Cam thảo là một vị thuốc cổ xưa mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó còn hỗ trợ trị nhiều căn bệnh đạt hiệu quả đáng kể. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin cụ thể về dược liệu quý này. Cũng như chia sẻ Cam thảo và 20+ tác dụng tuyệt vời bạn cần biết. Đừng bỏ lỡ nhé!
Table of Contents
Tìm hiểu cây Cam thảo
Cam thảo là phần thân hoặc phần rễ của cây Cam thảo được phơi khô hay sấy khô. Trong cuộc sống cũng như đông y và tây y cam thảo được sử dụng khá phổ biến.
Cam thảo thường được chia thành 3 loại khác nhau. Bao gồm: Cam thảo bắc, cam thảo dây và cam thảo nam. Mỗi loại cam thảo sẽ có hình dạng, cấu trúc và tác dụng khác nhau. Nên cần lưu ý để sử dụng đúng cách.
Các loại cây cam thảo
Cam thảo bắc
Cam thảo bắc hay còn có các tên gọi khác là: bắc Cam thảo, sinh cam thảo, quốc lão. Tên khoa học là Clycryrrhiza uralensis Fish và Glycyrrhiza glabra L. Thuộc họ cánh bướm Fabaceae ( Papilionaceae). Cam thảo bắc có xuất xứ từ Uran hay xuất xứ châu Âu. Chúng được gọi tên là Cam thảo là do có vị ngọt, thảo là cỏ hay dịch ra là cỏ có vị ngọt.
Đây là một loại cây sống lâu năm. Cây có chiều cao từ 1 đến 1.5m. Toàn thân có lông mỏng, lá kép lông chim lẻ, hình trứng đầu nhọn. Chiều dài của chúng khoảng 2-6 cm, chiều rộng từ 1.5-3 cm. Hoa của cam thảo bắc nở vào mùa thu hoặc hè. Hoa thường có màu tím nhạt hình bướm dày từ 14-22 cm. Quả cam thảo bắc có chiều dài 3-4 cm. chiều rộng khoảng 6-8 cm, có màu nâu giáp cong hình lưỡi liềm, mặt có nhiều lông. Trong mỗi quả sẽ có từ 2-8 hạt nhỏ, dẹt, đường kính từ 1.5 đến 2 mm màu xanh đen hoặc xám nâu.
Cam thảo bắc được trồng bằng hạt hoặc thân rễ. Sau khoảng thời gian từ 4-5 năm là có thể thu hoạch. Mùa xuân hoặc đông là thời điểm thu hoạch tốt nhất. Rễ sau khi đào xong sẽ xếp thành đống để cho lên hơn men và có màu hơi vàng.
Cam thảo dây
Cam thảo dây hay còn có các tên gọi khác như: tương tư tử, tương tư đằng, dây chi chi. tương tư đậu… Tên khoa học là Abrus precatorius L. Loại cây này cũng thuộc họ canh bướm Fabaceae.
Cam thảo dây được sử dụng từ bộ phận Rễ và lá phơi khô, cả phần hạt cũng được sử dụng.
Cam thảo dây là loại dây leo, cành gầy nhỏ thân có nhiều xơ. Lá kép có hình lông chim, chiều dài cả cuống từ 15-24 cm. Gồm 8-20 đôi lá chét, cuống chung ngắn. Lá chét hình giống hình chữ nhật chiều dài 5 đến 20 mm, chiều rộng từ 3 đến 8 mm. Hoa có màu hồng và mọc thành chùm nhỏ ở đầu cành hay kẽ lá. Quả thon dài khoảng 5cm, chiều rộng 12 đến 15mm, bề dày khoảng 7-8 mm. Hạt có hình trứng, vỏ cứng, bóng màu đỏ có 1 điểm đen lớn.
Cam thảo dây mọc hoang ở rất nhiều nơi. Chúng được bán thành bó dây và lá cam thảo. Phần rễ ít thấy bán.
