Râu ngô là bộ phận rất quen thuộc của quả ngô. Trong y học cổ truyền râu ngô được đánh giá là có thể giúp thanh nhiệt, bình can và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Vậy cụ thể Râu ngô có tác dụng gì tốt, những món ăn ngon bất ngờ ít ai biết là gì? Tất cả sẽ được chia sẻ cụ thể ngay bài viết sau đây.
Table of Contents
Đặc điểm của cây ngô
Cây ngô hay còn gọi là cây bắp là 1 cây lương thực và là một loại thuốc quý mang lại nhiều công dụng chữa bệnh. Cây ngô có một số đặc điểm nhận dạng như sau:
Ngô là một loại cây thân thảo, cây có chiều cao khoảng 1,5 đến 2,5m. Thân cây ngô có dạng đặc, dày, có đốt. Các đốt cách nhau từ 20-30cm giống như thân tre.
Lá ngô khá dài, to, méo, có nhiều lông thô ráp, bản rộng.
Cây ngô khi trưởng thành ở ngọn cây sẽ mọc ra một bông dài tụ lại. Bông hoa có màu lục là hoa đực. Hoa cái thường mọc ở lách lá, được bao bởi nhiều lá bắc dạng màng và tập hợp lại thành một bông to hình trụ.
Cây ngô thụ phấn phụ thuộc vào gió nên vòi nhụy sẽ có dạng sợi, chụm lại thành từng chùm, chiều dài lên đến 20cm. Nhụy hoa có màu vàng. Đầu nhụy có màu tím sẫm hoặc màu nâu.
Bắp ngô hình trụ, có chiều dài khoảng 20-25cm, nhiều hạt. Hạt ngô nằm khít nhau xếp thành từ 10-20 dây hạt trong một bắp.
Hạt ngô thường có nhiều sắc màu sắc nhưng phổ biến nhất là màu vàng và màu trắng. Hạt ngô cứng, bóng. Sau khi chế biến hạt ngô sẽ có mùi thơm, vị ngọt.
Thảo dược, dược liệu râu ngô
Phần vòi nhụy hay còn được gọi là râu ngô có nhiều ứng dụng trong Đông y và trong việc sản suất dược liệu. Đồng thời hạt ngô cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Nguồn gốc, phân bố
Nguồn gốc của cây ngô là từ Châu Mỹ. Cây chủ yếu được canh tác ở cả miền núi và bình nguyên. Chủ yếu lấy hạt để làm lương thực, thức ăn cho con người và nguyên liệu trong ngành chăn nuôi.
Cây ngô hiện nay được trồng ở nhiều nên trên thế giới. Mục đích trồng chủ yếu để làm lương thực và chế biến dược liệu.
Chế biến và bảo quản râu ngô
Râu ngô sau khi thu hái sẽ được đem phơi thật khô. Chỉ nên lấy những sợi râu ngô màu nâu vàng óng và mượt. Những sợi màu nâu, đen thì loại bỏ.
Bảo quản râu ngô ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để ở những nơi ẩm ướt, côn trùng và nhiệt độ cao.
Công dụng của râu ngô
Râu ngô có tác dụng gì tốt, những món ăn ngon bất ngờ ít ai biết như sau:
- Hỗ trợ chữa viêm bàng quang và viêm thận.
- Hỗ trợ chữa viêm thận phù thũng.
- Hỗ trợ chữa sỏi mật, viêm túi mật, viêm gan.
- Hỗ trợ trị cao huyết áp.
- Hỗ trợ chữa đái tháo đường.
- Hỗ trợ điều trị vàng da do viêm gan tắc mật.
- Hỗ trợ trị ho ra máu.
- Hỗ trợ chữa trị sỏi thận.
- Hỗ trợ trị các bệnh xuất huyết.
- Là phương thuốc hiệu quả trong quá trình giảm cân.
- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm xương khớp.
- Lợi tiểu.
- Ngừa sỏi thận.
- Hỗ trợ chữa trị viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
Những món ăn thuốc có râu ngô
Cháo râu ngô đậu đen đại táo cà rốt.
Mao căn tử tô ẩm.
Râu ngô hầm thịt lợn.
Tinh hoàn gà, tiểu khế hầm râu ngô.
Ngọc mễ tu phong nhục thang (ong non hầm râu ngô).
Trà râu ngô.
Râu ngô hầm thịt rùa.
Lưu ý khi sử dụng râu ngô
Cần chọn râu ngô có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn.
Trước khi sử dụng nên rửa sạch râu ngô để tránh bụi bẩn hoặc hóa chất.
Chỉ nên sử dụng râu ngô có màu nâu óng như nhung, sợi to, bóng mượt.
Không dùng râu ngô hơn 10 ngày liên tục hoặc sử dụng quá nhiều lần trong ngày.
Cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ để dùng râu ngô an toàn cho phụ nữ có thai.
Nên thận trọng khi dùng râu ngô kết hợp cùng với các loại thuốc lợi tiểu hay những loại thực phẩm chức năng có công dụng tương tự.
Đối với trẻ nhỏ không được sử dụng râu ngô để thay cho nước lọc uống hàng ngày.
Những người đang dùng thuốc chống đông máu hoặc bệnh nhân mắc bệnh máu đông không nên dùng râu ngô.
Phụ nữ đang hành kinh cũng không nên sử dụng râu ngô.
Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp cho mọi người biết được Râu ngô có tác dụng gì tốt, những món ăn ngon bất ngờ ít ai biết. Chúc bạn luôn vui khỏe!
Trả lời