Cây Tràm có giá trị rất cao cho đời sống của con người. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết những thông tin cơ bản nhất về nó. Bài viết này sẽ giới thiệu về tác dụng của cây tràm, phân biệt tràm gió với tràm trà. Mời mọi người cùng theo dõi nhé!
Table of Contents
Cây tràm là cây gì?
Một trong những loại thảo dược quý hiếm được áp dụng đa dạng vào ngành dược liệu không thể không nhắc tới đó là cây Tràm.
Loài thảo dược này ngoài tên Tràm thông thường mà người ta hay gọi, nó còn có nhiều tên khác như khuynh diệp, bạch thiên tầng hay chè đồng. Những tên này thường gặp trong các bài thuốc của các thầy thuốc đông y.
Đặc điểm của cây tràm
Tràm là loài cây thân gỗ trồng nhỏ và trung bình trong lâm nghiệp, độ cao trung bình nó đạt được khoảng 10m, nếu Tràm lâu năm nó có thể phát triển tới chiều cao 20-25m và đường kính lên tới 60cm. Cây Tràm ít phát triển ở các vùng đất cằn cỗi và khi sinh sống ở các vùng đất thiếu dinh dưỡng như vậy, Tràm chỉ có thể cao 0,5-2m, không khác gì loài cây bụi độ cao tầm thường.
Cây Tràm cũng có nhánh tuy nhiên các nhánh mọc ra không đều, thân chính của cây không thẳng tắp. Vỏ ngoài của cây màu trắng, xốp mỏng, có thể bóc ra thành từng lớp. Lá cây Tràm mọc so le, đơn lá, phiến lá dạng hình mác không cân đối hoặc hình trái xoan hẹp. Đầu lá thon nhọn hoặc tù, dài 4-8cm, rộng 10-20mm. Khi lá còn non, bề mặt lá có những lông màu trắng bạc mềm mỏng, khi khi lá đã trưởng thành, lá có màu xanh lục, bề mặt lá hết lông và trở nên nhẵn nhụi, cuống lá ngắn.
Đặc điểm sinh thái của cây Tràm
Tràm là loài cây có hệ sinh thái tương đối rộng, tuy nhiên các rừng tràm nguyên sinh chủ yếu phân bố tập trung ở các vùng đất phù sa, quanh các vùng đầm lầy ven biển, cồn cát hay các vùng cửa sông vùng nhiệt đới nóng ẩm.
Tràm sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 31-33 độ C. Giới hạn chịu lạnh của Tràm là 17 độ C. Nếu giá lạnh, nhiệt độ hạ quá sâu sẽ khiến các chức năng hoạt động của Tràm ngưng lại và cây sẽ chết.
Tràm ưa sống ở các vùng đất giàu ánh sáng. Khi sống gần nhau, Tràm sẽ phát triển với tán lá khá thưa và mỏng, vì sự phát triển của cả một hệ sinh thái cần ánh sáng. Khả năng tái sinh của Tràm là từ bộ rễ và từ hạt cây Tràm phát tán.
Mùa hoa Tràm là tháng 10-12 hằng năm và quả sẽ chính sau 4-6 tháng sau. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của Tràm khá nhanh.
Phân bố của cây tràm ở đâu?
Cây Tràm là một loài cây phân bố rộng rãi trên khắp thế giới. Từ Australia đến các nước châu Á, phát triển nhanh nền cây tràm có khuynh hướng mở rộng vùng phân bố.
Tại năm 1997 đã cho rằng các loài cây tràm có 3 phân loài phân bố trên khắp thế giới dưới đây:
- Subsp. cajuputi: Loài này phân bố ở các đảo Baru, Ceram, quần đảo Tanimbar, đảo Timor , miền Tây Territory (Australia).
- Subsp. cumingiana Barlow: Loài này phân loài phân bố ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Indonesia.
- Subsp. platyphylla Barlow: Loài này chỉ phân bố ở miền Nam Indonesia và Australia.
Ở Việt Nam phân bố nhiều tại những nơi có khu vực nước ngập mặn. Nhiều nhất vẫn ở những tỉnh phía Nam. Một số tỉnh có số lượng rừng tràm lớn: Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang, Cà Mau,..
Phân biệt các loại cây tràm
Cây tràm gió
Tại nước ta rừng tràm gió phân bố ở vùng ven biển thuộc loài Melaleuca cajuputi subsp cumingiana ( Turcz. ) Barlow. Cây tràm gió cung cấp nguồn dược liệu, tinh dầu giúp tăng thu nhập cho một số hộ dân. Mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống hằng ngày đã được khoa học chứng minh.
