Có thể nhiều người sẽ không biết cây thảo quả là gì. Tuy ít được nhắc đến nhưng loại cây này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Đồng thời còn là một gia vị giúp cho món ăn thêm phần thơm ngon hơn. Vậy cụ thể về Thảo quả và những công dụng chữa bệnh tuyệt vời là gì? Tất cả sẽ được cung cấp thông tin ngay sau đây.
Table of Contents
Thảo quả là cây gì?
Cây thảo quả hay còn có một số tên gọi khác như: đò ho, tò ho, đậu khấu. Tên khoa học của cây thảo quả đó là Amomum tsaoko Crevost et Lem. Đây là loại cây thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Thảo quả là một loại cây thân thảo sống lâu năm. Cây có chiều cao tầm 2-3m. Thân rễ của cây thường mọc ngang, có nhiều đốt, có đường kính tầm 2,5-4cm. Ở giữa thân có màu trắng nhạt, bên ngoài có màu hồng, mùi thơm. Lá cây thảo quả mọc so le, có cuống hoặc cũng có một số lá không cuống. Ở phần bẹ lá có khía dọc, phiến lá có chiều dài 50-70cm, chiều rộng 20cm. Mặt trên của phiến lá thường có màu xanh sẫm và ở mặt phía dưới có màu xanh nhạt hơn.
Cụm hoa thảo quả màu đỏ nhạt, có dạng bông mọc từ gốc, chiều dài khoảng 13-20cm. Quả màu đỏ sẫm, hình trứng, có đường kính 2-3cm, bề dày 5mm. Quả thường chia thành 3 ô, mỗi ô sẽ có khoảng 7 hạt có áo hạt, thơm.
Quả của cây thảo quả có hình bầu dục. Phần vỏ bên ngoài có màu nâu đến nâu hơi đỏ. Có rãnh và cạnh gờ dọc. Khi bóc lớp vỏ ngoài sẽ thấy bên trong có màng ngăn màu hơi nâu vàng. Khối hạt phân chia thành 3 ô, có các hạt nhỏ hình nón, vị cay hơi đắng, mùi thơm.
Phân bố và thu hái thảo quả
Cây thảo quả mọc phổ biến ở các nước như Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Campuchia, Nepan. Tại Việt Nam, cây thảo quả mọc hoang và được trồng nhiều ở vùng núi cao lạnh, trồng dưới tán cây to, đất ẩm như tại Hoàng Liên Sơn, Hà Giang, Lai Châu,…
Thu hái dược liệu quả của cây khi chưa chín. Sau khi hái đem về để phơi hoặc sấy nhẹ cho quả khô. Dược liệu khi khô sẽ có màu xám nâu nhạt, có nhiều lớp nhăn dọc và có phủ lớp phấn trắng phía ngoài.
Thành phần hóa học của cây thảo quả
Trong thành phần hóa học của cây thảo quả có chứa 1-3% tinh dầu. Thành phần tinh dầu có màu vàng nhạt, mùi thơm ngọt và vị nóng cay dễ chịu. Các hoạt chất cụ thể co trong thảo quả hiện nay vẫn chưa được xác nhận chính xác.
Công dụng của cây thảo quả
Trong Y dược
Thảo quả theo đông y có tính ôn, vị cay. Đem lại công dụng trục hàn, giải đờm, ấm bụng, giúp ăn ngon miệng.
Ngoài ra dược liệu thảo quả còn có công dụng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ chữa bụng chướng, ho, sốt, tiêu chảy,…Tuy nhiên chỉ có hạt thảo thảo quả mới là bộ phận có công dụng chữa bệnh được sử dụng.
Trong nấu ăn
Không những được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh. Thảo quả còn là 1 loại thực phẩm được nhiều bà nội trợ yêu thích. Do có mùi thơm, ngọt nên thảo quả thường được dùng làm gia vị cho các món ăn. Ngoài ra, nó còn được dùng làm phụ gia trong đồ uống như cà phê và trà do đem lại hương vị thơm ngon, độc đáo.
Thảo quả không chỉ giúp món ăn ngon hơn mà còn bồi bổ sức khỏe khá tốt. Thường xuyên ăn thảo quả sẽ tốt cho máu và hệ tim mạch. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng điều hòa huyết áp, phòng ngừa các bệnh về ung thư.
Tác dụng chữa bệnh của cây thảo quả
Thảo quả và những công dụng chữa bệnh tuyệt vời có thể kể đến như:
- Hỗ trợ điều trị sốt rét.
- Hỗ trợ chữa bệnh đau dạ dày.
- Hỗ trợ điều trị tiêu chảy phân sống của trẻ.
- Hỗ trợ trị chứng hôi miệng.
- Hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, kém ăn, khó tiêu.
- Hỗ trợ điều trị xích bạch lỵ, đại tiện ra máu.
- Hỗ trợ điều trị chứng đầy bụng, trướng bụng, kém ăn.
Lưu ý khi dùng thảo quả
Không nên dùng thảo quả cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Không nên sử dụng quá nhiều dược liệu thảo quả vì có thể gây tình trạng đau bụng và các cơn co thắt.
Đối với những người bị sỏi mật, sỏi thận cũng không nên sử dụng dược liệu này.
Khi sử dụng thảo quả có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, phát ban, tức ngực, khó thở,…
Nên có sự tư vấn của người có chuyên môn trước khi áp dụng điều trị bằng dược liệu thảo quả. Điều này sẽ giúp tránh các ảnh hưởng nguy hiểm có thể xảy ra cho sức khỏe của bạn.
Hy vọng với nội dung bài viết trên đây đã giúp cho mọi người có thêm được các thông tin hữu ích về Thảo quả và những công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Cám ơn bạn đã quan tâm tham khảo và chúc bạn có thật nhiều sức khỏe!
Trả lời