Bệnh thoái hóa khớp rất dễ gặp phải hiện nay. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Thậm chí gây tàn phế, bại liệt. Do đó, mỗi người chúng ta nên trang bị cho mình kiến thức về bệnh thoái hóa khớp: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị kịp thời phòng ngừa biến chứng. Để có thể phòng tránh, cũng như sớm phát hiện và có biện pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả nhất.
Table of Contents
Thoái hóa khớp là gì? Vị trí thoái hóa khớp thường gặp
Thoái hóa khớp là tổn thương ở phần sụn, lớp đệm bao 2 đầu xương. Kèm theo đó là tình trạng viêm, giảm dịch bôi trơn tại vùng khớp. Các khớp bị thoái hóa sẽ thay đổi về hình thái. Bên cạnh đó còn thay đổi về cơ sinh học của tế bào sụn.
Theo các thống kê cho thấy những khớp phải chịu sức nặng, cử động thường xuyên rất dễ bị thoái hóa:
- Thoái hóa khớp gối.
- Thoái hóa khớp háng.
- Thoái hóa khớp vai.
- Thoái hóa khớp cổ chân.
- Ngoài ra, thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay, thoái hóa đa khớp,… cũng dễ xảy ra.

Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp
Trên thực tế, không phải người bệnh nào cũng có các triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều gặp phải các triệu chứng thoái hóa khớp như sau:
+ Đau nhức quanh khớp: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh. Những cơn đau thường âm ỉ và có thể tiến triển thành đau cấp tính khi người bệnh hoạt động mạnh. Giai đoạn ban đầu, người bệnh thoái hóa khớp chỉ thấy đau khi khớp hoạt động và chỉ cần nghỉ ngơi là cơn đau sẽ biến mất. Tuy vậy, sau 1 thời gian dài mà không có cách xử lý phù hợp thì cơn đau sẽ xuất hiện liên tục.
+ Cứng khớp: Triệu chứng này thường xảy ra vào buổi sáng khi vừa mới ngủ dậy và kèm theo các cơn đau nhức. Người bị thoái hóa khớp sẽ không thể cử động hay di chuyển được khi đau. Khi đó, chỉ cần nghỉ ngơi tầm 10-30 phút thì tình trạng này sẽ giảm dần.
+ Nghe thấy tiếng kêu lạo xạo khi cử động mạnh: Vì phần sụn và đệm giữa hai đầu xương bị hư hỏng kèm theo lượng dịch nhầy giảm bớt nên khi người bệnh thoái hóa khớp di chuyển thì phần đầu xương và sụn bị bào mòn sẽ chạm vào nhau gây ra tiếng lạo xạo. Tình trạng này sẽ dễ nhận biết nhất và thường kèm theo những cơn đau dữ dội khi người bệnh hoạt động mạnh.
+ Hạn chế vận động các khớp: Khi bị thoái hóa khớp bệnh nhân sẽ khó có thể thực hiện được các động tác đơn giản như cúi người, quay cổ hay xoay các khớp bả vai, cổ tay, đầu gối,…
+ Teo cơ, khớp sưng đau hoặc biến dạng: Thoái hóa khớp gây ra sưng tấy, đau, biến dạng, cơ xung quanh bị yếu và mỏng dần, teo đi. Đầu gối có tình trạng bị di lệch khỏi trục. Tại các ngón tay sẽ xuất hiện u cục và gồ ghề. Ngón chân sẽ gặp tình trạng cong vẹo,…
Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp
Tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh thoái hóa khớp: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị kịp thời phòng ngừa biến chứng. Với thoái hóa khớp, do tuổi tác là nguyên nhân chính, ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác như thừa cân hay thói quen lao động chưa hợp lý. Bên cạnh đó, giới tính cũng có thể nằm trong nhóm nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
– Lớn tuổi: sụn sẽ giảm dần theo độ tuổi. Thường bắt đầu xuất hiện sau tuổi 40, tuy nhiên tình trạng này ngày càng gia tăng ở những người trẻ tuổi.
