ở đâu là tốt? Hãy cùng tìm hiểu top 10+ loại thuốc điều trị và chữa rối loạn tiền đình hiệu quả dưới đây để chọn cho mình loại thuốc phù hợp nhất bạn nhé!
Table of Contents
1. Acetylleucin (Tanganil)
Acetylleucin là một loại thuốc được sử dụng trong điều trị chứng chóng mặt và mất điều hòa tiểu não.
Thuốc dùng để chữa trị những cơn hoa mắt, chóng mặt và đau đầu không rõ nguyên nhân. Người bệnh cần lưu ý khi dùng Acetylleucin vì sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc làm cho cơ thể bạn mệt mỏi hơn.
Liều lượng và cách dùng Acetylleucin:
Đối với người lớn:
- Dùng 1.5 đến 2g mỗi ngày đối với thuốc dạng viên (tương ứng 3 – 4 viên mỗi ngày), thời gian uống từ 10 ngày đến 5 hoặc 6 tuần. Khi bắt đầu điều trị hoặc khi điều trị không hiệu quả, người bệnh có thể tăng liều lên 3 đến 4g mỗi ngày mà không gặp bất kỳ trở ngại hay tác dụng phụ nào. Nên chia thuốc thành 2 -3 lần/ngày và dùng vào bữa ăn
- Nếu tiêm thuốc theo đường tĩnh mạch: Nên dùng liều lượng 2 ống/ngày. Thời gian điều trị có thể biến đổi tùy theo diễn biến lâm sàng. Có thể tăng liều lượng lên 3 – 4 ống/ngày trong trường hợp cần thiết. Nếu người bệnh cảm thấy chóng mặt cần điều trị khẩn cấp, trong trường hợp nôn mửa không thể dùng thuốc uống, nên tiêm chậm Acetylleucin qua đường tĩnh mạch.
Không nên dùng Acetylleucin lúc có thai và cho con bú.
2. Cinnarizin (Stugeron)
Cinnarizin là loại thuốc chữa rối loạn tiền đình thuộc nhóm kháng Histamin H1. Thuốc có tác dụng điều trị bệnh chóng mặt, hoa mắt, mất phương hướng, ù tai, choáng váng. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng phòng say tàu xe, phòng nhức nửa đầu.
Khi sử dụng Cinnarizin có thể gây ra tác dụng phụ như buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa. Một số trường hợp có thể gây khô miệng, tăng cân.
Liều lượng và cách dùng:
Đối với người lớn: Tùy từng biểu hiện bệnh mà liều lượng sẽ khác nhau
- Người bị rối loạn tuần hoàn não: Sử dụng 3 lần/ngày, mỗi lần 1 viên
- Người bị rối loạn tuần hoàn ngoại biên: Sử dụng 3 lần/ngày, mỗi lần 2 -3 viên
- Người bị chóng mặt: Sử dụng 3 lần/ngày, mỗi lần 1 viên
- Người bị say tàu xe: Sử dụng 1 viên trước chuyến đi nửa giờ, cách 6 giờ uống một lần đến hết hành trình
Đối với trẻ em: Sử dụng bằng nửa liều của người lớn
Nên sử dụng Cinnarizin sau bữa ăn.
Thuốc chống chỉ định đối với phụ nữ có thai và cho con bú, người lái xe và vận hành máy, người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
3. Flunarizin (Nomigrain, hepen, Fluzine)
Flunarizin có tác dụng ngăn ngừa sự quá tải canxi tế bào, bằng cách giảm canxi tràn vào quá mức qua màn tế bào. Flunarizin thường được bác sĩ kê toa đối với bệnh nhân rối loạn tiền đình có triệu chứng chóng mặt, nhức đầu. Đồng thời, thuốc còn được dùng cho bệnh nhân mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não hoặc thiếu oxy lên não.
