Cây trinh nữ hoàng cung là một trong các loại dược liệu quý, có công dụng phòng chống và điều trị những bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nhận biết và áp dụng những bài thuốc này vào chữa bệnh một cách hợp lý. Để bổ giúp bạn đọc hiểu thêm về loài thảo dược này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về cây trinh nữ hoàng cung và #5 tác dụng hay, chị em cần phải biết. Mời bạn cùng theo dõi!
Table of Contents
Trinh nữ hoàng cung là cây gì?
Trinh nữ hoàng cung có tên khoa hoc là Crinum latifolium L., thuộc họ Náng (Amarylidaceae). Cây còn được gọi là Náng lá rộng, Tỏi lơi lá rộng.

Tên của nó được bắt nguồn từ thời phong kiến. Vì đây là thảo dược thường được dùng để trị bệnh phụ nữ. Dành cho những cung nữ còn trinh tiết, được tuyển chọn vào cung nhưng không được vua để ý.
Đặc điểm nhận dạng trinh nữ hoàng cung
Trinh nữ hoàng cung là một loại cỏ. Thân hành như củ hành tây, to, đường kính 10 – 15 cm. Bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả dài khoảng 10 – 15 cm.
Lá mỏng kéo dài từ 80 – 100 cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím. Mặt trên lá lõm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ.

Hoa mọc thành tán gồm 6 -18 hoa, trên một cán hoa dài 30 – 60 cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ. Từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thể tách ra để trồng riêng dễ dàng.
Mùa hoa quả: tháng 8 – 9
Cách nhận biết cây trinh nữ hoàng cung
Trong tự nhiên hình ảnh cây trinh nữ hoàng cung có nhiều đặc điểm thực vật tương đồng với cây náng hoa trắng hoặc cây lan huệ nên hay có sự nhầm lẫn. Vì công dụng và cách sử dụng trị bệnh mỗi cây mỗi khác nên chúng ta cần nắm được một số đặc điểm cơ bản để lựa chọn chính xác.
Phân biệt cây trinh nữ hoàng cây và cây lan huệ:
- Lá tươi: lá trinh nữ hoàng cung to bản, thon gọn, còn lá của lan huệ có hình nhỏ hơn, nhọn và dài đều, không có gợn sóng ở hai bên mép.
- Lá khô: cây trinh nữ hoàng cung lá phơi có mùi thơm, còn lá của cây lan huệ khi khô có mùi hơi nồng nhẹ.
- Hoa: hoa của trinh nữ hoàng cung màu hồng nhạt hoặc hơi đỏ tía, thơm nhẹ. Còn hoa của lan huệ màu trắng, đỏ đậm, có mùi hơi hắc.
Cách phân biệt cây trinh nữ hoàng cung với cây náng trắng:
- Lá tươi: Náng trắng có lá bản to, dày và đậm màu hơn so với lá cây trinh nữ hoàng cung.
- Lá khô: lá náng trắng phơi khô có mùi ngái, không có mùi thơm nhẹ như lá trinh nữ hoàng cung.
- Hoa trinh nữ hoàng cung màu trắng pha hồng nhạt hoặc hơi đỏ tía, còn hoa náng trắng màu trắng tinh.
- Củ: Trinh nữ hoàng cung có củ hình cầu tròn lớn khác với củ hình bầu dục của náng trắng.
Phân bố, thu hái và chế biến trinh nữ hoàng cung
Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ. Cây được trồng rộng rãi ở nhiều nước như Thái Lan, Malaysia, Philippin, Lào, Việt Nam, Ấn Độ và cả ở phía nam Trung Quốc.

Ở nước ta, cây được trồng chủ yếu ở các tỉnh từ Quảng Nam trở vào, sau được trồng ở các tỉnh phía Bắc.
Bộ phận dùng: Người dân thường dùng lá tươi hay phơi khô, thái nhỏ sao vàng, dùng dần. Nhưng ở một số nước khác, người dân thường dùng cán hoa, thân hành của cây, thái nhỏ phơi khô.