– Thừa cân hoặc béo phì: thừa cân có thể tạo áp lực lên các khớp. Vì vậy, nếu bệnh nhân cố gắng giảm 5% trọng lượng cơ thể thì tỷ lệ thoái hóa sụn khớp cũng sẽ thấp hơn so với những bệnh nhân có cân nặng ổn định. Giảm nhiều hơn, quá trình thoái hóa sụn khớp càng chậm hơn.
– Giới tính: nữ giới thường dễ mắc thoái hóa khớp hơn. Có vài nghiên cứu cho rằng nguyên nhân là do những thay đổi về nội tiết tố nữ. Trên 30, sụn khớp của người phụ nữ bắt đầu mất dần độ đàn hồi, chắc khỏe. Khả năng cung cấp dinh dưỡng cũng giảm dần.
– Tính chất của công việc: những người phải làm công việc nặng nhọc bằng tay chân. Thì sẽ tạo áp lực đến vùng khớp cố định từ đó rất dễ bị thoái hóa khớp.
– Gặp phải chấn thương khớp: Sau khi gặp phải các chấn thương khớp thường trở nên yếu đi. Mà những ai có khớp yếu rất dễ bị bệnh thoái hóa khớp hơn.
– Di truyền: Cũng có một số người bị thoái hóa khớp là do di truyền.

Thoái hóa khớp có nguy hiểm không? Phải làm sao khi bị bệnh?
Một nghiên cứu chỉ ra: Khoảng 80% bệnh nhân thoái hóa khớp gặp khó khăn trong một vài cử động, 25% bệnh nhân mất khả năng, không thể thực hiện các sinh hoạt cá nhân. Không những vậy, khi mắc bệnh thoái hóa khớp người bệnh còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:
♦ Suy nhược cơ thể. Các triệu chứng và cơn đau do bệnh gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần. Nhất là những cơn đau liên tục vào ban đêm. Bệnh nhân sẽ luôn trong trạng thái trầm cảm, lo âu, mất tập trung trong công việc,…
♦ Biến dạng khớp: Khớp sưng to, biến dạng cong vẹo, mọc gai xương, lệch trục gây khó khăn cho việc đi lại, các vận động thường ngày.
♦ Teo cơ, tê bì. Tình trạng teo cơ ở vùng cạnh khớp. Tê bì tay chân. Khả năng co duỗi dần mất đi. Đi lại khó khăn, cầm nắm không chắc chắn.
♦ Biến chứng bại liệt, tàn phế. Có thể thấy đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoái hóa khớp. Không những vậy còn gây tổn thương đến rễ dây tủy, dây thần kinh, tủy cực kỳ nguy hiểm.
Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp
Tùy thuộc vào từng triệu chứng lâm sàng cũng như cận lâm sàng sau đây. Bạn có thể chẩn đoán được vị trí thoái hóa chính xác cũng như mức độ tổn thương ở sụn khớp:
– Xquang: Có thể thấy các khe khớp, đặc xương dưới sụn, gai xương.
– Chụp cộng hưởng từ: Giúp phát hiện tổn thương ở sụn khớp mà Xquang không nhìn thấy.
– Nội soi khớp: Cho biết mức độ canxi hóa của sụn khớp, phân tích tổng thể xương dưới sụn.
– Siêu âm khớp: Có thể giúp phát hiện được tình trạng hẹp khe khớp. Phát hiện được gai xương, tràn dịch khớp. Bên cạnh đó còn có mảnh xương sụn tự do trong ổ khớp…
– Ngoài ra, chụp cắt lớp (CT Scanner); chụp xạ hình xương, chụp bơm thuốc cản quang vào ổ khớp hay các xét nghiệm máu và hóa sinh giúp chẩn đoán bệnh chính xác.

