Thổ phục linh là một thảo dược mọc hoang khá nhiều ở vùng đồi núi của nước ta. Tuy là loại cây hoang dại nhưng đây lại là một cây thuốc rất có giá trị, giúp hỗ trợ chữa được nhiều căn bệnh. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về Thổ phục linh và 17 công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Table of Contents
Thổ phục linh là cây gì?
Cây thổ phục linh còn có các tên gọi khác như: cây khúc khắc, thổ tỳ giải, sơn kỳ lương,… Tên khoa học của cây thổ phục linh đó là Smilax glabra Roxb. Đây là loại cây thuộc họ Hành Tỏi (Liliceae).
Thổ phục linh là một cây thuốc quý sống lâu năm. Cây có thân dây leo trườn, chiều dài 5-12cm, chiều rộng 1-5cm. Cây thổ phục linh có nhiều cành nhỏ, gầy, không gai. Thân rễ có hình trụ hơi dẹt hoặc hình khối dài ngắn không đều. Mặt ngoài sẽ có màu nâu vàng hoặc nâu tro, lồi lõm không phẳng.
Vỏ rễ của cây thổ phục linh có vân nứt không đều, có vẩy, chất cứng. Khi thái lát sẽ thấy có hình hơi tròn dài hoặc hình không xác định, bề dày 1-5mm. Mặt cắt có màu trắng đến màu nâu đỏ nhạt, có bột, có thể quan sát rõ bó mạch. Chất hơi dai, khó bẻ gãy, vị hơi ngọt, không mùi.
Lá thổ phục linh có hình trái xoan thuôn, phía dưới tròn. Lá thường mọc so le, chiều dài 5-12cm, chiều rộng 3-6cm, hơi mỏng. Lá có 3 gân nhỏ từ gốc hình cung và nhiều gân con. Cụm hoa thổ phục linh có màu lục nhạt, mọc ở nách lá, cuống hoa dài. Hoa đực và hoa cái mọc riêng rẽ. Quả có hình cầu, mọng, đường kính khoảng 6-7mm, có 3 cạnh và ở trong có 3 hạt.
Phân bố và thu hái thổ phục linh
Cây thổ phục linh được trồng nhiều ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Campuchia, Thái Lan,… Tại Việt Nam, cây chủ yếu mọc phổ biến ở vùng đồi núi, thung lũng, rừng thưa, leo trên các cây lớn. Mọc nhiều ở Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Bên cạnh đó cây còn mọc phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Thuận.
Rễ tươi của cây thổ phục linh có thể được quanh năm nhất là vào mùa hè. Người ta thường cắt bỏ rễ con và gai rồi đem đi phơi hoặc sấy khô. Hoặc có thể ủ mềm 3 ngày rồi đem thái mỏng để phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học của thổ phục linh
Trong thành phần của cây thổ phục linh có chứa các saponin, tamin, chất nhựa và 1 ít tinh dầu. Ngoài ra, trong củ của cây thổ phục linh còn có chứa nước 83,3%, glucid 8,9%, protein 2,4%, caroten 1,6mg%, chất xơ 2,2%, vitamin C 18mg%, tro 1,2%,…
Thổ phục linh theo đông y là một thảo dược có tính bình, vị ngọt nhạt. Đem lại công dụng khử phong thấp, lợi gân cốt. Đồng thời hỗ trợ chữa đau khớp xương, trừ sưng thũng.
Tác dụng của thổ phục linh
Thổ phục linh và 17 công dụng chữa bệnh tuyệt vời gồm có:
- Hỗ trợ chữa rôm sảy.
- Hỗ trợ chữa đau bụng kinh.
- Hỗ trợ trị bệnh viêm da cơ địa và mẩn ngứa, mề đay.
- Hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến.
- Hỗ trợ chữa mụn nhọt.
- Hỗ trợ chữa nước ăn chân.
- Hỗ trợ người bị suy tim, ngủ không sâu và hay hồi hộp.
- Hỗ trợ điều trị viêm mủ da.
- Hỗ trợ trị phong thấp, đau nhức xương khớp.
- Hỗ trợ điều trị bệnh giang mai.
- Hỗ trợ chữa đau thần kinh tọa.
- Hỗ trợ trị bệnh u nang buồng trứng.
- Hỗ trợ chữa bệnh eczema.
- Hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp.
- Chống viêm và chữa dị ứng.
- Lợi tiểu.
- Hỗ trợ chữa trị ghẻ lở.
Lưu ý khi sử dụng thổ phục linh
Không nên sử dụng quá nhiều dược liệu thổ phục linh vì sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày và dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Phụ nữ có thai và người bị tỳ vị hư hàn không nên dùng.
Không dùng chung nước chè với thổ phục linh.
Thổ phục linh vì có công dụng lợi tiểu tốt nên không sử dụng chung với thuốc chữa bệnh vì sẽ làm mất đi tác dụng của thuốc.
Những người bị bệnh hen phế quản. Hoặc người đang dùng thuốc điều trị bệnh cũng không nên sử dụng thổ phục linh.
Trên đây là thông tin về Thổ phục linh và 17 công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Để đạt được hiệu quả cao và an toàn khi chữa trị tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé!
Trả lời