Sử dụng Flunarizin có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ nhẹ, tăng cân,….hoặc các tác dụng phụ hiếm gặp khác như: buồn nôn, đau dạ dày, khô miệng,…
Liều lượng và cách dùng:
Đối với trường hợp đau nửa đầu:
- Liều khởi đầu: Uống vào buổi tối
- Bệnh nhân dưới 65 tuổi: Uống 2 viên/ngày
- Bệnh nhân > 65 tuổi: Uống 1 viên/ngày
Nếu trong giai đoạn điều trị xảy ra các triệu chứng như trầm cảm, ngoại tháp hoặc các tác dụng phụ ngoài ý muốn thì nên ngưng dùng thuốc. Nếu sau 2 tháng không có sự cải thiện đáng kể, bệnh nhân được xem như là không hợp với thuốc và nên ngừng điều trị, tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Đối với trường hợp bệnh nhân bị chóng mặt
Dùng liều hằng ngày tương tự như trường hợp đau nửa đầu nhưng điều trị khởi đầu chỉ kéo dài cho đến khi kiểm soát được triệu chứng, thường là dưới 2 tháng.
Không dùng Flunarizin cho bệnh nhân có tiền sử trầm cảm hoặc đang có triệu chứng Pakinson hoặc các rối loạn ngoại tháp khác..
4. Vinpocetin
Đây là loại thuốc điều trị rối loạn tiền đình theo Tây y phổ biến mà các bác sĩ thường kê đơn cho bệnh nhân. Vinpocetin là một trong top 10 loại thuốc điều trị và chữa rối loạn tiền đình hiệu quả đã được các chuyên gia kiểm chứng và đánh giá.
Vinpocetin có tác dụng cải thiện tốt những triệu chứng đau đầu, chóng mặt và mất thăng bằng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra hạ huyết áp tạm thời hay mất ngủ. Bạn nên thường xuyên kiểm tra huyết áp và cẩn thận trong quá trình sử dụng thuốc.
Liều lượng và cách dùng:
Dùng 15-30mg/24 giờ, chia làm 3 lần. Liều duy trì: 15mg/24 giờ, chia làm 3 lần, dùng trong thời gian dài.
Khi truyền dịch gián đoạn, liều khởi đầu là 20mg/24 giờ. Sau đó, liều thông thường là 30mg/24 giờ.
Không dùng Vinpocetin cho phụ nữ có thai, người bị thiếu máu cơ tim cục bộ nặng và loạn nhịp nặng.
5. Sibelium
Sibelium được sử dụng để ngăn ngừa các triệu chứng đau nửa đầu, thiếu máu não. Có công dụng: giảm hoa mắt, chóng mặt, ù tai, hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ
Liều lượng sử dụng:
- Từ 18 – 64 tuổi mỗi ngày uống 10mg, nên uống vào buổi tối sau ăn
- Từ 65 tuổi trở lên, uống 5,g mỗi ngày nên uống vào buổi tối
- Thuốc Sibelium được nghiên cứu không nên sử dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi.
Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ không mong muốn mà người dùng thuốc có thể gặp phải bao gồm: người mệt mỏi, uể oải; buồn ngủ cả ngày; miệng khô và đắng, đau mỏi cơ bắp, tâm trạng thay đổi bồn chồn, lo lắng.
Chống chỉ định: Phụ nữ đang mang bầu hoặc đang cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi, người có tiền sử bị trầm cảm, động kinh.
6. Tiền Đình Khang
Tiền Đình Khang là loại thuốc Đông y chữa trị rối loạn tiền đình hiệu quả dưới dạng viên nén. Thuốc có tác dụng tăng cường lưu thông máu đến vùng tiền đình. Thuốc còn có tác dụng giảm các triệu chứng do bệnh rối loạn tiền đình gây ra như: chóng mặt, say tàu xe, suy giảm chức năng kiểm soát vận động.
Tiền Đình Khang được tạo nên từ các thành phần thảo dược tự nhiên an toàn cho người dùng và không gây tác dụng phụ.
Cách dùng Tiền Đình Khang:
- Người mắc bệnh rối loạn tiền đình ở tình trạng nặng: Dùng 6 viên/ngày, chia thành 2 lần
- Người mắc bệnh rối loạn tiền đình ở mức độ nhẹ hoặc dùng duy trì: Dùng 4 viên/ngày, chia thành 2 lần
Nên dùng sản phẩm sau khi ăn 1 giờ.
