Cây đương quy cây thuốc quý giữa vùng núi cao khá quen thuộc với nhiều người. Các tác dụng của đương quy rất đa dạng. Bên cạnh đó nó còn được áp dụng cho nhiều bài thuốc mang lại công dụng đáng kể. Để hiểu rõ hơn về cây đương quy cũng như các công dụng mà nó mang lại. Bạn đọc có thể tìm hiểu ngay trong thông tin bài viết được chia sẻ sau đây.
Table of Contents
Đương quy là cây gì?
Cây đương quy hay còn có các tên gọi khác đó là vân quy, tần quy. Tên khoa học của cây đương quy là Angelica sinensis (Oliv.). Đương quy là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa tán.
Rễ cây của cây đương quy là bộ phận được sử dụng. Quy có ý nghĩa là về. Vị thuốc này đem lại công dụng nuôi huyết, điều khí, giúp cho huyết đang bị rối loạn trở về vị trí cũ nên mới được đặt tên như vậy.
Đặc điểm của cây đương quy
Cây đương quy là một loại cây nhỏ, có chiều cao từ 40-80cm. Cây sống lâu năm, có thân màu tím có rãnh mọc. Lá đương quy thường mọc so le, 2-3 lần xẻ lông chim. Cuống lá có chiều dài từ 3-12cm, 3 đôi lá chét. 2 lá chét ở trên đỉnh không có cuống, 2 lá chét ở phía dưới cuống dài. 2 lá chét còn lại xẻ 1-2 lần nữa, mép răng cưa, phía dưới cuống phát triển dài gần ½ cưa, ôm lấy thân. Hoa có màu xanh trắng rất nhỏ, họp thành từng cụm gồm 12-40 hoa, hình tán kép. Vào khoảng tháng 7-8 là thời gian ra hoa. Quả đương quy bế màu tím nhạt, có rìa.
Phân bố, thu hái và chế biến đương quy
Hiện nay, Việt Nam phải nhập cây đương quy từ Trung Quốc và Triều Tiên. Tuy đã triển khai trồng thí nghiệm nhiều lần nhưng chỉ thành công ở phạm vi nhỏ ở SaPa. Cây chưa thể trồng phổ biến rộng rãi nhiều nơi được.
Tuy nhiên vào thời gian gần đây có một số đồng bằng quanh Hà Nội cũng đã trồng được cây đương quy. Nhưng chất lượng không được tốt lắm.
Tại Trung Quốc, cây đương quy được trồng nhiều ở các tỉnh Tứ Xuyên, Cam Túc, Thiểm Tây, Vân Nam.
Thời điểm gieo hạt là mùa thu. Cuối màu thu, đầu mùa đông sẽ nhổ cây con và cho vào hố ở dưới đất đợi qua mùa đông. Khi màu xuân đến lại trồng cho đến mùa đông lại bảo vệ. Vào màu thu năm thứ 3 có thể thu hoạch được. Người ta thường đào rễ lên cắt bỏ rễ con. Sau đó phơi khô trong nhà hoặc cho vào thùng sấy lửa nhẹ. Cuối cùng phơi trong điều kiện thoáng mát cho khô.
Thành phần hóa học của đương quy
Trong cây đương quy có chứa thành phần tinh dầu. Tinh dầu của cây đương quy có màu vàng sẫm, trong, tỷ lệ chiếm 0,02%, tỷ trọng chiếm 0,955 ở 15oC, tỷ lệ axit tự do chiếm 40%. Thành phần tinh dầu của đương khá giống tinh dầu đương quy Nhật Bản.
Đương quy Nhật Bản có chứa tinh dầu với thành phần chủ yếu gồm có n-valerophenon O-cacboxy-axit C12H14O3 và n-bytylidenphtalit C12H12O2. Ngoài ra nó còn chứa thành phần becgapten C12H8O4, n-butylphtalit C12H14O2, safrola, sesquitecpen và 1 ít vitamin B12.
Tác dụng của cây đương quy
Cây đương quy cây thuốc quý giữa vùng núi cao với nhiều tác dụng như:
- Có tác dụng đối với tử cung và các cơ trơn. 2 tác dụng chính đó là gây ức chế và gây kích thích.
- Tác dụng trên tình trạng thiếu vitamin E.
- Tác dụng đến trung khu thần kinh.
- Tác dụng đến huyết áp và hô hấp.
- Tác dụng lên cơ tim.
- Tác dụng kháng sinh.
Các bài thuốc từ cây đương quy chữa bệnh gì?
- Hỗ trợ chữa chứng thiếu máu gây hoa mắt, chóng mặt, người gầy yếu, da dẻ xanh xao.
- Hỗ trợ chữa huyết và khí kém. Chữa cho người mệt mỏi, vô lực, gầy còm, da xanh xao.
- Chữa đau bụng kinh, bế kinh.
- Chữa các chứng xuất huyết.
- Trị chứng tiêu hóa kém do tỳ hư.
- Hỗ trợ chữa các chứng tý (đau, tê).
- Trị sốt rét lâu không khỏi.
- Trị chứng tâm huyết hư, không ngủ được.
- Chữa ra mồ hôi trộm.
- Bị vấp ngã gây đau.
- Hỗ trợ chữa cho người bị bại liệt tứ chi và đau cột sống.
- Chữa bệnh động mạch vành.
- Chữa bệnh viêm tiền liệt tuyến.
- Trị tàn nhang, nám và làm trắng da.
- Hỗ trợ chữa chứng huyết thượng hành công tim sau khi sinh đẻ.
- Trị đẻ khó, ngôi thai ngược.
- Hỗ trợ chữa chứng thiếu máu lúc mang thai, động thai, người đã từng bị lưu thai.
- Hỗ trợ chữa cho phụ nữ khó có con do huyết bế.
- Phụ nữ có thai bị đau.
- Phụ nữ có thai, bí tiểu.
- Chữa viêm gan mạn tính.
- Loạn kinh nguyệt.
- Kinh nguyệt ít.
- Vô kinh.
- Chảy máu tử cung.
- Các hội chứng do thiếu máu.
- Đau do ứ máu.
Hy vọng với những thông tin về Cây đương quy cây thuốc quý giữa vùng núi cao đã mang lại được nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Những bài thuốc từ đương quy chỉ mang tính chất tham khảo. Khi có nhu cầu áp dụng cần phải thông qua ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn nhé!
Trả lời