Cây chó đẻ răng cưa là một loại cây mọc hoang dại ở rất nhiều nơi. Trong nhiều năm trở lại đây đã rộ lên thông tin cho rằng đây là một thần dược trong chữa bệnh. Vậy thực hư cây chó đẻ răng cưa có tác dụng gì tốt trong chữa bệnh? Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến bạn đọc các kiến thức rõ nét về loại cây này.
Table of Contents
Chó đẻ răng cưa là cây gì?
Cây chó đẻ hay còn có các tên gọi khác trong dân gian như: Cây cau trời hay Diệp hạ châu.
Trong tiếng Hán cây chó đẻ có tên là Hiệp hậu châu, Nhật khai dạ bế hay Trân châu thảo.
Đây là loại cây có khoa học Phyllanthus urinaria L, Thuộc họ thầu dầu.
Cây chó đẻ răng cưa có thân cao từ 20 – 70cm. Xung quanh thân cây là các cành nhỏ dài khoảng một gang tay. 2 bên cành là những lá nhỏ trông khá giống với kiểu nhánh lá phượng. ra hoa và kết quả ở dưới tán. Hoa nở rộ vào khoảng tháng 4 – 6. Đến tháng 7 -11 là thời điểm kết quả. Hoa bao gồm 2 loại đó là đực và cái.
Cây chó đẻ mọc ở đâu?
Chó đẻ răng cưa thường mọc hoang nhiều tại các vùng đồng bằng. Xuất hiện phổ biến ở một số nước như: Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Nam Mỹ, Nhật Bản,… Hiện nay, cây chó đẻ răng cưa được trồng khá nhiều để làm dược liệu bào chế thuốc chữa bệnh.
Tại sao có tên gọi cây chó đẻ?
Từ xưa nhiều người thường thấy chó mẹ sau khi sinh con thường tìm ăn cây này. Cùng với hình dạng có lá răng cưa nên mới gọi tên là cây chó đẻ răng cưa.
Cây chó đẻ răng cưa có mấy loại?
Tùy vào từng đặc điểm mà có thể chia thành 3 loại như sau:
- Cây chó đẻ thân xanh
Đặc điểm của cây: lá mỏng và ngắn hơn bình thường, có màu xanh nhạt. Cành ngắn và ít phân nhánh. Khi nhai sẽ có vị đắng được gọi là diệp hạ châu đắng. Loại cây này được đánh giá là có dược tính mạnh nhất.
- Cây chó đẻ xanh đậm
Đặc điểm của cây: Lá to, thưa và rời rạc, màu xanh đậm. Chóp lá nhọn hơn và không được sử dụng để làm thuốc.
- Cây chó đẻ thân đỏ
Đặc điểm của cây: Thân màu hanh đỏ, đậm hơn ở thân dưới. Lá dài và dày hơn loại thân xanh. Tuy nhiên có dược tính ít nên không được trồng phổ biến.
Công dụng của cây chó đẻ răng cưa
Theo các nghiên cứu về vấn đề cây chó đẻ răng cưa có tác dụng gì tốt trong chữa bệnh. Đã chỉ ra được những giá trị chữa bệnh rất tốt của loại cây này như:
-
Tác dụng trong chữa bệnh viêm gan siêu B
Chuẩn bị 30g cây chó đẻ, sài hồ, hạ khô thảo, nhân trần mỗi thứ 12g và 8g chi tử gom thành 1 thang. Sau đó đem sao khô và sắc nước uống trong ngày.
-
Trị viêm gan do virus
Sử dụng 20g diệp hạ châu đắng xao khô và sắc nước 3 lần. Cho thêm 50g đường đun sôi tan và chia thành 4 lần uống trong ngày. Khi đi xét nghiệm nếu cho kết quả là HBsAg (-) thì ngưng uống.
-
Điều trị xơ gan cổ trướng thể nặng
Sử dụng 100g diệp hạ châu đắng xao khô và sắc nước 3 lần. Cho vào thêm 150g đường đun sôi tan. Chia thành nhiều lần uống trong ngày cho đỡ đắng. thực hiện liên tục khoảng 30 – 40 ngày.
Trong quá trình điều trị tránh ăn thức ăn giàu đạm như cá, thịt, đậu phụ, trứng,…
-
Chữa suy gan do nhiễm độc, sốt rét, ứ mật, sán lá, lỵ amip
Sử dụng diệp hạ châu đắng hoặc ngọt, cam thảo đất mỗi thứ 20g đem xao khô và sắc lấy nước uống hằng ngày.
-
Điều trị eczema (bệnh chàm mãn tính)
Dùng cây chó đẻ vò nát sau đó xát vào vùng bị chàm. Thực hiện nhiều ngày sẽ khỏi.
-
Trị mụn nhọt độc
Trẻ em rất dễ bị mụn nhọt độc vào mùa hè. Đôi khi còn bị mưng mủ và hành sốt.
Sử dụng cây chó đẻ rửa sạch sau đó giã nhỏ cùng với muối. Chế vào nước sôi để nguội hoặc cũng có thể pha thêm đường để dễ uống. Dùng phần bã để đáp vào vùng bị mụn nhọt.
-
Chữa bệnh sốt rét
Chuẩn bị 8g chó đẻ, dây hà thủ ô, thường sơn, lá mãng cầu tươi, dây gắm, thảo quả mỗi thứ 10g, dây cóc, hạt cau (bình lang), ô mai mỗi thứ 4g.
Đem tất cả nguyên liệu sắc với 600ml nước cho đến khi còn 1/3. Chia thành 2 lần uống và uống trước 2 tiếng cơn sốt rét. Nếu chưa hết sốt thì lần sau cho thêm 10g sài hồ.
