• Trang chủ
  • Về tôi
  • Điều khoản
  • Sitemap
  • Liên hệ

Nguyễn Tuấn Hùng

Blog Cá Nhân chia sẻ thông tin hữu ích

  • TOP DỊCH VỤ HAY
  • Đồ Chơi Xe Hơi
  • Sức Khoẻ
    • Cây Thuốc Dân Gian
  • Review Công Ty
  • Tài chính
Trang chủ » Sức Khoẻ » THẬN Ứ NƯỚC CÓ BIẾN CHỨNG GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

THẬN Ứ NƯỚC CÓ BIẾN CHỨNG GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

21/03/2020 13/05/2020 Nguyễn Thùy Ngoan 0 Comment

5/5 - (1 bình chọn)

THẬN Ứ NƯỚC CÓ BIẾN CHỨNG GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Thận ứ nước có biến chứng gì? Có nguy hiểm không? Đây là một trong những vấn đề khiến nhiều người quan tâm lo lắng. Bởi tình trạng bệnh lý này đang ngày càng phổ biến và gây nhiều ảnh hưởng nguy hiểm cho người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giải đáp cụ thể hơn về vấn đề này để mọi người có thể chủ động phòng tránh cũng như chữa bệnh hiệu quả.

Table of Contents

  • Bệnh thận ứ nước là gì?
    • Các cấp độ thận ứ nước
  • Triệu chứng thận ứ nước
    • Thận ứ nước có một số dấu hiệu điển hình như:
    • Triệu chứng cận lâm sàng của thận ứ nước:
  • Nguyên nhân thận ứ nước
  • Thận ứ nước có nguy hiểm không?
  • Chẩn đoán thận ứ nước
  • Hướng điều trị thận ứ nước
    • Thận ứ nước uống thuốc gì?
    • Chữa thận ứ nước bằng bài thuốc dân gian
      • Chữa thận ứ nước bằng rễ cỏ tranh
      • Chữa thận ứ nước bằng râu ngô
      • Chữa thận ứ nước bằng kim tiền thảo
      • Chữa bằng bông mã đề
    • Cách trị thận ứ nước bằng tia laser
    • Đặt ống thông bàng quang
    • Phẫu thuật
  • Phòng ngừa thận ứ nước
    • Phản hồi từ bệnh nhân
    • Bài viết liên quan

Bệnh thận ứ nước là gì?

Thận ứ nước là tình trạng sưng thận, chủ yếu do nước tiểu tích tụ không thoát ra được. Tình trạng này sẽ xảy ra khi nước tiểu không thể di chuyển đến bang quang do tắc nghẽn trong các ống dẫn nước tiểu. Thận ứ nước có thể diễn ra ở 1 hoặc cả 2 bên của quả thận.

Có thể thấy thận ứ nước không phải là 1 bệnh lý. Đây chỉ là tình trạng phát sinh do một số bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn khác gây nên. Là quá trình và kết quả do sự tắc nghẽn ở trong đường tiết niệu.

Bất kỳ ai cũng có thể bị thận ứ nước. Trong đó tình trạng này được đánh giá là có thể ảnh hưởng đến khoảng 1/100 trẻ sơ sinh. Ở trẻ sơ sinh tình trạng thận ứ nước có thể sớm được chẩn đoán trong giai đoạn mang thai. Hoặc có thể chẩn đoán trong quá trình siêu âm trước khi sinh.

