Cây cúc tần là một trong những thảo dược quý có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe cũng như chữa bệnh. Những lợi ích của cây rất dễ gặp phải trong các món ăn dân giã cho đến các bài thuốc Đông y. Hãy cùng tham khảo bài viết về Cây cúc tần và 6 tác dụng hay khiến nhiều người ngỡ ngàng ngay sau đây.
Table of Contents
Cây cúc tần là gì?
Cây cúc tần hay trong dân gian thường gọi là cây phật phà (tày), cây lức, cây từ bi, cây đại bi. Loại thảo dược này thuộc nhóm cây bụi, chiều cao thân từ 1 đến 2m. Cây có cành nhỏ mảnh, có lông sau nhẵn. Lá mọc so le và gần như không có cuống, ó mép hình khé răng màu lục xám. Hoa có màu tím nhạt, mọc thành cụm ở ngọn, có mùi khá thơm. Toàn thân có lông tơ và cho ra quả nhỏ có cạnh. Trên cây thường có dây tơ hồng sống ký sinh.

Thành phần hóa học của cây cúc tần
Cây cúc tần có chứa rất nhiều tinh dầu, đặc biệt là phần lá, phần thân cũng có tinh dầu nhưng không nhiều. Lượng tinh dầu trong lá của vị thuốc này chiếm khoảng 0,2 – 1,8% tất cả các dược chất. Thành phần của tinh dầu gồm D-borneol, Cineol, Limonene, L-camphor, Acid Myristic, Acid palmitic, sesquiterpen alcol. Trong đó Borneol là tinh thể có màu trắng như hoa mai và thường có nhiều phong mai hoa băng phiến, băng phiến đại bi.
Ngoài ra, trong thành phần của loại thảo dược này còn có nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe khác như: protid, vitamin C, lipid, caroten, cellulos,…
Cây cúc tần mọc ở đâu?
Cây cúc tần là một loại cây mọc hoang có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia. Cây được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng để làm hàng rào che chắn. Tại Việt Nam, cây mọc hoang ở rất nhiều nơi. Phổ biến nhất ở các vùng Bắc Trung Bộ như Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An.
Cúc tần thường được trồng bằng cành vào mùa xuân, mùa thu. Vào mùa hè và mùa thu là thời điểm thu hoạch cây để làm thuốc.

Bộ phận của cây cúc tần được dùng làm thuốc?
Cây cúc tần là cây thuốc phổ biến, được sử dụng nhiều trong bài thuốc Đông y. Bộ phận được dùng làm thuốc là phần lá cây.
Lá cây tươi tốt và có thể thu hái quanh năm. Đặc biệt có chất lượng và dược tính tốt nhất khi được hái vào mùa hạ. Lá cây sau khi được thu hái có thể dùng tươi hoặc sấy, phơi khô để sắc uống hoặc cô thành cao. Phần lá non, búp của vị thuốc là phần có dược tính và tinh dầu nhiều nhất.
Tác dụng dược lý của cây cúc tần
Trong thiên nhiên, cây cúc tần thường mọc hoang, nhiều nơi người dân dùng làm nguyên liệu nấu ăn hoặc để làm rào chắn bảo vệ. Trong dân gian, loại cây này còn được dùng để làm các bài thuốc quý chữa bệnh.
Trong Đông y
Theo Đông Y thì dược liệu cúc tần là cây thuốc có vị hơi đắng và cay, tính mát, có mùi thơm dịu, quy vào kinh Thận và kinh Phế.
Công dụng: Tán phong hàn, khu phong, trừ thấp, tán uất hỏa, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu thũng, tiêu đờm, lợi tiểu, hoạt huyết, sát trùng, kháng viêm, hạ áp, cường tim, minh mục, bồi bổ cơ thể, kích thích hệ tiêu hoá.
Chính vì thế, trong Đông y, cây cúc tần là loại thảo dược được sử dụng nhiều trong các bài thuốc có tác dụng điều trị bệnh đường tiêu hoá, bệnh xương khớp, bệnh về thận, bệnh đường hô hấp,…
Nghiên cứu của Y học hiện đại
Theo các nghiên cứu thì thành phần chính của cây rau cúc tần là tinh dầu và acid chlorogenic.
Ngoài ra lá cúc tần còn chứa: 15mg vitamin C, 197mg Ca, 5mg Fe, 4.6mg caroten 2.3% Photpho, 2.3% tro, 5.7% protid, 1% lipid và 18 hoạt chất triterpen,…
Nhờ đó, loại cây này chữa được nhiều bệnh khác nhau như:
- Điều trị bệnh ho, sốt, cảm mạo, sốt không do virus.
