Là loài cây gai góc đôi khi có thể gây sát thương nếu như bị gai đâm phải, xương rồng lại có rất nhiều tác dụng tuyệt vời trong đời sống con người. Ngoài công dụng chữa các bệnh thường gặp trong cuộc sống như: đau lưng, mỏi gối, đau răng, tiểu đường, dạ dày, cây xương rồng còn được dùng để làm món ăn hoặc dùng để ngăn chặn bức xạ từ máy vi tính đối với các đối tượng nhân viên văn phòng. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu Cây xương rồng và 20+ tác dụng chữa bệnh hay ít người bệnh. Mời mọi người cùng theo dõi!
Table of Contents
Cây xương rồng là gì?
Xương rồng là một loài thực vật mọng nước, có nhiều dạng phát triển: thành cây lớn, thành bụi hoặc phủ sát mặt đất. Đa số các loài xương rồng đều mọc và phát triển từ đất, nhưng cũng có rất nhiều loài ký sinh trên các loài cây khác để phát triển. Phần lớn xương rồng đều có lá tiêu biến rất đáng kể. Cánh hoa phân bố đồng đều và đồng tâm, hoa đa phần là lưỡng tính, nở vào cả sáng và tối tuỳ theo loài.
Hình dạng cây thay đổi từ dạng-phễu qua dạng-chuông và tới dạng-tròn-phẳng, kích thước trong khoảng từ 0,2 đến 15–30 cm. Phần lớn có đài hoa (từ 5-50 cái hoặc hơn), thay đổi dạng từ ngoài vào trong, từ lá bắc đến cánh hoa. Số lượng nhị rất lớn, từ 50 đến 1.500 (hiếm khi ít hơn). Gần như tất cả các loài xương rồng có vị đắng, thi thoảng bên trong còn có nhựa đục. Một trái xương rồng chứa khoảng 3.000 hạt, mỗi hạt dài 0,4-12mm
Trung bình, một cây xương rồng sống rất lâu, tới hơn 300 năm, và cũng có loài chỉ sống 25 năm. Loài xương rồng Saguaro có thể cao tới 15m (kỉ lục đo được là 17m67, trong khi đó 10 năm đầu nó chỉ cao 10 cm. Cây xương rồng “Gối bông của mẹ chồng” nhỏ nhất ở quần đảo Canaria cao 2m50 và đường kính là 1m, cho bông mỗi 6 năm. Đường kính hoa xương rồng khoảng 5–30 cm màu sắc rất sặc sỡ, lộng lẫy.
Chăm sóc cây xương rồng
Hầu như người chơi xương rồng kiểng trong nhà không được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc sau khi mua, dẫn tới tuổi thọ xương rồng không cao. Đối với những chậu xương rồng kiểng trồng nơi râm, hoặc trang trí trong nhà, chúng ta không được phép tưới nước cho cây. Đối với những cây xương rồng trồng bên ngoài thì phải tưới nước cho cây khoảng một lần mỗi tuần. Muốn cây mau lớn thì phải đảm bảo vị trí đặt cây xương rồng sao cho có nhiều nắng, trung bình một ngày xương rồng phải sưởi sáu tiếng đồng hồ.
Thi thoảng nên tưới xương rồng, đừng tưới quá thường xuyên vì có thể gây ra tình trạng úng rễ.. Và mỗi khi tưới, chúng ta nên dùng nước âm ấm; đừng dùng nước lạnh khiến rễ cây khó hấp thụ, đôi khi còn bị sốc nhiệt. Để kiểm tra xem cây có đang thiếu nước không, chúng ta dùng một que tùng bách California đỏ cắm vào đất, nếu nó có phần sậm màu hơn màu của cả que thì đất vẫn ẩm.
Thành phần hóa học
Thân Xương rồng chứa các triterpenoid: taraxerol, taraxerone, friedelan-3a-ol, friedelan-3b-ol, epifriedelanol. Còn có các acid citric, tartric và fumaric. Nhựa cây Xương rồng chứa euphorbol, euphol, b-amyrin. cycloartenol. Rễ cũng chứa taraxerol.
