• Trang chủ
  • Về tôi
  • Điều khoản
  • Sitemap
  • Liên hệ

Nguyễn Tuấn Hùng

Blog Cá Nhân chia sẻ thông tin hữu ích

  • TOP DỊCH VỤ HAY
  • Đồ Chơi Xe Hơi
  • Sức Khoẻ
    • Cây Thuốc Dân Gian
  • Review Công Ty
  • Tài chính
Trang chủ » Cây Thuốc Dân Gian » TẤT TẦN TẬT CÔNG DỤNG CỦA LÁ BÀNG BẠN NÊN GHI NHỚ ĐỂ ÁP DỤNG KHI CẦN THIẾT

TẤT TẦN TẬT CÔNG DỤNG CỦA LÁ BÀNG BẠN NÊN GHI NHỚ ĐỂ ÁP DỤNG KHI CẦN THIẾT

22/07/2020 22/07/2020 Nguyễn Thùy Ngoan 0 Comment

5/5 - (1 bình chọn)

TẤT TẦN TẬT CÔNG DỤNG CỦA LÁ BÀNG BẠN NÊN GHI NHỚ ĐỂ ÁP DỤNG KHI CẦN THIẾT

Cây bàng không những là một cây che bóng mát. Mà lá của nó còn đem lại nhiều tác dụng chữa bệnh rất tốt mà ít ai biết đến. Hãy cùng tìm hiểu Tất tần tật công dụng của lá bàng bạn nên ghi nhớ để áp dụng khi cần thiết được chia sẻ ngay trong bài viết sau đây.

Table of Contents

  • Lá bàng là lá gì?
  • Đặc điểm của lá bàng
  • Phân bố, thu hái, chế biến lá bàng
  • Thành phần hóa học của lá bàng
  • Công dụng dược lý của lá bàng
  • Tác dụng của lá bàng
  • Lá bàng chữa bệnh gì?
  • Lưu ý khi sử dụng lá bàng
    • Bài viết liên quan

Lá bàng là lá gì?

Lá bàng chính là phần lá của cây bàng. Cây bàng là một loại cây thân gỗ có tên khoa học đó là Terminalia Catappa. Loại cây này thuộc họ Trâm bầu (Combretaceae) và sinh sống nhiều ở vùng nhiệt đới.

Đặc điểm của lá bàng

Lá bàng khá to, có hình chiếc thìa, đầu tròn. Bề mặt trên của lá bàng thường nhẵn. Ở mặt dưới có lông màu hung nhạt. Lá bàng còn non có màu xanh cốm bắt mắt. Càng về sau sẽ chuyển màu xanh đậm. Khi đến mùa rụng lá bàng thường có sắc vàng, đỏ. Phiến lá bàng rộng khoảng 10-13cm, chiều dài tầm 20-30cm.

Lá bàng thường mọc dày, sát nhau. Vào khoảng cuối thu lá bàng thường rụng hết để trơ cây toàn cành, nhánh. Cây lại bắt đầu đâm chồi, nảy lộc vào mùa xuân. Mùa hè là thời điểm mà lá bàng xanh tốt nhất. Có thể thấy dường như vào mùa hè cây bàng cũng muốn thực hiện chức năng tạo bóng mát, giảm đi cái nắng oi bức cho mọi người.

Đặc điểm của lá bàng
Lá bàng khá to

Phân bố, thu hái, chế biến lá bàng

Cây bàng thường phân bố rộng rãi ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới. Cây bàng thường được trồng nhiều để làm cảnh, lấy bóng mát nhờ có tán lá lớn và rậm.

Người ta thường thu hái lá bàng tươi. Sau đó mang về để dùng trực tiếp. Hoặc có thể phơi khô phơi khô vào bảo quản để làm thuốc chữa nhiều căn bệnh khác nhau.

Thành phần hóa học của lá bàng

Thông qua các nghiên cứu cho thấy trong thành phần hóa học của lá bàng có chứa các chất: flavonoid (như kamferol, quercetin). Ngoài ra nó còn chức một số chất khác như tannin, phytosterol, saponin.

Công dụng dược lý của lá bàng

Theo đông y lá bàng có vị mát. Do đó đã có không ít người băn khoăn không biết rõ lá bàng có công dụng gì.