Cây tràm gió có chiều cao từ 15 – 25m. Vỏ cây màu xám nâu hoặc trắng tạo thành nhiều lớp. Lúc còn nhỏ thì vỏ bóng mượt, sau đó sẽ cứng và tạo thành nhiều lớp sần sùi khi lớn dần. Lá cây được xếp xen kẽ, chiều dài phần lá trung bình từ 40 – 140mm, rộng 7,5 – 60 mm và thon dần ở cả hai đầu.
Hoa có nhiều màu sắc khác nhau như: Màu trắng, màu kem hoặc màu xanh lục vàng. Hoa thường nở ở cuối cành cây và phát triển ra phía sau. Quả có hình tròn mọc dọc theo cành cây, mỗi quả có đường kính 2-2,8 mm.
Cây tràm trà
Cây tràm trà có tên khoa học là Melaleuca alternifolia. Có nguồn gốc từ châu Úc và được tìm thấy năm 1924. Vì được tìm thấy tại Úc lên thường được gọi là tràm Úc. Đây là loài cây bui thân gỗ cao tới 2-30m. Lá tràm trà mọc so le dạng hình trứng hay mũi mác. Với kích thước dài 1-25cm và rộng 0,5-7cm. Mép lá nhẵn có màu xanh lục sẫm hay xanh xám. Đối với hoa thì mọc thành từng cụm dày dọc theo thân, mỗi hoa có các cánh nhỏ và một chùm nhị. Quả của cây tràm trà có kết cấu theo kiểu quả nang nhỏ, bên trong chứa nhiều hạt.
Cây tràm trà úc là cây bụi cao từ 2 – 30m. Lá hình trứng và móc sole, dài 1 đến 25 cm và rộng 0,5 – 7 cm, là màu xanh lục sẫm hay xanh xám. Hoa mọc thành cù dày, mỗi hoa có cánh nhỏ và một chùm nhị mọc dày đặc. Quả tràm trà dạng quả nang nhỏ chứa rất nhiều hạt nhỏ. Cây tràm trà phát triển tốt trên đất ẩm ướt, nhiều ánh nắng mặt trời.
Tác dụng dược lý của cây tràm
Theo dược học cổ truyền, lá tràm được dùng để chiết tinh dầu có mùi thơm, tính ấm, vị cay chát, vào hai đường kinh tỳ và phế. Nó có công dụng an thần giảm đau, hoạt huyết khu phong, tiêu đờm sát khuẩn. Bởi vậy, tinh dầu tràm thường được dùng trong việc phòng chống nhiều chứng bệnh như: giảm đau, chống viêm; chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho; chữa mụn nhọt, trứng cá, da dầu; chống hôi miệng, viêm lợi, viêm quanh răng, viêm loét niêm mạc miệng….
Trong nhân dân, lá và cành non của cây tràm còn được thu hái để pha hay hãm hoặc sắc với nước theo tỷ lệ 20g lá với 1 lít nước để uống nhằm kích thích tiêu hóa, chữa ho hoặc xông. Cũng có thể dùng tràm dưới dạng ngâm rượu với tỷ lệ 1/5 với tên cồn khuynh diệp….
Ngoài ra, tràm thường được chưng cất thành tinh dầu. Dầu này thường được dùng nguyên chất để xoa bóp chữa đau nhức, tê thấp, ho, cảm. Mặc dù tỉ lệ xineol trong tinh dầu tràm thấp hơn trong tinh dầu bạch đàn nhưng có nhiều ý kiến cho rằng khả năng sát trùng của tinh dầu tràm cao hơn dầu bạch đàn. Đặc biệt, người lớn và trẻ con đề có thể dùng để xoa bóp, thậm chí có thể uống với liều X (10 giọt) đến L (50 giọt) nhỏ vào nước, thêm đường để uống. Tinh dầu tràm cũng có thể tinh chế để tạo thành thuốc tiêm với nồng độ 5 – 10 hoặc 20%. Ngày tiêm dưới da 1 – 2 ống chứa khoảng 0,1 – 0,2g tinh dầu.
Tác dụng và một số bài thuốc của cây tràm
Cải thiện hệ tiêu hóa
Lá tràm 10-15g sắc uống trong ngày
Có thể dùng dưới dạng ngâm rượu với tỉ lệ 1/5 với tên cồn khuynh diệp cùng một công dụng như trên với liều 2 – 5g cồn một ngày.