Lưu ý: Nhựa xương rồng có chất độc, tuyệt đối không được để bắn vào mắt. Cây có chất độc, dùng phải cẩn thận, không có kinh nghiệm tuyệt đối không dùng.
Công dụng của cây xương rồng
Ở Việt Nam, cây xương rồng hay được trồng trong khuôn viên nhà với mục đích làm cảnh hoặc hàng rào giúp không gian nhà tươi sáng và đẹp hơn. Bên cạnh đó, loại cây tự nhiên này cũng được sử dụng như vị thuốc giúp điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau, trong đó có đau lưng.
Theo Đông y, cây xương rồng có tính hàn, vị đắng và có độc. Tùy thuộc vào từng bộ phận mà có tác dụng thường không giống nhau. Cụ thể như:
- Thân cây: Có công dụng sát trùng, thông tiện, chữa mụn nhọt, tiêu thũng, viêm mủ da, đau lưng, đau răng, sâu răng, thống phong, chữa đòn ngã sưng đau,…
- Lá: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hóa trệ và chữa đinh sang, bí đại tiểu tiện do ứ tích
- Nhựa cây: Tả hạ, chống ngứa, trục thủy dùng để chữa thấp khớp, cổ trướng, đau răng, xơ gan, nấm ngoài da hoặc mụn cóc
Một vài phân tích nghiên cứu về cây xương rồng cũng chỉ ra, trong cây có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, giảm đau và viêm như
- Flavonoids
- Fumaric
- Acid citric
- Epifriedelanol
- Taraxerol
- B-amyrin
- Friedelan-3a-ol
Dựa vào những tác dụng nêu trên, có thể thấy, cây xương rồng ngoài công dụng chữa mụn nhọt, lở loét, thuốc xổ trị táo bón,… vị thuốc tự nhiên này còn được dùng để cải thiện triệu chứng các bệnh liên quan đến xương khớp như đau lưng, đau dây thần kinh,…
Chữa đau răng, sâu răng
Hái cành xương rồng cạo bỏ gai, đem nướng cho nóng mềm, giã nát, nhặt bỏ xơ, thêm ít muối vào. Dùng ngậm khi đau răng, lấy một miếng thuốc trên, đặt vào nơi răng đau, ngậm chặt lại, nước dãi chảy ra thì nhổ đi, Ngậm độ 3 – 4 lần trong ngày. Sau đó súc miệng sạch.
Chữa bỏng
Theo kinh nghiệm dân gian hay dùng thì khi bị bỏng mọi người sẽ lấy một đoạn lá xương rồng gọt bỏ hết gai rồi giã nát ra và đắp lên vết bỏng. Trong xương rồng có tính kháng khuẩn rất mạnh nên khi đắp vào vết bỏng sẽ chống nhiễm trùng và nhanh lên da non.
Trị mụn to, viêm da mủ
Dùng thân cành cạo bỏ gai, nướng trên lửa cho chín vàng, đập dập đắp lên chỗ đau. Hoặc dùng cành bổ dọc làm đôi, hơ nóng đắp.
Giúp hạ đường huyết
Mỗi ngày đun khoảng 40 – 60g xương rồng uống thay nước. Uống đến khi kiểm tra đường huyết ổn định lại thì ngưng.
Chữa ho
Điều trị bệnh ho rất hiệu quả bằng cách mỗi ngày sắc khoảng 60g xương rồng uống trong ngày sẽ đánh tan cơn ho và giúp long đờm. Dùng hai, ba ngày là cơn ho sẽ chấm dứt.
Chữa đau lưng, gai cột sống
Dược tính của xương rồng là hút được máu bầm và làm tuần hoàn máu. Với cách làm rất đơn giản và dễ thực hiện là lấy khoảng hai ba nhánh xương rồng bà gọt bỏ gai rửa sạch rồi đem nướng hai mặt trong khoảng 5 phút sau đó bọc vào một miếng vải sạch dùng đắp lên vùng đau trong khoảng 5 – 10 phút thì thay nhánh khác. Mỗi ngày bỏ ra một khoảng thời gian 20 – 30 phút nhất định thực hiện cách làm như trên sẽ thấy được bệnh thuyên giảm rất rõ ràng.