Các cấp độ thận ứ nước

  • Thận ứ nước độ 1. Đây là cấp độ nhẹ nên chưa cần phải uống thuốc hay mổ. Bạn chỉ cần theo dõi và kiểm tra 3 tháng/ lần. Dựa trên kết quả theo dõi mà bác sĩ sẽ đánh giá chức năng của thận. Cũng như phân tích nước tiểu hoặc biểu hiện của bệnh. Từ đó sẽ đưa ra cách khắc phục phù hợp nhất.
  • Thận ứ nước độ 2. Khi chuyện sang độ 2 thận ứ nước có thể xuất hiện những biểu hiện như cầu thận sưng giãn 10-15 mm. Bệnh nhân thường có những dấu hiệu như đau mạn sườn và hông cả ngày. Không những vậy còn có thể đi tiểu liên tục gấp 1,5 – 2 lần so với bình thường.
  • Thận ứ nước độ 3. Đây là giai đoạn nặng. Lúc này độ sưng giãn của cầu thận đã vượt quá kích thước 15 mm. Bể thận cũng như đài thận bị giãn nở thành nang lớn. Vì vậy đã khiến cho bác sĩ gặp nhiều khó khăn để có thể biết được bể thận với đài thận trên ảnh chụp CT. Bệnh nhân thường có triệu chứng mệt mỏi do cơ thể bị tích nước quá nhiều. Vậy nên cần phải có sự can thiệp chữa trị thận ứ nước ngay lập tức để tránh các biến chứng nguy hiểm.
  • Thận ứ nước độ 4: Đây là tình trạng thận ứ nước giai đoạn cuối (nặng nhất), thận đã bị tổn thương tới 75-90%. Bệnh nhân thường có các biểu hiện như như mặt mũi và tay chân sưng phù, tiểu tiện ra máu, cần phải tiến hành mổ gấp.
Bệnh thận ứ nước là gì?
Thận ứ nước gồm 4 cấp độ

Triệu chứng thận ứ nước

Thận ứ nước không phải lúc nào cũng gây ra những triệu chứng. Bệnh nhân khi bị thận ứ nước có thể gặp phải các triệu chứng như:

– Đau ở hông (đau sườn) và lưng, có thể di chuyển xuống bụng hoặc háng.

– Những vấn đề về tiết niệu như đau khi đi tiểu, thường xuyên đi tiểu hoặc cảm thấy cần đi tiểu gấp, tiểu không tự chủ.

– Buồn nôn và ói mửa.

– Sốt.

– Không phát triển mạnh, ở trẻ sơ sinh.

Thận ứ nước có một số dấu hiệu điển hình như:

– Nước tiểu đục.

– Đi tiểu đau.

– Nóng rát khi đi tiểu.

– Dòng nước tiểu yếu.

– Đau lưng.

– Đau bàng quang.

– Một cơn sốt.

– Ớn lạnh.

Triệu chứng cận lâm sàng của thận ứ nước:

Kích thước thận to dần lên. Hình ảnh siêu âm thận sẽ cho thấy, bệnh nhân mắc bệnh thận ứ nước, có kích thước thận lớn hơn người bình thường. Tùy thuộc theo mức độ giãn nở của thận mà bác sĩ sẽ chẩn đoán giai đoạn cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh.

Mức lọc cầu thận tăng hoặc giảm tùy trường hợp. Các phân tích máu và phân tích nước tiểu cũng giúp chẩn đoán và đánh giá mức độ của bệnh.

Triệu chứng thận ứ nước
Triệu chứng thận ứ nước điển hình

Nguyên nhân thận ứ nước

Nguyên nhân gây thận ứ nước chủ yếu là do 1 số bệnh lý tiềm ẩn hoặc các yếu tố nguy cơ. Thận ứ nước có thể do nguyên nhân bệnh lý hoặc yếu tố nguy cơ cụ thể như:

+ Sỏi thận: Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến thận bị ứ nước.

+ Tắc nghẽn bẩm sinh.

+ Cục máu đông.

+ Sẹo trong thận (do chấn thương hoặc phẫu thuật trước đó).

+ Ung thư hoặc khối u (bàng quang cổ tử cung, đại tràng hoặc tuyến tiền liệt).

+ Nhiễm trùng đường tiết niệu.

Những đối tượng dễ mắc bệnh bao gồm:

  • Nam giới trên 30 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt.
  • Người bị u não.

Thận ứ nước có nguy hiểm không?

Thận ứ nước có biến chứng gì? Có nguy hiểm không? Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị thận ứ nước cần phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám. Nếu không sớm điều trị đúng cách kịp thời người bệnh có thể đối mặt với nhiều nguy hiểm như:

♦ Viêm bể thận.

♦ Nhiễm trùng thận.