Thu hái: Theo kinh nghiệm dân gian, vào tháng 6, tháng 7 hàng năm là lúc mà cây chứa nhiều dược chất chữa bệnh. Vì thế, đây cũng là thời điểm thích hợp để thu hái. Để lại 2-3 lá ngọn khi thu. Cây được 1 năm tuổi trở đi thì cứ sau 1,5 đến 2 tháng là có thể thu hoạch lá một lần.
Sơ chế: Sau khi thu hái, cây được rửa sạch để dùng tươi hoặc khô. Trước khi bảo quản để sử dụng lâu dài thì đem đi phơi hoặc sấy khô hoặc thái nhỏ sao vàng. Sau công đoạn này, dược liệu có màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ, không bị đen, ẩm mốc. Cần bảo quản trong túi, hũ thủy tinh đóng kín để tránh mối mọt hay mất mùi làm giảm chất lượng dược liệu.
Thành phần hóa học của trinh nữ hoàng cung
Alcaloid; khung không dị vòng như latisolin, latisodin, beladin; khung dị vòng như ambelin, crinafolin, crilafolidin, lycorin, epilycorin…
Công dụng của trinh nữ hoàng cung
Cây trinh nữ hoàng cung, loại thảo dược có vị đắng, lá của nó có thể gây sung huyết dưới da. Trong loại thảo dược này có chứa rất nhiều hoạt tính hoá học. Những hoạt tính này cho công dụng ức chế sự phát triển và làm tê liệt sự hoạt động của các hại khuẩn, virus.

Hơn nữa dược tính của loài lá thuốc này có có khả năng ức chế sự phân chia tế bà, làm chậm sự phát triển của những tế bào khối u trong cơ thể. Vậy nên trong y học người ta đã và đang nghiên cứu áp dụng loài thảo dược này trong việc điều trị ung thu. Qua nghiên cứu lâm sàng, dược tính của trinh nữ hoàng cung có tác dụng điều trị ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Xem thêm:
- CÂY TỪ BI CHỮA BỆNH GÌ? KHÁM PHÁ NGAY 15 CÔNG DỤNG THẦN KỲ
- CÂY HOÀNG BÁ CÙNG 23 CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI TRONG CHỮA BỆNH
- CÂY HOA CỨT LỢN VÀ 12 TÁC DỤNG KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT!
Tác dụng của trinh nữ hoàng cung
Giảm đau khớp
Một tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung được nhiều người áp dụng hiện nay chính là giúp giảm đau khớp hiệu quả. Theo đó, người bệnh có thể hơ lửa đắp lá trực tiếp lên vùng vết thương đau nhức hoặc sắc uống nước đều làm giảm đau nhanh chóng, hỗ trợ làm tan bầm, sưng tấy rõ rệt.
Người bệnh lấy 20g củ trinh nữ hoàng cung, 20g lá cối xay, 20g dây đau xương, 20g huyết giác và 6g quốc lão mang đi sắc chung với nước. Đến khi nước sôi và cô đặc lại thì tắt bếp, chia nước thành 2 – 3 phần và dùng hết trong ngày. Kiên trì thực hiện đều đặn trong vòng 1 tháng, người bệnh sẽ nhận thấy xương khớp không còn đau nhức, khó chịu như trước, vận động thuận tiện hơn.
Chữa u xơ tử cung và các bệnh phụ khoa
Trong dân gian, điều trị u xơ tử cung, rong kinh, đau bụng dưới bằng lá trinh nữ hoàng cung được áp dụng bằng một số bài thuốc đơn giản như:
- Bài thuốc 1: Sắc 20g lá trinh nữ, 20g hạ thảo khô, 12g rễ cỏ xước, 8g hoàng cầm, 6g hương tư tử. Sau đó chia nước đặc thành 3 phần đều nhau và uống trong ngày.
- Bài thuốc 2: 20g lá trinh nữ hoàng cung, 12g lá trắc bách đã sao đen, 6g hương tư tử đem đi sắc và uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc 3: Sắc 20g lá trinh nữ hoàng cung với một lượng nước vừa đủ. Đến khi nước cô đặc thì tắt bếp, chờ cho nước âm ấm hơn thì uống. Nên chia lượng nước thành 2 – 3 lần uống trong ngày và tốt hơn khi uống nóng.