Thoái hóa khớp có chữa được không? Các phương pháp điều trị
Trả lời thắc mắc “Thoái hóa khớp có chữa khỏi được không” Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thùy Ngoan-Trưởng phòng Y Học Cổ Truyền Sài Gòn cho biết “Hiện nay việc điều trị thoái hóa xương khớp gặp nhiều khó khăn, vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa khỏi 100%. Để phòng tránh bệnh phát triển nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần nhanh chóng phát hiện bệnh ngay từ những triệu chứng ban đầu. Chủ động đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ khám chữa hiệu quả.”
Mục đích chính của việc điều trị bệnh đó là giảm đau. Giúp vận động của khớp được phục hồi. Ngăn ngừa các biến chứng, biến dạng khớp có thể xảy ra. Để điều trị thoái hóa khớp có thể áp dụng các phương pháp như:
Chữa thoái hóa khớp bằng mẹo dân gian
♥ Lá lốt: Dùng 15 – 30g lá lốt tươi, rửa sạch đem sắc với 2 bát nước. Sắc cho cạn đến khi còn ½ chén nước và dùng uống sau bữa ăn tối.
♥ Lá mơ lông: Sử dụng 30 – 50g lá hoặc rễ cây mơ lông, sắc với gừng và nước. Chia thành 2 phần. Trong đó 1 phần cho thêm đường để uống. Phần nước còn lại để xoa bóp tại vùng khớp bị đau.
♥ Rượu hạt mè: Lấy 100g hạt mè rang vàng thơm rồi giã nhuyễn. Đổ 1 lít rượu trắng vào ngâm. Sau khoảng 10 – 15 ngày là có thể uống được. Mỗi lần uống dùng 10ml, uống 2 lần mỗi ngày.
Điều trị bằng thuốc tây y
Để chữa thoái hóa khớp bằng thuốc bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc như:
♥ Thuốc có tác dụng giảm đau thông thường như paracetamol.
♥ Thuốc có tác dụng kháng viêm giảm đau non-steroid. Bao gồm một số loại như Diclofenac, nhóm meloxicam, nhóm coxib
♥ Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal,… giúp giảm co cứng cơ, giúp vận động diễn ra trơn tru
♥ Điều trị rễ thần kinh: Gabapentin, Pregabalin, vitamin B… được sử dụng trong trường hợp thoái hóa gây chèn ép các rễ thần kinh
♥ Tiêm Hyaluronic acid (HA) vào ổ khớp.
♥ Sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng bổ sung Glucosamine, Chondroitin, Peptan…

Chữa thoái hóa không dùng thuốc
Gồm các liệu pháp cơ học như xoa bóp, bấm huyệt, kéo nắn,… Hay liệu pháp dùng nhiệt như chiếu hồng ngoại, đắp parafin, đắp bùn nóng. Hoặc cũng có thể tắm nước khoáng nóng. Sử dụng kích thích điện trị liệu hoặc dùng đai chỉnh hình,…
Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa thì những phương pháp trên đây cần phải tốn khá nhiều thời gian mới đạt hiệu quả. Chi phí cũng khá nhiều. Bệnh nhân cần tuân thủ chế độ sinh hoạt nghiêm ngặt.
Chữa trị bệnh thoái hóa khớp bằng tế bào gốc
Phương pháp này khá mới và chỉ được áp dụng tại những bệnh viện lớn. Bằng cách đưa các tế bào gốc vào khớp xương bị thoái hóa, chúng sẽ biệt hóa tế bào sinh sụn, tái tạo sụn lành tại khớp bị bào mòn, hư hỏng. Cũng từ đó giúp khắc phục được những triệu chứng bệnh. Hồi phục khả năng vận động.
Phẫu thuật chữa thoái hóa khớp
Mang lại hiệu quả loại bỏ sụn khớp đã bị hư hỏng. Tái tạo lại vị trí cho tế bào đã được cấy ghép. Bao phủ giúp cho vùng tổn thương được sửa chữa nhanh chóng. Từ đó giúp người bệnh giảm đau và giảm các triệu chứng khác. Hiện nay có các phương pháp phẫu thuật như: mổ hở, nội soi loại bỏ dị vật, sửa chữa trục khớp, thay thế khớp nhân tạo…
Dù tỷ lệ thành công cao, song phẫu thuật không được khuyến khích. Bởi rủi ro có thể xảy ra trong và sau thực hiện thủ thuật. Chi phí cao, khả năng tái phát bệnh,… Do đó chỉ trong những trường hợp bắt buộc, điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả bác sĩ mới chỉ định bệnh nhân thực hiện.