♦ Nhiễm trùng máu.

♦ Nhiễm trùng độc máu hoặc trong máu.

Thận ứ nước có nguy hiểm không?
Các biến chứng của thận ứ nước vô cùng nguy hiểm

Chẩn đoán thận ứ nước

Người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán thận ứ nước như:

– Siêu âm. Siêu âm thường được sử dụng để kiểm tra và chẩn đoán thận ứ nước. Khi tiến hành siêu âm sẽ tạo ra hình ảnh thận của bạn.

– Nội soi. Nội soi bàng quang có thể được khuyến nghị, sử dụng một ống có gắn camera và đèn ở cuối cho phép bác sĩ quan sát vào bên trong bàng quang và niệu đạo.

– Xét nghiệm máu. Để đánh giá chức năng thận.

– Xét nghiệm nước tiểu. Để kiểm tra những dấu hiệu sỏi hoặc nhiễm trùng tiết niệu có thể gây tắc nghẽn.

– Chụp X-quang. Để tạo ra hình ảnh niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Thường chụp trước và trong khi đi tiểu.

– Chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI)

Hướng điều trị thận ứ nước

Để điều trị thận ứ nước cần phải dùng các cách chữa những căn bệnh tiềm ẩn hoặc nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn như sỏi thận hay nhiễm trùng thận. Một vài trường hợp có thể điều trị khỏi mà không cần áp dụng phẫu thuật. Có thể điều trị nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh. Sỏi thận có thể tự tan hoặc mổ để lấy sỏi.

Những trường hợp bị tắc nghẽn nặng nề, nước tiểu ứ quá nhiều trong thận thì cần phải dùng ống thông để dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang hoặc ra khỏi thận. Cần phải điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây tổn thương đến thận.

Khi thận ứ nước ở giai đoạn cuối nguy cơ suy thận và hỏng thận rất cao. Nếu như suy thận hoàn toàn thì cần phải lọc máu hoặc ghép thận. Nhưng nếu điều trị kịp thời thì sức khỏe sẽ dần được hồi phục.

Thận ứ nước uống thuốc gì?

Để điều trị thận ứ nước có thể sử dụng thuốc tây y. Bao gồm các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc huyết áp, thuốc điều trị rối loạn điện giải… Cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao.

Chữa trị bằng steroid sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế axit uric (loại chất gây ung thư có trong sỏi). Tùy vào từng tình trạng bệnh cụ thể mà sẽ có liệu trình điều trị phù hợp nhất.

Hướng điều trị thận ứ nước
Thận ứ nước có thể dùng thuốc kháng sinh để chữa trị

Chữa thận ứ nước bằng bài thuốc dân gian

Bệnh nhân còn có thể sử dụng những cây thuốc nam lành tính từ thiên nhiên. Những loại thuốc nam sẽ có tác dụng thông dòng chảy nước tiểu từ thận đến bàng quang. Từ đó giúp giảm sưng giãn, giảm áp lực và phòng ngừa bệnh suy thận, phục hồi chức năng của thận.

Chữa thận ứ nước bằng rễ cỏ tranh

Chuẩn bị nguyên liệu:

200 gam rễ cỏ tranh khô.

500ml nước.

Cách thực hiện:

Sắc rễ cỏ tranh với nước, đun sôi trong khoảng 5 phút.

Chắt lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày uống 2 – 3 lần.

Chữa thận ứ nước bằng râu ngô

Chuẩn bị nguyên liệu:

Chọn râu ngô tươi sợi to, màu nâu nhung, bóng mượt.

200ml nước

Cách thực hiện:

Luộc râu ngô với nước, chắt lấy nước uống trong ngày thay nước lọc.

Kiên trì sử dụng bài thuốc liên tục trong khoảng 10 ngày.

Chữa thận ứ nước bằng kim tiền thảo

Chuẩn bị nguyên liệu:

100 gam kim tiền thảo.

Cách thực hiện:

Sắc kim tiền thảo với nước, chắt lấy nước uống 1-2 lần/ ngày.

Chữa bằng bông mã đề

Chuẩn bị nguyên liệu:

10 gam bông mã đề.

