Sử quân tử là một loại cây có hoa nở khá đẹp nên thường được trồng để làm cảnh. Đặc biệt, quả của loại cây này còn có thể được thu hái để làm thuốc hỗ trợ chữa bệnh rất hữu hiệu. Để biết thêm thông tin về Sử quân tử vị thuốc quý trong vườn nhà. Bạn đọc có thể tìm hiểu thông qua bài viết ngay dưới đây.
Table of Contents
Sử quân tử là cây gì? Đặc điểm
Sử quân tử hay còn có một số tên gọi khác như; quả giun, dây giun, sử quân, quả nấc, mạy lăng cường, mác giáo thun. Tên hán việt của là Đông quân tử, Ngũ lăng tử,.. Tên khoa học của sử quân tử là Fructus Quisqualis Indica L. Đây là loại cây thuộc họ Bàng (Combretaceae).
Sử quân tử một cây thuốc quý, mọc loại dây leo. Lá đơn, nguyên, mọc đối. Hoa của cây sử quân tử có hình ống. Hoa thường mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc ngọn cành. Khi mới nở hoa có màu trắng, sau chuyển thành màu đỏ phớt tím.
Quả có hình trái xoan, phần đầu trên nhọn và phần đầu dưới hơi tròn. Quả khi chín có màu nâu sẫm. Mặt cắt hình sao 5 cánh, ở giữa có khoanh tròn đựng 1 hạt. Hạt sử quân tử hình thoi, vỏ có màu nâu sẫm, mỏng, nhăn nheo, dễ bóc và có vị bùi, mùi thơm.
Dược liệu sử quân tử có hình bầu dục. Có 5 đường cạnh dọc, 2 đầu nhọn hình thoi, đường kính khoảng 1,5-2cm. Phần vỏ bên ngoài có màu nâu đen, cứng, khó bẻ gãy. Vết cắt hình ngôi sao 5 cánh. Ở bên trong có 1 nhân. Nhân có hình bầu dục, chiều dài 2cm. Ở măt ngoài có nhiều vết nhăn dọc, phía ngoài bọc 1 lớp màng màu nâu đen dễ bóc. Thịt nhân có màu trắng vàng, mềm, có vị ngọt, không mùi.

Phân bố và thu hái sử quân tử
Nguồn gốc của cây sử quân tử là từ châu Á và châu Phi nhiệt đới. Cây chủ yếu mọc hoang ở khu vực miền Bắc và miền Trung nước ta. Ngoài ra cây sử quân tử còn được trồng để làm cảnh ở các thành phố lớn.
Vào tháng 3-6 cây sẽ ra hoa và ra quả vào tháng 7-9. Quả sử quân tử thường được thu hái vào tháng 9-10, thu hái quả già. Chọn quả sử quân tử có màu nâu đen, nhân trắng, có nhiều dầu, không thối, không vụn.
Dược liệu sau khi được hái đem về thường bỏ vỏ lấy nhân để sao thơm. Hoặc có thể để cả vỏ giã nát. Cách làm khác đó là nhân ngâm nước để qua đêm rồi mới sao vàng, bỏ lớp màng. Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
Thành phần hóa học của sử quân tử
Trong thành phần hóa học của sử quân tử có chứa 20-27% chất dầu béo màu xanh lục nhạt, sền sệt, vị nhạt. Ngoài ra, nó còn có chứa chất gôm, chất hữu cơ như oleic, stearic,linoleic,… Chất đường 19-20% axit citric, kali quisqualat.
Sử quân tử theo đông y có tính ôn, vị ngọt, không độc. Đem lại công dụng sát khuẩn, tiêu tích, diệt trừ giun sán.

Tác dụng của cây sử quân tử
Sử quân tử vị thuốc quý trong vườn nhà với nhiều tác dụng có thể kể đến như:
- Hỗ trợ điều trị giun đũa, giun kim.
- Hỗ trợ chữa cho trẻ tiêu hóa kém do nhiễm giun.
- Hỗ trợ trị đau nhức răng.
- Hỗ trợ chữa cho trẻ nhỏ bị cam tích, bụng đầy, đi phân lỏng.
- Hỗ trợ trị lở ngứa ở đầu, mặt.
- Hỗ trợ chữa giun sán, giun kim, táo bón.
- Hỗ trợ chữa giun chui ống mật, bụng trên đau quặn.
- Hỗ trợ chữa cho trẻ em hư thũng, mặt phù nề.
- Hỗ trợ chữa suy dinh dưỡng, tiêu chảy do giun.
- Hỗ trợ điều trị trùng roi đường ruột.
- Hỗ trợ chữa cam tích ở trẻ nhỏ do tỳ hư.

Lưu ý khi sử dụng sử quân tử
Sử quân tử mắc dù là một loài cây lành tính và không độc hại. Tuy nhiên khi sử dụng bạn cần phải lưu ý sử quân tử không được dùng chung với trà nóng.Do sử quân tử rất kỵ với đồ nóng. Nếu như bạn dùng chung với trà nóng sẽ rất dễ bị tiêu chảy.
Không nên dùng nhiều sử quân tử cho những người tỳ vị hư hàn vì nó sẽ gây nấc. Nếu như sử dụng liều quá cao sẽ dẫn đến tình trạng nôn mửa, khó chịu, chóng mặt.
Trước khi áp dụng điều trị bằng sử quân tử tốt nhất nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để đạt hiệu quả cao, tránh tác dụng phụ nguy hiểm.
Trên đây là những thông tin liên quan đến Sử quân tử vị thuốc quý trong vườn nhà. Hy vọng đã giúp bạn có thêm được các kiến thức bổ ích về vị thuốc đa tác dụng này nhé!
Trả lời