Chữa đau nhức xương khớp, tê thấp
Phổ biến nhất là tinh dầu. Mặc dù tỉ lệ xineol trong tinh dầu tràm thấp hơn trong tinh dầu bạch đàn giới thiệu sau đây nhưng người ta cho rằng tinh dầu sát trùng của tinh dầu tràm lại mạnh hơn tinh dầu bạch đàn, người lớn và trẻ con đều có thể dùng tinh dầu nguyên chất để xoa bóp, người ta có thể uống tinh dầu với liều X (10) đến L (50) giọt nhỏ vào nước thêm đường mà uống. Với tinh dầu tinh chế có thể chế thành thuốc tiêm với nồng độ 5 – 10 hoặc 20%.
Ngày tiêm dưới da 1 – 2 ống chứa 0,10 – 0,20g tinh dầu.
Dung dịch tinh dầu tràm 5 – 10 hay 20% trong dầu còn được dùng với tên gometol để nhỏ mũi chống ngạt mũi.
Chữa lành vết thương ngoài da
Người ta còn dùng tinh dầu pha vào nứơc với nồng độ 2‰ để rửa các vết thương rất tốt. Nước sắc lá dùng đắp lên mụn nhọt, vết thương có tác dụng sát trùng và cầm máu, dùng xức các vết bỏng cho chóng lên da non.
Trị mẩn ngứa
Liều dùng 20g lá và cành tươi sắc uống hay hãm uống.
Tránh cảm lạnh, tránh gió, tránh ho
Khi thời tiết chuyển lạnh, hãy cho vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm của bé. Nhớ rửa mặt riêng để tránh dầu vào mắt bé. Bé tắm nước có tinh dầu tràm sẽ giữ được cơ thể ấm áp, chống cảm, chống ho đồng thời chống cả muỗi nữa (muỗi rất sợ dầu tràm). Có thể dùng dầu tràm thoa trực tiếp lên người bé (lòng bàn chân, thái dương…) sau khi tắm hoặc trước khi ra ngoài trời lạnh.
Đối với bé sơ sinh, tốt nhất nên pha loãng tinh dầu tràm trong nước ấm rồi mới thoa, nếu kết hợp với massage càng tốt. Biện pháp này chỉ để đề phòng một số bé có da nhạy cảm, chứ dầu tràm được xem là lành tính, nhiều công hiệu mà không có tác dụng phụ, làm ấm người nhưng không nóng, an toàn cho sức khỏe của em bé cũng như người mẹ trước và sau khi sinh.
Giảm tình trạng ngạt mũi ở trẻ nhỏ
Bôi dầu vào ngón tay của mình rồi đưa qua đưa lại mũi của bé, bé sẽ đỡ ngạt mũi hơn rất nhiều.
Trị muỗi cắn
Thoa dầu tràm (pha loãng trong nước ấm) lên da của bé sẽ giúp tránh được muỗi cắn – cách đơn giản hơn là cho bé tắm với nước có tinh dầu tràm. Nếu chẳng may bé lỡ bị muỗi cắn rồi thì thoa dầu tràm lên vết cắn cũng làm giảm sưng và đau ngứa rất nhanh.
Xem thêm:
- TÁC DỤNG CỦA TRẦM HƯƠNG, CÁCH NHẬN BIẾT TRẦM HƯƠNG
- TÁC DỤNG CỦA TRÀ XANH VÀ NHỮNG ĐIỀU CẤM KỊ KHI PHA TRÀ
- HOA PHÙ DUNG VÀ 20 TÁC DỤNG CHỮA BỆNH BẠN NÊN BIẾT
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, không có thông tin nào đáng tin cậy về độ an toàn khi sử dụng dầu tràm. Vì thế, bạn nên tránh sử dụng nếu không cần thiết nhé.
- Trẻ em: Dầu có thể không an toàn với trẻ khi hít phải hay bôi lên da mặt vì có thể gây các vấn đề hô hấp nghiêm trọng. Bạn nên để dầu tránh xa tầm tay trẻ em.
- Hen: Hít phải dầu có thể gây cơn hen cấp. Người có tiền căn hen suyễn không nên sử dụng.
Hy vọng qua bài viết sau đã cung cấp được thông tin bổ ích cho quý độc giả về tác dụng của cây tràm, phân biệt tràm gió với tràm trà. Chúc bạn luôn vui khỏe!
Trả lời