2 gam cam thảo.

Cách thực hiện:

Sắc tất cả nguyên liệu với 200ml nước.

Chắt lấy nước uống, chia thành 3 lần uống trong ngày.

Hướng điều trị thận ứ nước
Chữa thận ứ nước bằng bông mã đề

Cách trị thận ứ nước bằng tia laser

Trường hợp bị thận ứ nước do sỏi thận cần phải sử dụng sóng xung kích bắn vào viên sỏi. Để từ đó có thể làm vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ có thể thoát qua đường tiết niệu. So với phẫu thuật cách chữa này ít đau hơn nhưng cần phải áp dụng nhiều lần.

Đặt ống thông bàng quang

Những trường hợp bệnh nhân có đường tiết niệu quá hẹp sẽ được áp dụng phương pháp này. Nếu như nguyên nhân gây bệnh là do bí tiểu và bàng quang mở rộng. Các bác sĩ sẽ đặt ống thông bàng quang để tháo nước tiểu tạm thời, từ đó giúp giảm đau và giảm sung giãn thận.

Phẫu thuật

Thận ứ nước khi chuyển sang giai đoạn 3, 4 sẽ gây đau đớn, sung giãn nghiêm trọng. Vì vậy, bệnh nhân ở trường hợp này sẽ được các bác sĩ cân nhắc dùng phương pháp mổ để cắt bỏ, loại bỏ những khối u , lấy sỏi niệu quản gây tắc nghẽn niệu quản.

Chi phí mổ thận ứ nước:

Mổ hở: chi phí dao động từ 2-5 triệu đồng.

Mở nội soi qua da: chi phí dao động từ 7-10 triệu đồng.

Phòng ngừa thận ứ nước

Để phòng tránh nguy cơ bị thận ứ nước bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Uống nhiều nước 2-3 lít/ngày
  • Hạn chế ăn muối
  • Ăn nhiều rau củ quả xanh
  • Không được cố nín đi tiểu quá lâu, mỗi khi có nhu cầu đi tiểu cần đi luôn
  • Bổ sung vitamin, và chất xơ cho cơ thể, hạn chế ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo
  • Tập luyện thể dục thường xuyên để giảm khả năng tích tụ chất thải và hình thành sỏi thận
  • Siêu âm định kỳ để phát hiện sớm tình trạng luôn quan đến thận.

Trên đây là thông tin về vấn đề Thận ứ nước có biến chứng gì? Có nguy hiểm không? Hy vọng sẽ giúp ích được cho mọi người để sớm phát hiện và khắc phục bệnh một cách tốt nhất.

Phản hồi từ bệnh nhân

Bài viết liên quan

  • THẬN Ứ NƯỚC ĐỘ 2 CÓ PHẢI MỔ KHÔNG?
  • THẬN Ứ NƯỚC ĐỘ 3 CÓ PHẢI MỔ KHÔNG? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
  • ĐỊA CHỈ KHÁM VÀ CHỮA BỆNH HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY BẰNG ĐÔNG Y Ở ĐÂU TỐT TPHCM
DMCA.com Protection Status

Category: Sức Khoẻ Tags: Bệnh thận ứ nước là gì/ Nguyên nhân thận ứ nước/ Thận ứ nước có biến chứng gì/ Triệu chứng thận ứ nước

About Nguyễn Thùy Ngoan

Nguyễn Thùy Ngoan - Bác sĩ chuyên khoa I xương khớp và da liễu Đông Y. Đang làm việc tại phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn và tham gia xuất bản chuyên mục chuyên gia chia sẻ tại blog Nguyễn Tuấn Hùng.

Xem thêm thông tin về tôi tại: Wikipedia - Facebook - Linkedin - Twitter

Previous Post: « THẬN Ứ NƯỚC ĐỘ 3 CÓ PHẢI MỔ KHÔNG? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Next Post: THẬN Ứ NƯỚC NÊN ĂN GÌ KIÊNG GÌ? »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Mục quảng cáo

Y hoc co truyen Sai Gon

Van phong cho thue

TotReview