-
Chữa bệnh sỏi thận
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy nước sắc từ cây chó đẻ có công dụng tăng cường lượng nước tiểu. Ngăn chặn được sự hình thành của các tinh thể tinh thể tạo sỏi thận. Giãn cơ ống mật và vùng sinh dục tiết niệu, tăng tiết mật. Chính vì vậy, nó có thể bào mòn sỏi thận và bài tiết chúng ra ngoài.
Xem thêm:
- 9 CÔNG DỤNG CỦA CÂY DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG TRONG ĐÔNG Y
- CÂY CHÚT CHÍT: LOÀI CÂY MỌC HOANG CHỨA THẦN DƯỢC TRỊ BÁCH BỆNH
- CÂY BẠCH ĐỒNG NỮ VÀ 10 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH BẤT NGỜ
Một số bài thuốc từ cây chó đẻ
Cây chó đẻ chữa viêm gan siêu vi.
Dùng 16g chó đẻ răng cưa, 16g nhân trần, 12g thổ phục linh, 4g vỏ bưởi sao khô, 8g hậu phác. Sắc nước uống ngày 3 lần, sau ăn. Nhân trần, chó đẻ răng cưa, thổ phục linh: giải độc, ức chế virus viêm gan. Vỏ bưởi, hậu phác giúp kiện tỳ, giảm tính lạnh của nhân trần và chó đẻ răng cưa.
Trị bệnh ngoài da, mụn nhọt
12g diệp hạ châu, 12g cam thảo đất. Đun nước uống thay trà hàng ngày. Uống đến khi hết mụn thì dừng. Lưu ý không dùng liên tục quá 30 ngày. Mỗi đợt uống uống tối đa 1 tháng phải dừng khoảng 7 -10 ngày rồi mới được tái uống.
Cây chó đẻ chữa sỏi thận
Dùng 24g chó đẻ răng cưa, sắc nước uống. Nếu bị đầy bụng có thể cho thêm gừng tươi hoặc trần bì lúc đun. Khi bệnh ổn định thỉnh thoảng nên dùng diệp hạ châu hãm trà thay uống nước. Mỗi ngày 8-10g, uống không quá 30 ngày liên tục.
Bài thuốc trị nổi mề đay từ diệp hạ châu
Dùng bôi ngoài : Khi bị nổi mề đay, dùng cây chó đẻ răng cưa tươi rửa sach, giã nát và dắp lên nốt mề đay. Diệp hạ châu giải độc giúp vết mề đay bớt ngứa và đem lại cảm giác dễ chịu.
Dùng uống trong: lấy cây chó đẻ răng cưa phơi khô rồi sắc nước uống. Mỗi ngày uống từ 10-15g. Có tác dụng mát gan và giải độc. Hỗ trợ điều trị mề đay.
Bài thuốc uống : Bạn đem cây chó đẻ rửa sạch đem phơi khô rồi dùng sắc nước uống, nước cây chó đẻ vừa có tác dụng làm mát gan, giải độc cơ thể và đồng thời cũng điều trị bệnh mề đay từ bên trong
Những người không nên dùng cây chó đẻ răng cưa
Người tỳ vị hư hàn với biểu hiện lạnh bụng. Thường xuyên đầy bụng khó tiêu, sợ lạnh đại tiện lỏng nát. Những người như vậy không nên dùng diệp hạ châu vì vị thuốc này có tính mát dễ làm nặng thêm tình trạng tiêu hóa không tốt của người bệnh.
Nhiều người thắc mắc có nên uống diệp hạ châu hàng ngày không? Theo ý kiến của các bác sỹ Đông y, người khỏe mạnh, không có bệnh lý gan mật không nên dùng chó đẻ răng cưa thường xuyên. Bởi sẽ làm tăng gánh nặng đào thải cho gan, mật và thận.
Phụ nữ có thai không được dùng chó đẻ răng cưa. Diệp hạ châu có tác dụng gây co mạch máu và tử cung dễ gây trụy thai.
Cũng không nên uống một mình diệp hạ châu. Cần phối hợp diệp hạ châu với các vị thuốc khác. Diệp hạ châu có tác dụng phụ gây giảm hồng cầu, hạ huyết áp và tăng nguy cơ gây suy giảm miễn dịch.
Những người nên uống cây chó đẻ răng cưa
Cây chó đẻ đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách, dược liệu này có thể gây ra một số rủi ro và tác dụng không mong muốn. Những đối tượng sau đây được khuyến khích nên sử dụng vị thuốc cây chó đẻ:
- Những người mắc bệnh về gan: Viêm gan siêu vi B, C, xơ gan, men gan cao, nóng gan,…
- Người bị bệnh sỏi mật, sỏi thận.
- Người bị mụn nhọt, ghẻ ngứa, mề đay,…
- Người bị sốt rét.
- Người bị nóng trong người dẫn đến bí tiểu, tiểu rắt, tiểu đau buốt.
- Người bị bệnh tiểu đường đường type 1.
- Người bình thường muốn uống trà chó đẻ răng cưa để thanh nhiệt, mát gan.
Giá bán của cây chó đẻ là bao nghiêu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết.
Chó đẻ răng cưa là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong dan gian. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị Y học cổ truyền… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng. Hiện giá bán của cây chó đẻ khoảng 100.000-150.000 VNĐ/Kg
Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ cây chó đẻ răng cưa có tác dụng gì tốt trong chữa bệnh. Trước khi sử dụng bạn nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhé!
Trả lời