Thuốc đông y chữa bệnh thoái hóa
Theo đông y, thoái hóa khớp thuộc phạm vi chứng Tý hình thành do yếu tố ngoại nhân và nội thương. Từ đó khiến cho sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn. Gây triệu chứng sưng, đau, sưng khiến vận động của khớp bị cản trở. Vì vậy, chữa bệnh thoái hóa khớp bằng Đông y sẽ theo nguyên tắc nhất định. Đó là tiến hành Trừ tà – sau đó phục hồi sụn khớp – từ đó giúp tăng cường chức năng tạng phủ – sức đề kháng được cải thiện.
Đông y lưu truyền vô số bài thuốc khác nhau chia thành thuốc bắc và thuốc nam bào chế từ các loại thảo dược quý như: Độc hoạt, phòng phong, đỗ trọng, ngưu tất, dây đau xương…
Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh thoái hóa khớp nổi bật hiện nay gồm có:
♦ Bài thuốc nam gia truyền của yhoccotruyen saigon: Đã được lưu truyền 150 năm, giúp hàng ngàn bệnh nhân bị thoái hóa xương khớp dứt điểm. Bài thuốc là sự kết hợp hoàn hảo của 4 phương thuốc. Bao gồm thuốc đặc trị , thuốc bổ gan giải độc, hoạt huyết bổ thận và kiện tỳ ích tràng.
♦ Hoạt huyết phục cốt hoàn của yhoccotruyen saigon: Được Cục an toàn thực phẩm cấp giấy phép sản xuất, lưu hành trên toàn quốc. Đây là sản phẩm hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp và các bệnh về xương khớp sử dụng thảo dược 100% theo tiêu chuẩn GACP-WHO lành tính, không tác dụng phụ. Bài thuốc mang lại hiệu quả cao được giới chuyên môn và bệnh nhân đánh giá rất tốt.

Thoái hóa xương khớp nên ăn gì, cách phòng bệnh
Để sụn khớp được hồi phục và tăng cường hiệu quả chữa trị. Bệnh nhân cần phải quan tâm đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng hằng ngày. Nên bổ sung và tránh xa những thực phẩm như sau:
- Bổ sung các món ăn từ xương hầm, sụn bò, sườn… giàu glucosamine và chondroitin.
- Nên ăn các loại cá biển, hạt lanh, ngũ cốc… chứa hàm lượng lớn omega-3
- Tăng cường thực phẩm giàu canxi trong trứng, sữa, đậu nành…
- Ăn nhiều rau xanh, củ quả giàu vitamin C, K, magie…
- Tránh xa đồ chiên xào, xúc xích, gà rán… chứa nhiều chất béo bão hòa.
- Hạn chế ăn bánh mì, khoai tây, bắp… giàu tinh bột.
- Giảm ăn các loại thực phẩm giàu axit oxalic củ cải, mận, bột mì, măng…
- Hạn chế ăn nội tạng động vật, đồ quá mặn, quá ngọt.
- Không uống rượu bia, hút thuốc lá, cà phê…
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý các biện pháp phòng ngừa. Cụ thể:
- Không mang vác nặng, làm việc quá sức.
- Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, giảm cân khi quá béo.
- Giữ tư thế thẳng khi đi đứng, ngồi làm việc.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, khởi động trước và tập luyện đúng tư thế.
Trên đây là thông tin về bệnh thoái hóa khớp: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị kịp thời phòng ngừa biến chứng. Hy vọng có thể giúp bạn có thêm các kiến thức bổ ích giúp phòng tránh và chữa bệnh hiệu quả nhé!
Trả lời