Ngày nay cây dừa cạn được trồng nhiều để làm cảnh vì có thể cho ra hoa quanh năm. Không chỉ dừng lại ở đó, cây dừa cạn còn được đánh giá là một vị thuốc tốt có tác dụng tốt cho sức khỏe, hỗ trợ chữa nhiều căn bệnh. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về Cây dừa cạn và 14 tác dụng đến ngỡ ngàng của chúng đã được tổng hợp trong bài viết sau đây.
Table of Contents
Cây dừa cạn là gì?
Cây dừa cạn có tên khoa học là Catharanthus roseus (L) G Don, Vinca rosea L, Lochnera rosea Reich. Một số tên gọi khác của cây dừa cạn đó là cây dương giác, bông dừa, hoa hải đằng, trường xuân. Đây là loại cây thuộc họ trúc đào APocynanceae.
Sở dĩ có tên khoa học là Catharanthus do chữ kartharos có ý nghĩa là tinh khiết, anthos là hoa do hoa này rất đẹp.
Nhà thực vật học Lochner là người đã đặt tên lochnea.
Đặc điểm của cây dừa cạn
Cây dừa cạn là một loại nhỏ chỉ cao khoảng 0.4m đến 0.8m. Bộ rễ của cây dừa cạn rất phát triển có thân gỗ ở đoạn gốc, phía bên trên thì mềm. Dừa cạn thường có các cành đứng, mọc thành cụm dày.
Lá thuôn dài, đầu lá hơi nhọn được mọc đối nhau. Chiều dài của lá khoảng 3cm đến 8 cm. Chiều rộng của lá khoảng 1cm đến 2,5cm, phía cuống lá hẹp nhọn.
Hoa dừa cạn có màu hồng hoặc trắng, mọc riêng lẻ ở các kẽ lá trên và mọc thẳng đứng, mùi thơm dịu. Quả dừa cạn gồm có 2 đai, có chiều dài khoảng 2cm đến 4cm, chiều rộng khoảng 2mm đến 3mm. Quả mọc thẳng đứng hoặc hơi ngả sang 2 bên một chút.
Vỏ quả có vạch dọc. Mỗi quả có chứa từ 12 đến 20 hạt nhỏ, đầu quả hơi tù. Hạt có màu nâu nhạt, bên trong có hình trứng. Mặt hạt có đường chạy dọc và cá hột nổi. Cây dừa cạn ra hoa quanh năm.
Phân bố, thu hái và chế biến dừa cạn
Cây dừa cạn mọc hoang dại rất nhiều nơi. Chủ yếu ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, châu Úc, châu Phi, Philippin, Braxin, Ấn Độ, Indonesia.
Ở các vùng nóng cây mọc quanh năm. Ở các vùng lãnh cây chỉ được trồng vào mùa ấm. Đây là loại cây không chịu được lạnh.
Tại Việt Nam cây mọc nhiều ở các vùng ven biển. Mọi nơi đều có thể trồng được dừa cạn.
Trước đây người ta thường trồng cây dừa cạn để làm cảnh. Nhưng những năm trở lại đây cây được trồng nhiều để lấy lá, rễ để bào chế thuốc chữa bệnh rất tốt.
Sau khi hái về, thảo dược có thể dùng luôn hoặc phơi, sấy khô để sử dụng lâu dài. Công đoạn làm khô như sau:
- Rửa sạch dược liệu, loại bỏ đất cát, tạp chất và cỏ dại.
- Rải đều ra các tấm đựng mỏng, thoáng khí và đặt chúng cao hơn khỏi mặt đất tránh bụi bẩn.
- Phơi trực tiếp dưới nắng hoặc sấy với nhiệt độ khoảng 70 – 70 độ C đến khi khô hoàn toàn.
- Sau khi thu được dược liệu khô thì bảo quản trong các lọ hoặc túi bóng kín, để nơi khô ráo, thoáng mát.
Thành phần hóa học
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện dừa cạn có chứa đến khoảng 70 alkaloid thuộc nhiều nhóm khác nhau, hầu hết là alkaloid nhân indol.
Tùy theo nơi thu hái, hàm lượng alkaloid có thể thay đổi từ 0,2–1%. Ngoài ra, có những giống có thể có hàm lượng cao hơn.
Các alkaloid khác cũng có hoạt tính tương tự phân lập được từ cây dừa cạn gồm có isoleurosin, lochneridin, sitsirikin, vincamicin, catharin, vindolicin.
Tác dụng dược lý của cây dừa cạn
Tác dụng cây dừa cạn theo Đông Y
Trong các tài liệu Đông Y thì cây dừa cạn được ghi chép có tính mát, vị đắng.