Các kinh nghiệm dân gian cho biết lá bàng thường được dùng để làm thuốc chữa trị chứng cảm sốt, giúp ra mồ hôi, chữa lỵ, tê thấp. Búp non được đem phơi khô và tán thành bột mịn để hỗ trợ chữa trị sâu quẳng, sâu răng. Lá bàng được dùng tươi, xào nóng để đắp, chườm ở những vùng bị đau nhức.

Tác dụng của lá bàng

Các công dụng của lá bàng đã được được chứng minh hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị cảm sốt, sâu răng, viêm nướu, nhiệt miệng, viêm họng, chữa mụn nhọt. Đồng thời lá bàng còn rất tốt cho những người bị đau dạ dày, bị trĩ, giúp hỗ trợ giảm tình trạng viêm nhiễm phụ khoa,… Tất cả đều đã đạt được những hiệu quả tích cực.

Tác dụng của lá bàng
Lá bàng có thể phơi khô bảo quản để dùng dần

Lá bàng chữa bệnh gì?

Tất tần tật công dụng của lá bàng bạn nên ghi nhớ để áp dụng khi cần thiết trong đó có:

  1. Hỗ trợ chữa cảm sốt.
  2. Hỗ trợ chữa trị mụn bọc.
  3. Hỗ trợ trị nhiệt miệng.
  4. Hỗ trợ trị sâu răng, viêm nướu, hôi miệng.
  5. Hỗ trợ chữa bệnh viêm họng.
  6. Hỗ trợ điều trị bệnh chàm ở trẻ nhỏ.
  7. Hỗ trợ chữa các chứng bệnh phụ khoa.
  8. Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
  9. Hỗ trợ chữa đau dạ dày.
Lá bàng chữa bệnh gì?
Lá bàng có tác dụng hỗ trợ chữa nhiều bệnh hiệu quả

Lưu ý khi sử dụng lá bàng

Có thể sử dụng lá bàng cho nhiều đối tượng. Đặc biệt là những ai đang bị đau dạ dày, trĩ, mụn nhọt, viêm nhiễm phụ khoa, viêm nhiệt miệng, sâu răng, mắc chứng cảm sốt,…

Tuy lá bàng có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh. Đã được kiểm chứng hiệu quả tốt. Tuy vậy hiệu quả điều trị bằng lá bàng còn phụ thuộc nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng bệnh của mỗi người,…

Những đối tượng đang trong quá trình điều trị bằng thuốc tây y. Người có bệnh tình nặng không nên dùng lá bàng vì có thể gặp các tác dụng phụ nguy hiểm.

Giải pháp điều trị bệnh bằng lá bàng chỉ đạt hiệu quả cao khi bệnh nhẹ. Những trường hợp nặng cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn liệu trình chữa trị hiệu quả hơn.

Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả đạt được hãy luôn lắng nghe sự tư vấn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng lá bàng để chữa trị.

Trên đây là Tất tần tật công dụng của lá bàng bạn nên ghi nhớ để áp dụng khi cần thiết. Hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm các thông tin bổ ích.

Bài viết liên quan

  • 20+ CÔNG DỤNG CỦA CÂY RAU BỒ CÔNG ANH, RỄ, LÁ, HOA VÀ CÁCH SỬ DỤNG
  • VPN LÀ GÌ- ỨNG DỤNG CỦA VPN TRONG CUỘC SỐNG
  • 11 TÁC DỤNG CỦA CÂY BỒ ĐỀ TRONG CHỮA BỆNH
DMCA.com Protection Status

Category: Cây Thuốc Dân Gian Tags: Công dụng dược lý của lá bàng/ Tác dụng của lá bàng/ Đặc điểm của lá bàng

About Nguyễn Thùy Ngoan

Nguyễn Thùy Ngoan - Bác sĩ chuyên khoa I xương khớp và da liễu Đông Y. Đang làm việc tại phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn và tham gia xuất bản chuyên mục chuyên gia chia sẻ tại blog Nguyễn Tuấn Hùng.

Xem thêm thông tin về tôi tại: Wikipedia - Facebook - Linkedin - Twitter

Previous Post: « KIM TIỀN THẢO, TÁC DỤNG CHỮA BỆNH SỎI VÀ NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý
Next Post: UỐNG NƯỚC LÁ ĐU ĐỦ CÓ HẠI KHÔNG, NÊN DÙNG TƯƠI HAY PHƠI KHÔ? »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Mục quảng cáo

Y hoc co truyen Sai Gon

Van phong cho thue

TotReview