Chữa viêm tuyến vú cấp tính
Xương rồng bà có gai tươi, rửa sạch, giã nhuyễn, đắp vào chỗ sưng đỏ trên bầu vú, bề mặt lót gạc sạch. Mỗi ngày thay thuốc vài lần, cho đến khi vú hết sưng đau.
Lác da tay
Xương rồng bà có gai, sau khi rửa sạch giã nhuyễn, vắt lấy nước thoa tại chỗ, ngày 3 lần. Thường sau 7 ngày dùng thuốc thì khỏi.
Chữa quai bị
Xương rồng bà có gai, sau khi rửa sạch giã nhuyễn thành hồ (nhưng không dùng đồ kim loại), thêm 50ml cồn 90 độ trộn đều, thoa tại chỗ, ngày 3 lần. Thường dùng thuốc 5 ngày khỏi bệnh.
Chữa viêm da do lạnh
Xương rồng bà có gai, sau khi rửa sạch giã nhuyễn thành hồ, đắp tại chỗ, dùng vải băng bó. Thường 2 ngày thay thuốc 1 lần. Viêm da do lạnh độ 1, 2, băng 2 lần thì khỏi; viêm da độ 3, thường 7 ngày mới khỏi. Tuy nhiên, không dùng cho loại da đã lở loét.
Chữa lỡ loét dạ dày
Xương rồng bà có gai, cắt lát, sau khi phơi khô tán bột. Mỗi lần dùng 2g với nước ấm, ngày 3 lần. Đối với người bệnh có dịch chua dạ dày không nhiều, mỗi 500g bột xương rồng thêm vào 60g bột màng mề gà; Còn đối với những người có dịch chua dạ dày hơi nhiều thì cộng thêm 90g bột mai mực nữa, rồi trộn đều. Liều dùng và cách dùng như trên. Ba tuần dùng thuốc là 1 liệu trình, thường dùng thuốc 3 liệu trình.
Trị sốt
Dùng nước ép quả xương rồng cho thêm chút mật ong vào, chia ra thành nhiều phần nhỏ giúp nhanh khạc ra đờm. Nhờ tính mát, giải nhiệt mà xương rồng giúp chữa sốt vô cùng hiệu quả.
Chữa đoàn ngã sưng đau
Lấy 30g cành, cắt khúc lát nhỏ, sao cháy đen, cho vào cùng rượu và nước 2 phần bằng nhau và sắc uống
Xem thêm:
- 15+ CÔNG DỤNG CÂY XƯƠNG KHỈ KHIẾN BẠN NGẠC NHIÊN
- 12 TÁC DỤNG ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ CỦA HÀ THỦ Ô TRẮNG
- CÂY SỐNG ĐỜI VÀ 25 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI
Một số lưu ý khi sử dụng xương rồng
Khi dùng cây xương rồng điều trị bệnh, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau đây:
- Cây xương rồng có nhiều gai nên cần thận trọng trong quá trình sơ chế, tránh gai đâm vào tay gây chảy máu, nhiễm trùng.
- Chỉ có một số loại xương rồng nhất định có tác dụng điều trị bệnh. Người bệnh cần chú ý lựa chọn để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Bên cạnh tác dụng tốt thì xương rồng vẫn chứa độc tính tự nhiên. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc về liều lượng, thời gian và cách dùng các bài thuốc từ xương rồng.
- Trẻ em, phụ nữ có thai và cho bú, bệnh nhân có bệnh lý nền như viêm mũi, hen cần thận trọng khi sử dụng cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng.
- Đối với bài thuốc đắp hay chườm nóng, cần lưu ý nhiệt độ thích hợp để tránh gây phồng rộp và bỏng da.
Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ cây xương rồng và 20+ tác dụng chữa bệnh hay ít người biết . Hãy nhớ rằng trước khi sử dụng bạn nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhé!
Trả lời