Vị thuốc này có tác dụng tiêu viêm, kháng viêm, tiêu thũng, hoạt huyết, thông tiểu, lợi tiêu hoá, an thần và hạ huyết áp rất tốt.
Từ xa xưa, vị thuốc này được ghi nhận trong nhiều bài thuốc chữa các chứng tiêu hoá kém, kiết lỵ, chữa tiểu đường, bí tiểu, chữa vết thương do bỏng, huyết áp tăng cao, người bệnh mất ngủ, căng thẳng,..
Đặc biệt, Y học cổ truyền đã và đang nghiên cứu ứng dụng cây thuốc này trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh ung thư, các kết quả đem lại rất tốt.
Tác dụng cây dừa cạn theo Tây Y
Dược tính của dừa cạn được nghiên cứu và ứng dụng từ năm 1952.
Thành phần chính của cây thuốc gồm:
- Alkaloid có nhân indol (nhiều nhất ở lá, rễ), các hoạt chất gồm: Vinblastin, Vincristin Tetrahydroalstonin, Prinin, Vindolin, Ajmalicin, Catharanthin.
- Các thành phần chiết xuất được từ dừa cạn: Flavonoid, Acid pyrocatechic và Anthocyanin (thân và lá hoa dừa cạn đỏ), Acid Ursolic (lá cây), Cholin (rễ).
Từ đó, các nghiên cứu chỉ ra rằng, cây bông dừa cạn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh như ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường, ức chế tế bào và sự phân bào của tế bào ung thư, dùng để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, đặc biệt ung thư máu, chữa zona thần kinh, chữa bỏng… Thân và lá dừa cạn có tính chất làm săn da, lọc máu.
Tác dụng tẩy giun khá mạnh, tác dụng lợi tiểu của catharanthin, vindolinin và vindolidin, nhưng ajmalicin lại có tác dụng ngược lại. Những thí nghiệm dùng trên người bệnh được bắt đầu vào những năm 1960 ở Mỹ, Pháp và một số nước khác. Tuy nhiên còn rất nhiều ý kiến khác nhau.
Mặc dù vậy, vì hiện nay chưa có loại thuốc nào khác tốt hơn, nên nhu cầu về dừa cạn vẫn cứ tăng lên. Cũng vì mục đích dùng chữa các khối u nên khi mua dừa cạn, người ta đặc biệt chú ý tới hàm lượng ancaloit toàn phần, và trong số ancaloit toàn phần ấy có bao nhiêu hàm lượng vincaleu-coblastin.
Tác dụng chữa bệnh của cây dừa cạn
Cây dừa cạn và 14 tác dụng đến ngỡ ngàng của chúng có thể kể đến như:
-
Hỗ trợ chữa bệnh đái tháo đường.
Lấy 10gr bông dừa, 20gr dây thìa canh sắc cùng với 1 lít nước. Đun đến khi cô cạn còn khoảng 3 bát con nước thì chắt lấy phần nước thuốc và chia thành 3 lần uống trong ngày. Nên uống nước thuốc khi còn ấm và sau khi ăn từ 15 – 20 phút.
-
Chữa lỵ do trực khuẩn.
Sử dụng dừa cạn đã sao vàng hạ thổ, đinh lăng, rau má, lá khổ sâm, cỏ mực, cỏ sữa mỗi vị 20gr và hoàng liên, chi tử mỗi vị 10gr. Sắc với 600ml nước, đun dưới lửa nhỏ đến khi cô cạn còn một nửa thì chắt lấy nước. Phần nước thuốc thu được chia thành 3 bữa dùng trong ngày
-
Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
Cây xạ đen 30g và cây hoa dừa cạn 15g. Sắc với 1 lít nước còn 700ml, đem chia thành 3 lần uống và dùng sau khi ăn 30 phút
-
Điều trị zona thần kinh.
Chuẩn bị hạ thảo khô, cây dừa cạn sao vàng hạ thổ, cam thảo đất, thổ linh, nam tục đoạn mỗi vị 16gr, chi tử, bạch linh mỗi vị 10gr và kinh giới 12gr. Sắc 3 lần với khoảng 500ml nước. Mỗi lần nước thuốc thu được thì uống khi còn ấm. Thực hiện bài thuốc đều đặn hàng ngày đến khi khỏi hẳn thì ngừng.
-
Trị tiểu đường, chữa huyết áp, lợi tiểu.
Người có chỉ số đường huyết cao nên lấy thân, lá, rễ cây dừa cạn 200g, dây thìa canh 100g sắc uống. Bài thuốc này hỗ trợ giảm đường huyết rất tốt. Nên uống 2 lần/ngày sau bữa ăn.
Người muốn phòng tránh tiểu đường cũng nên uống bài thuốc này. Có thể dùng bài thuốc nhẹ hơn, giảm liều lượng xuống còn 25g mỗi vị, sắc nước loãng.
