Cây dâu tằm rất phổ biến ở nước ta. Lá dâu tằm dùng để cho tằm ăn, quả dùng để ngâm rượu, làm siro rất ngon. Tuy nhiên cây dâu tằm còn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh mà ít ai biết đến. Vậy nên hãy cùng tìm hiểu về Cây dâu tằm & toàn bộ tác dụng trị bệnh nhất định bạn cần khám phá ngay trong bài viết sau đây nhé!
Cây dâu tằm là cây gì?
Cây dâu tằm hay còn có các tên gọi khác như: cây tầm tang, cây dâu cang, cây mạy môn. Tên khoa học của cây dâu tằm là Morus alba L (1). Đây là loại cây thuộc họ thân gỗ.
Đặc điểm của cây dâu tằm
Cây dâu tằm thuộc cây thân gỗ. Cây có chiều cao từ 3-5m. Cành lúc non có lông tơ sau màu trắng xám, nhẵn, mềm. Phần lá hình bầu dục, mọc so le nhau, mũi nhọn và khía răng cưa.
Hoa đơn tính, vô cánh. Thời gian ra hoa vào khoảng tháng 4-5. Quả màu trắng, dạng bế hình cầu. Khi còn non quả có màu xanh và chuyển thành các màu hồng, đỏ đậm, tím đen khi chín. Quả có vị chua ngọt. Thường ra quả vào tháng 6-7.

Phân bố, thu hái, chế biến dâu tằm
Nguồn gốc của cây dâu tằm từ Trung Quốc. Dâu tằm được trồng phổ biến ở các nước Châu Á. Ở Việt Nam từ xa xưa đã nuôi tằm và trồng dâu tằm duy trì cho đến nay.
Cây dâu tằm tại Việt Nam được trồng nhiều ở ven sông Hồng, sông Đáy, sông Thái Bình, các gia đình Bắc Bộ. Một số còn phân bố ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Lâm Đồng,…
Nếu khu vực Bắc Bộ trồng cây dâu để lấy quả, nuôi tằm. Thì tại các miền trong thường trồng dâu tằm để thu hái và chế biến thành mứt, kẹo,… Không những vậy, các bộ phận của cây dâu tằm còn được sử dụng để chữa bệnh rất tốt.
Vào khoảng tháng 6-7 là thời điểm thu hoạch quả dâu tằm. Khi lá rụng mới thu hoặc vỏ rễ. Người ta thường cạo hết phần vỏ bên ngoài và sửa rạch. Sau đó bóc lấy vỏ rễ màu trắng ngày đem sấy hoặc phơi khô.
Tang phiêu phiêu thường lấy vào khoảng tháng 5-8. Khi đó đang là mùa sinh sản của nên mang lại hiệu quả chữa bệnh cao nhất. Chúng thường giao phối và đẻ trứng vào buổi tối. Trứng đẻ sau 1 ngày phần bỏ sẽ khô, bám chặt vào thân cây. Người dân sẽ bóc lấy tổ về sấy khô cho chín phần trứng bên trong và sử dụng để làm thuốc.

Thành phần hóa học cây dâu tằm
Trong lá dâu tằm rất giàu thành phần axit amin. Bên cạnh đó còn chứa nhiều hoạt chất nhiều tốt cho sức khỏe như morocetin, ecdysteron, inokosteron, umbelliferon, scopoletin, a-, b- hexenal, scopolin, trigonellin….
Quả dâu tằm có chứa hàm lượng đường (glucose, fructose), axit succinic,axit malic, tanin, caroten, protein, vitamin C, sắc tố đỏ anthocyanidin.
Tác dụng của cây dâu tằm
Cây dâu tằm theo đông có thể sử dụng tất cả bộ phận:
Lá dâu tằm có tác dụng thanh nhiệt, tán phong, sáng mắt. Bên cạnh đó còn hỗ trợ trị liệu đái đường, ức chế trực khuẩn thương hàn hay tụ cầu khuẩn. Vỏ rễ dâu tằm cạo sạch lớp vỏ bên ngoài. Sau đó đem sấy hoặc khô có tác dụng lợi thủy, thanh phế nhiệt, hạ suyễn, tiêu sưng.
Cành dâu tằm hay còn gọi được là tang chi có tính bình, vị đắng. Có công dụng trừ phong, chữa ho hen suyễn, thông kinh lạc, lợi tiêu. Chữa phù thũng, bí tiểu, cao huyết áp, tiểu đường và mạnh xương cốt. Quả dâu tằm có công dụng bổ gan thận, dưỡng huyết và trừ phong hiệu quả.
Tầm gửi cây dây hay còn gọi là tang ký sinh có tác dụng rất tốt cho cơ khớp, hạ hồng cầu, an thai. Tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang phiêu tiêu) có tính bình, vị ngọt, mặn. Có công dụng ích thận, lợi tiểu, cố tinh.

Cây dâu tằm ăn trị bệnh gì?
Cây dâu tằm & toàn bộ tác dụng trị bệnh nhất định bạn cần khám phá gồm có:
- Trị đau mắt đỏ.
- Chữa cao huyết áp.
- Chữa tiểu đường.
- Trị mồ hôi trộm.
- Dưỡng huyết, bổi bổ sức khỏe.
- Chữa chảy máu cam.
- Trị mất ngủ.
- Chữa phong thấp, đau nhức xương khớp.
- Chữa thận hư, đau mỏi gối.
- Dưỡng khí huyết, đen râu tóc.
- Chữa phù thũng.
- Điều trị ho lâu năm.
- An thai, chống động thai, ra huyết.
- Làm đẹp da.
- Trị tóc bạc, tóc rụng.
- Trị bỏng.
- Chữa bệnh hen suyễn.
- Bổ thận tráng dương.
- Chữa viêm tuyến vú ở phụ nữ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây dâu tằm & toàn bộ tác dụng trị bệnh nhất định bạn cần khám phá. Hy vọng đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về loại cây này cũng như những tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại.
Trả lời