Lưu ý: Tiền Đình Khang không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Xem thêm:
- TOP 14 THUỐC BỔ NÃO TỐT VÀ AN TOÀN NHẤT 2020 [ĐÃ KIỂM CHỨNG]
- 17 TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY NGƯU TẤT GHI TRONG SÁCH CỔ
- 20+ CÔNG DỤNG CỦA LÁ CÂY ĐINH LĂNG ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
7. Betaserc
Thuốc chữa rối loạn tiền đình Betaserc sẽ là gợi ý tiếp theo cho bạn đọc khi đang băn khoăn rối loạn tiền đình uống thuốc gì. Công dụng: giảm hoa mắt, giảm cảm giác buồn nôn, hỗ trợ cải thiện tình trạng nghe kém, ù tai, hỗ trợ tốt trong việc giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình.
Liều lượng dùng: Chia đều uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 – 2 viên. Nên dùng với thức ăn, uống nhiều nước để hạn chế tác dụng phụ.
Chống chỉ định:
- Người quá mẫn cảm hay bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
- Người có tiền sử bị viêm loét dạ dày
- Phụ nữ trong suốt thai kỳ
- Trẻ em dưới 18 tuổi
8. Tiền Đình Senudo
Tiền Đình Senudo có tác dụng bồi bổ khí huyết, thông mạch, tăng cường tuần hoàn, lưu thông máu lên não và giảm thiểu những triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình.
Sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên với những thảo dược quen thuộc như: Đinh lăng, đương quy, việt quất,…rất an toàn cho người sử dụng.
Tiền Đình Senudo được khuyên dùng cho các đối tượng bị đau đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, người bị thiếu máu não, dùng cho các trường hợp sau tai biến
Cách sử dụng Tiền Đình Senudo: Uống 1 viên/lần, ngày uống 2 -3 lần theo hướng dẫn của thầy thuốc.
9. Tiền Đình Hoàng
Tiền Đình Hoàng là sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ Đông y và đã chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người. Sản phẩm được kết hợp từ các thành phần an toàn từ thiên nhiên giúp điều trị các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, say xẩm mặt mày, hồi hộp, khó thở, mất ngủ. Ngoài ra, sản phẩm còn có tác dụng bổ tỳ, trị suy nhược thần kinh.
Cách sử dụng Tiền Đình Hoàng: Ngày uống 2 lần (sáng, chiều), mỗi lần 4 viên
Nên dùng sản phẩm sau khi ăn 2 giờ.
Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
10.Ginkgo Omega
Đây là loại thuốc đặc trị bệnh tiền đình được bào chế theo dạng thực phẩm chức năng. Có tác dụng tăng cường oxy lên não, chống oxy hóa gốc tự do, giảm chóng mặt, đau đầu, cải thiện thính giác và thị giác, tăng cường dưỡng chất cần thiết lên não
Liều dùng: Sử dụng mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần 1 viên
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, trẻ em dưới 12 tuổi.
11. Hoạt Huyết Dưỡng Não
Hoạt Huyết Dưỡng Não là sản phẩm viên uống chức năng của Công ty cổ phần Traphaco, phù hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ.
Viên uống được sử dụng để phòng ngừa và điều trị các bệnh lý như thiểu năng tuần hoàn não, suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, kém tập trung, căng thẳng thần kinh và chứng rung giật ở bệnh nhân Parkinson.
Liều lượng và cách sử dụng:
- Đối với trẻ em dưới 12 tuổi: Dùng 1 viên/lần x 2 – 3 lần/ ngày.
- Đối với trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Sử dụng 2 – 3 viên/lần x 2 – 3 lần/ ngày.
Hy vọng rằng với bài chia sẻ về top 10+ loại thuốc điều trị và chữa rối loạn tiền đình hiệu quả trên, sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Trả lời