Cam thảo nam
Cam thảo nam hay còn có các tên gọi là dã cam thảo, thổ cam thảo, giả cam thảo. Tên khoa học là Seoparia dulcis L. Đây là loại cây thuộc họ hoa mõm chó Scrophulariaceae. Cam thảo nam được dùng toàn bộ cây tươi hoặc khô.
Cam thảo nam là loại cây mọc thẳng đứng. Có chiều cao từ 40 đến 80 cm, thân ngắn có rễ to hình trụ. Lá đơn mọc đối, hoặc 1 vòng 3 phiến lá, lá hình trứng lộn ngược hay hình mác rộng 8-12 mm, chiều dài từ 1,5 đến 3 cm. Phía cuống hẹp dần, thành cuống ngắn, ở phần mép lá phía trên có răng cưa to. Phía dưới thì bình thường. Hoa màu trắng mọc ở kẽ lá. Mùa hè là thời điểm hoa nở. Hoa mọc riêng lẻ hoặc thành đôi. Quả nhỏ có hình cầu, bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ.
Cây mọc rộng rãi khắp Việt Nam. Có thể thu hái quanh năm. Dùng được cả tươi và khô để làm vị thuốc chữa bệnh rất hữu hiệu.
Thu hái và bào chế dược liệu
Rễ và thân cây là hai bộ phận được sử dụng để làm dược liệu. Cam thảo có thể được thu hái quanh năm, vào bất kỳ mùa nào trong năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, từ tháng 2 đến tháng 8 sẽ là thời điểm thu hái tốt nhất bởi đây là thời gian câu mang nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe người dùng.
Sau khi thu hái, người dùng bào chế dược liệu theo các cách dưới đây:
- Phơi hoặc sấy khô: Sau khi thu hái rễ cây về, cần rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng dày 1 – 2mm và phơi dưới nắng cho tới khi khô hoàn toàn. Ngoài ra, người dùng có thể sấy thảo dược ở nhiệt độ 70 – 80 độ C để quá trình bào chế dược liệu nhanh hơn.
- Tán bột: Cạo vỏ dược liệu rồi sửa sạch, cắt thành từng lát mỏng. Phơi hoặc sấy khô cam thảo rồi tán thành bột mịn.
- Tẩm mật: Đây là cách dùng cam thảo khá mới với nhiều người dùng. Sau khi thu hái, sơ chế, thái lát và phơi khô dược liệu thì tẩm với mật theo tỷ lệ 1kg dược liệu với 200ml mật và 200ml nước. Đun sôi mật và nước rồi đổ vào cùng dược liệu, sao đều tay cho tới khi khô hoàn toàn.
Thảo dược sau khi được bào chế phải bảo quản trong túi nilon hoặc lọ kín, tránh không khí lọt vào. Ngoài ra, cần để dược liệu ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, tránh ẩm mốc, công trùng, ảnh hưởng tới dược tính của dược liệu.
Tác dụng của cây Cam thảo
Cam thảo và 20+ tác dụng tuyệt vời bạn cần biết có thể kế đến đó là:
- Trị bệnh cảm lạnh và các bệnh về đường hô hấp.
- Trị đau dạ dày, loét dạ dày.
- Ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn, virus.
- Bảo vệ tim.
- Làm da mềm, đẹp.
- Giảm các triệu chứng giai đoạn mãn kinh.
- Trị bệnh viêm nhiễm như: u nhọt, sưng tấy, sưng họng, viêm tuyến vú, chàm lở, lở mồm.
- Trị viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Trị lao phổi.
- Trị viêm gan.
- Trị rối loạn nhịp đập tim.
- Trị lưng, chân đau.
- Trị xuất huyết tiểu cầu.
- Trị nhiễm độc thức ăn.
- Trị đái nhạt.
- Trị viêm học mạn.
- Trị viêm tuyến vú.
- Trị viêm tắc tĩnh mạch.
- Trị chứng nứt da.