-
Trị bệnh trĩ.
Sử dụng hoa và lá của cây dừa can. Kết hợp với lá cây thầu dầu tía, 2 lượng vừa đủ bằng nhau. Tất cả đem rửa sạch và giả nát để đắp lên vùng bị trĩ.
- 9+ TÁC DỤNG CỦA CÂY DUỐI ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CÓ THỂ BẠN KHÔNG BIẾT
- HÉ LỘ 15 TÁC DỤNG CỦA CÂY XẠ ĐEN GỌI LÀ LOẠI THẦN DƯỢC CHỮA UNG THƯ
-
Trị u xơ tuyến tiền liệt
Chuẩn bị dừa cạn, xuyên sơn, chè khô, huyền sâm mỗi thứ 12 gam, đinh lăng 16g, bối mẫu 10g, hoàng trinh nữ, cát căn mỗi thứ 5g. tất cả đem sắc lấy nước uống trong ngày.
-
Trị bệnh rong kinh của phụ nữ
Chuẩn bị khoảng 20-30g dừa cạn sao vàng lên bao gồm cả cây, hoa và rễ. Sắc lấy nước uống mỗi ngày. Thực hiện liên tục nhiều ngày cho đến khi khỏi bệnh.
-
Ung thư máu, viêm đại tràng
Chuẩn bị khoảng 15-20g thân dừa cạn đem sao vàng rồi sắc với nước uống trong ngày. Uống 2-3 lần trong ngày.
-
Mất ngủ
Chuẩn bị khoảng 20g thân và lá dừa cạn đã sao vàng, 12g hạt muồng sao đen và lá vông nem. Tất cả đem sắc lấy nước để uống trước khi đi ngủ.
-
Phụ nữ bị bế kinh
Chuẩn bị 16g dừa cạn phơi khô, 10g hồng hoa, 12 gương phụ, 12g nga truật, 8g chỉ xác, 16g huyết đắng, 16g trạch lan. Tất cả đem sắc lấy nước uống. Chia thành 3 lần uống mỗi ngày.
-
Trị mỏi, đau nhức xương khớp
Chuẩn bị một lượng vừa đủ lá dừa cạn và lá hoa hòe rửa sạch. Sau đó giã nhỏ và đắp lên vùng bị đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể.
-
Trị tăng huyết áp
Chuẩn bị 20g thân dừa cạn đem sao khô và thêm 20g lá dâu. Sắc lấy nước uống. Chia thành 2-3 lần uống mỗi ngày.
-
Trị bỏng nhẹ
Chuẩn bị lá dừa cạn rửa sạch. Sau đó giã nát và đắp lên vùng bị bỏng sẽ giúp làm mát và giảm đau. Thực hiện liên tục 2-3 ngày. Chỉ sử dụng cho vết thương không bị rách.
- CÂY DỨA DẠI CÙNG 15 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH KHÔNG NGỜ
- CÂY ĐẠI TƯỚNG QUÂN VÀ NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA BỆNH “THẦN KÌ”
Liều dùng thông thường của dừa cạn
Có thể dùng toàn cây dừa cạn với liều lượng khoảng 8–20g/ngày ở dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc viên nén từ cao khô.
Một thành phần khác trong dược liệu này được sản xuất là leucocristine (hay vincristin) dưới dạng muối sulfat, dùng tiêm tĩnh mạch với liều 0,03–0,1mg/kg trong các trường hợp bệnh về máu, bệnh bạch huyết.
Những lưu ý khi sử dụng cây dừa cạn để chữa bệnh
Dù là dược liệu lành tính nhưng người dùng vẫn cần lưu ý những điều dưới đây để sử dụng dừa cạn an toàn, hiệu quả.
- Những đối tượng không nên sử dụng dược liệu: người huyết áp thấp, hay tụt huyết áp, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
- Tuyệt đối không được lạm dụng dược liệu bởi có thể dẫn đến một số tác dụng phụ của cây dừa cạn như táo bón, giảm lượng bạch cầu, nôn ói, rụng tóc, chán ăn,… thậm chí là tử vong. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên dừng lại dưới 50gr.
- Tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không điều chỉnh liều lượng hay thêm bất cứ dược liệu nào khác vào bài thuốc.
- Nếu thấy những dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng dược liệu cần ngưng sử dụng và thăm khám tại các cơ sở y tế.
Trên đây là thông tin về Cây dừa cạn và 14 tác dụng đến ngỡ ngàng của chúng. Trước khi sử dụng bất kỳ dược liệu nào kể cả cây dừa cạn. Bạn cũng cần thông qua ý kiến của bác sĩ để đảm bảo được an toàn và hiệu quả nhé!
Trả lời