- Tăng cường chức năng hệ tiêu hoá, kích thích ăn ngon miệng, hấp thụ tốt .
- Điều trị và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh đau nhức xương khớp, đau lưng, chấn thương, thấp khớp,…
- Cải thiện các bệnh đường tiết niệu như bí tiểu, tiểu rắt, tiểu đau rát,… tăng cường chức năng thận.
- Thành phần tinh dầu có hiệu quả an thần, giảm stress, chống mệt mỏi, chống trầm cảm.
Cách dùng và liều lượng
Để điều trị bệnh mang lại hiệu quả tốt, an toàn với sức khỏe người bệnh cần lưu ý một số vấn đề về liều lượng và cách dùng của vị thuốc như sau:
Liều dùng:
- Dùng khoảng 6 – 12g lá/ ngày
- Dùng khoảng 15 – 30g rễ/ ngày
Lưu ý: Tuyệt đối không lạm dụng, sử dụng cây cúc tần với hàm lượng quá lớn trong một ngày, có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe
Cách dùng:
Tùy vào từng tình trạng bệnh sẽ có những bài thuốc sử dụng cây cúc tần hoặc kết hợp với các nguyên liệu, thảo dược để mang lại hiệu quả tốt nhất. Theo đó, cách dùng dược liệu phổ biến nhất là dùng điều trị trong theo đường uống và điều trị ngoài theo đường ngâm rửa. Cụ thể là:
- Điều trị trong: Người bệnh dùng lá hoặc rễ cây cúc tần tươi, phơi hoặc sấy khô sắc thuốc uống. Ngoài ra có thể nấu cô thành cao sau đó chia theo liều lượng hòa uống trong ngày theo chỉ định của thầy thuốc.
- Điều trị ngoài: Có thể giã nát dùng đắp, rửa hoặc ngâm với rượu đắp ngoài da.
Cây cúc tần chữa bệnh gì?
Theo đông cúc tần có vị đắng, tính ấm, thơm, cay. Có nhiều công dụng như sát trùng, lợi tiểu, hỗ trợ tiêu hóa, tiêu ứ, tán phong hàn, tiêu độc, tiêu độc. Bên cạnh đó còn giúp ăn ngon miệng. Vị thuốc này thường được sử dụng để chữa nhức đầu, đau lưng, thấp khớp, chấn thương, nhức xương, điều trị cảm sốt không ra mồ hôi,….
Cây cúc tần và 6 tác dụng hay khiến nhiều người ngỡ ngàng có thể kể đến đó là:
-
Chữa cảm sốt nhức đầu
Sử dụng 18g lá cúc tần, lá sẻ và lá chanh mỗi thứ 9g. Tất cả đem sắc nước uống lúc nóng. Phần bã còn lại cho thêm nước vào đun sôi dùng để xông người.
Đồng thời có thể kết hợp cùng lá bàng và lá hương nhu để sắc lấy nước uống để điều trị.
-
Chữa đau mỏi lưng
Dùng lá cúc tần và cành non giã nhuyễn. Sau đó sao nóng với rượu và đem đắp lên vùng bị đau sẽ thuyên giảm đáng đáng kể.
-
Làm mau lành vết thương
Sử dụng lá cúc tần giã nhuyễn và đắp lên vết thương, vết bầm sẽ nhanh chóng lành lại.

-
Trị thấp khớp và đau nhức xương khớp
Sử dụng 15-20g rễ cúc tần để sắc lấy nước uống. Thực hiện liên tục trong 1 tuần giúp hỗ trợ chữa đau nhức xương khớp và thấp khớp khá tốt.
Bên cạnh đó còn có thể kết hợp vùng rễ trinh nữ, rễ bưởi nung mỗi thứ 10g, đinh lăng, cam thảo dây mỗi thứ 10g.
-
Điều trị đau đầu do căng thẳng hay suy nghĩ nhiều
Chuẩn bị cúc tần, hoa cúc trắng (xé nhỏ) mỗi thứ 50g, đu đủ vừa chín tới, óc lợn mỗi thứ 100g. Cho cúc tần, đu đủ, hoa cúc trắng vào khoảng 1 lit nước đun sôi. Tiếp đó cho óc lợn vào và đun khoảng 20 phút nữa cho nhừ là ăn được. Dùng để ăn khi còn nóng trước bữa cơm. Ăn liên tục 1 tuần, 2 lần/ngày để đạt kết quả tốt.