Xem thêm:
- CÂY HẠ KHÔ THẢO VÀ 15 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH BẤT NGỜ
- CÀ ĐỘC DƯỢC: LOÀI CÂY HAI MẶT VỪA LÀ THẢO DƯỢC QUÝ VỪA LÀ ĐỘC HẠI NGƯỜI
- CÂY RẺ QUẠT VÀ 10 BÀI THUỐC CHỮA BỆNH HIỆU QUẢ DÂN GIAN
Một số bài thuốc từ cam thảo
Cam thảo thường được sản xuất dưới dạng viên nhai, viên nang, chiết xuất lỏng hoặc bột. Tùy vào mục đích y học, người bệnh có thể sử dụng cam thảo theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cam thảo:
Trị viêm loét dạ dày
Sử dụng cao lỏng có chiết xuất từ cam thảo thêm vào đồ uống và uống nóng. Mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần dùng khoảng 15 ml. Điều trị liên tục trong 6 ngày, giúp cải thiện bệnh đáng kể.
Điều trị ho lao, ho lâu ngày
Dùng cam thảo nướng rồi tán thành bột. Mỗi lần dùng 4 gram hòa tan với nước ấm và uống. Ngày uống 3 – 4 lần để đạt được kết quả điều trị như mong đợi.
Trị trẻ em cấm khẩu
Dùng 10 gram cam thảo sống sắc với 1 chén nước. Sau khi thuốc cạn còn 7 phân, cha mẹ cho con uống. Sau đó, đợi cho con trẻ nôn hết đàm nhớt ra thi nhỏ vào miệng con ít sữa.
Chữa ngộ độc, mụn nhọt
Dùng cao mềm cam thảo, mỗi ngày uống 1 – 2 thìa cà phê. Sử dụng vài ngày, giúp giải độc và giảm sưng ở mụn.
Trị chứng khó thở, tâm phế suy nhược
Sử dụng 12 gram cam thảo kết hợp với 8 gram nhị sâm và 10 gram đương quy, đem sấy khô, tán thành bột và bảo quản nơi khô thoáng. Mỗi lần lấy 4 gram bột hòa tan với nước ấm rồi uống. Ngày uống 3 – 4 lần.
Chữa viêm họng
Dùng 10 gram cam thảo sống hãm với nước sôi. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần và uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Điều trị viêm tắc tĩnh mạch
Sử dụng 50 gram cam thảo tươi sắc với 3 bát nước cho đến khi cạn còn 1. Chia thuốc làm 3 phần và uống trong ngày. Nên uống thuốc trước bữa ăn 15 – 20 phút.
Những lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ cam thảo
Là một loại dược liệu quá quen thuộc trong những bài thuốc Đông y, tuy nhiên khi sử dụng cam thảo, người dùng cần phải lưu ý những điều sau đây để việc điều trị bệnh lý đạt được kết quả tốt nhất:
- Uống cam thảo hàng ngày có tốt không là câu hỏi thường được người bệnh đặt ra. Sử dụng dược liệu hàng ngày mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, cần phải áp dụng theo đúng liều lượng do những người có chuyên môn chỉ định. Tránh sử dụng quá nhiều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người dùng.
- Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng bởi trong dược liệu có chất có thể gây ảnh hưởng tới bộ não của thai nhi, đồng thời gia tăng nguy cơ sinh non.
- Phụ nữ đang cho con bú và trẻ em khi sử dụng cần phải tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn.
- Người mắc bệnh viêm thận, huyết áp cao, thường xuyên táo bón… không nên dùng dược liệu.
- Tìm hiểu kỹ về những món ăn cần phải kiêng kỵ trong thời gian sử dụng dược liệu.
- Sử dụng ấm bằng sứ, thủy tinh, gốm để pha trà hoặc sắc thuốc, tránh dùng những dụng cụ bằng kim loại, có thể ảnh hưởng tới dược tính của dược liệu.
Trên đây là thông tin về Cam thảo và 20+ tác dụng tuyệt vời bạn cần biết. Việc dùng cam thảo không có tác dụng thay thế hoàn toàn các loại thuốc chữa trị đặc hiệu. Vì vậy việc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng là vô cùng quan trọng và cần thiết. Cùng tham khảo thêm nhiều cây thuốc dân gian bổ ích hơn tại Blog nhé!
Trả lời