Giúp làm tan máu bầm
- Bài thuốc 1: Rửa sạch lá cây rồi sao với lửa nhỏ đến khi nóng. Sau đó đắp lên vết thương hoặc vị trí bị đau nhức, tụ máu bầm.
- Bài thuốc 2: Rửa sạch thân hành của cây rồi đem nướng cho nóng, rồi giã nát và đắp lên vị trí bị sưng đau hoặc bị bầm tím. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần.
- Bài thuốc 3: Dược liệu 20g, dây đau xương 20g, lá cối xay 20g, huyết giác 20g, quốc lão 6g. Sắc với nước. Chia lượng nước sau khi sắc thành 2-3 phần, uống hết trong ngày
Điều trị viêm loét dạ dày, loét tá tràng
Sử dụng lá cây trinh nữ hoàng cung cho bài thuốc này. Lá tươi tầm 3 lá đem làm sạch để ráo nước. Sắt thành từng khúc từ 3 đến 5cm. Cho vào nồi và thêm vào 2 bát nước, đun sôi cô lại khoảng còn nửa bát thuốc. Chia số nước thuốc đó làm 3 phần để uống trong ngày. Uống sau ăn.
Điều trị ung thư vú
Lá thuốc được phơi khô, lấy 200g đem sắc cùng với 2 bát nước. Sắc cho đến khi nước thuốc trong nồi còn lại 1/2 bát thuốc. Sử dụng sau khi ăn và liên tục trong 20 ngày. Hết 20 ngày dừng uống khoảng 10 ngày sau đó bắt đầu lại một liệu trình mới.
Một vài lưu ý khi sử dụng trinh nữ hoàng cung
Mặc dù là thảo dược quý nhưng nếu phối hợp sai cách, liều lượng chưa đúng thì sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí là còn gây hại cho sức khỏe. Bởi vậy, lưu ý khi sử dụng cây trinh nữ hoàng cung như thế nào là điều mà nhiều người thắc mắc. Một số điểm sau chúng ta nên biết:
- Không ăn rau muống khi đang áp dụng các bài thuốc trinh nữ hoàng cung trong điều trị.
- Không tuỳ ý sử dụng trinh nữ hoàng cung với các bài thuốc chữa bệnh mà không có sự chỉ định của các y bác sĩ.
- Dùng thuốc cần tuân theo liều lượng và chỉ định của các y bác sĩ để tránh gây nguy hiểm và thay đổi dược tính.
- Phân biệt rõ ràng trinh nữ hoàng cung với náng trắng cùng lan huệ, bởi chúng có kiểu hình tương tự nhau sẽ tạo ra sự nhầm lẫn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
- Không sử dụng trinh nữ hoàng cho phụ nữ đang trong thai kỳ, những bệnh nhân mắc phải các chứng bệnh suy gan, suy thận.
- Khi bắt đầu sử dụng, cần uống với lượng nhỏ để theo dõi thay đổi của cơ thể. Cũng sẽ có một số trường hợp bị tiêu chảy, hơi mẩn ngứa. Nếu các triệu chứng ở mức độ nhẹ và hết nhanh sau 2-3 ngày thì đó chỉ là phản ứng thông thường. Lúc này có thể tiếp tục uống thuốc. Tuy nhiên, nếu biểu hiện tiêu chảy, mẩn ngứa, đau bụng ở mức độ nhiều thì cần lập tức ngưng sử dụng.
- Không nên sử dụng bài thuốc có trinh nữ hoàng cung với các loại thuốc khác, tránh tình trạng tương tác thuốc, nếu bắt buộc phải sử dụng cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Hi vọng những thông tin bổ ích ở trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức về cây trinh nữ hoàng cung và #5 tác dụng hay, chị em cần phải biết cũng như cách sử dụng làm sao để đạt hiệu quả nhất, phòng tránh những rủi ro không đáng có. Cùng tìm hiểu các cây thuốc dân gian khác ở các bài viết sau nhé!
Trả lời