-
Chữa ho do viêm phế quản
Sử dụng 20g cúc tần già mang rửa sạch băm nhỏ. Cùng với 3g gừng tươi cắt nhỏ, 2 nắm gạo, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn. Tất cả đem nấu cháo cho đến chín nhừ. Ăn cháo khi nóng lúc còn đói. Kiên trì ăn khoảng 3 ngày, mỗi ngày 3 lần sẽ giảm triệu chứng bệnh đáng kể.
-
Một số món ăn ngon chế biến từ cây cúc tần
Ngoài công dụng hữu hiệu khi là dược liệu tham gia vào những bài thuốc hay, Vị thuốc này còn được sử dụng phổ biến trong đời sống ẩm thực. Nó góp phần làm cho món ăn thêm hương vị cũng như gia tăng giá trị điều trị bệnh như một bài thuốc chữa trị hiệu nghiệm.
Bánh nếp cúc tần
Nguyên liệu để bạn có món ăn “chắc dạ” này là bột gạo nếp, lá cúc tần, muối, đậu xanh, thịt nạc, mộc nhĩ, hành hoa.
Thao tác chế biến bạn thực hiện như sau: lấy một nắm lá cúc tần rửa sạch, giã nhuyễn đem trộn cùng bột gạo nếp, muối tinh rồi vật bột cho dẻo, nặn thành từng viên hình tròn, cho nhân vào giữa, bọc lại.
Nhân bánh có 2 loại ngọt (có đường) và mặn (có thịt). Bánh có thể để dạng tròn hoặc dẹt.
Cá kho lá cúc tần
Đây là món ăn khá quen thuộc tại nông thôn. Mùi lá cúc tần khi kho với cá dậy lên hương vị ấm áp thôn quê. Khi kho cá bạn nên chọn những lá cúc tần có độ già vừa phải, xếp một lượt xuống dưới để tạo mùi vị cũng như tránh làm cháy cá. Thưởng thức miếng cá kèm chút lá cúc tần sẽ tạo nên hương vị rất riêng.
Cháo thịt lợn lá cúc tần
Món ăn thực sự thích hợp cho những người mới ốm dậy, khó ăn, cơ thể mệt mỏi, người sau phẫu thuật. Nguyên liệu cần có là lá cúc tần (loại già), gạo, thịt lợn nạc băm nhuyễn, gừng tươi. Đem lá rửa sạch, băm nhỏ. Tất cả cho vào nồi nấu thành cháo để nhỏ lửa cho cháo nhừ rồi nêm gia vị là bạn có thể dùng ngay (nên dùng khi cháo còn nóng).
Xem thêm:
- CÂY TỪ BI CHỮA BỆNH GÌ? KHÁM PHÁ NGAY 15 CÔNG DỤNG THẦN KỲ
- 10 CÔNG DỤNG CỦA CÂY TẦM GỬI TRONG CHỮA BỆNH
- CÂY TƠ HỒNG LÀ GÌ? TÁC DỤNG CỦA DÂY TƠ HỒNG NHƯ NÀO VỚI SỨC KHỎE
Lưu ý khi sử dụng
trong quá trình sử dụng các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần, người bệnh cũng cần lưu ý:
- Các bài thuốc chữa bệnh với dược liệu này cần được chỉ định theo liều lượng, kê đơn, bốc thuốc của thầy thuốc chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý lạm dụng, dùng quá liều có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Cần lựa chọn nguồn thuốc sạch để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Trong quá trình sơ chế, xử lý thuốc cần đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm để thuốc phát huy tốt nhất hiệu quả điều trị và an toàn với sức khỏe.
- Không sử dụng lá cúc tần có các đối tượng bị mẫn cảm với các thành phần trong thảo dược.
Giá bán cây cúc tần
Hiện nay, vị thuốc này không còn mọc hoang nhiều nữa mà được nuôi trồng dùng với mục đích làm thuốc chữa bệnh với quy mô lớn.
Bạn có thể mua loại dược liệu này tại các nhà thuốc Đông y, đại lý dược liệu với mức giá dao động từ 150.000 VNĐ đến 200.000 VNĐ/kg sấy khô.
Để đảm bảo an toàn, chất lượng thảo dược tốt nhất người bệnh nên đến cơ sở uy tín để tìm mua.
Thông qua bài viết vừa giới thiệu về Cây cúc tần và 6 tác dụng hay khiến nhiều người ngỡ ngàng. Hy vọng giúp cho mọi người có thêm các kiến thức cần thiết về cây thuốc quý này.
Trả lời