Rối loạn lo âu trầm cảm là một trong những vấn đề tâm lý có xu hướng gia tăng trong cuộc sống hiện đại. Đây là một căn bệnh mang tính xã hội cần phải được xem xét, nghiên cứu. Vì tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe. Vậy Bệnh rối loạn lo âu trầm cảm là gì? Dấu hiệu triệu chứng biểu hiện như thế nào? Tất cả thông tin sẽ được chia sẻ cụ thể
Table of Contents
Bệnh rối loạn lo âu trầm cảm là gì?
Để biết được mối liên quan giữa rối loạn lo âu và trầm cảm. Chúng ta nên hiểu rõ được cơ bản về 2 bệnh lý này như sau:
Rối loạn lo âu là gì?
Rối loạn lo âu là nhóm bệnh lý có dấu hiệu điển hình đó là luôn cảm thấy lo sợ thái hóa trước 1 tình huống bình thường. Sự lo lắng, sợ hãi ở người bệnh rối loạn lo âu thường có tính chất vô lý. Tuy nhiên tình trạng này kéo dài liên tục, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Rối loạn lo âu thường đi kèm với một số bệnh lý tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, rối loạn nhân cách,…
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là căn bệnh tâm thần vô cùng nguy hiểm, ảnh hướng đến cách suy nghĩ, cảm xúc và hành động. Bệnh trầm cảm khiến người bệnh luôn buồn bã hoặc không có hứng thú với những hoạt động xung quanh cuộc sống. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra 1 loạt các vấn đề về tâm lý – tình cảm, thể chất. Thậm chí khiến có khả năng hoạt động, phán đoán, quyết định một vấn đề nào đó suy giảm. Trầm cảm gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống. Thậm chí khi không được điều trị kịp thời người bệnh có thể có suy nghĩ tiêu cực dẫn đến tự tử.
Như vậy, có thể thấy rối loạn lo âu và trầm cảm là 2 chứng bệnh tuy khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Người mắc bệnh trầm cảm thường lo lắng và người bệnh rối loạn lo âu thường có tâm lý chán nản. Cũng chính vì vậy mà 2 bệnh lý này thường đi kèm nhau và được gọi là rối loạn lo âu trầm cảm.

Dấu hiệu triệu chứng biểu hiện rối loạn lo âu trầm cảm như thế nào?
Bệnh rối loạn lo âu trầm cảm là gì? Dấu hiệu triệu chứng biểu hiện như thế nào? Khi mắc bệnh rối loạn lo âu trầm cảm người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu triệu chứng biểu hiện như sau:
Lo lắng quá mức
Sự lo lắng quá mức cần thiết là 1 trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi mắc bệnh. Mức độ lo lắng thường thoái hóa hơn so với những tình huống gây ra nỗi lo ấy. Ngay cả những tình huống xảy ra thường ngày cũng gây cảm giác lo lắng, sợ hãi quá mức cho người bệnh. Lo lắng quá nhiều khi những suy nghĩ diễn ra dai dẳng, lặp đi lặp lại kéo dài trên sáu tháng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng giải quyết các vấn đề thực tế. Bên cạnh đó có thể kèm theo các triệu chứng như căng cơ, đau nhức toàn cơ thể, mệt mỏi.
Luôn cảm thấy hồi hộp
Khi đứng trước các tình huống bất kỳ như phỏng vấn, thuyết trình, thi vấn đáp,… Thường thì chúng ta sẽ có biểu hiện như tim đập nhanh, tim đập dồn dập, đổ mồ hôi tay chân, khô miệng,… Đó là do khi hồi hộp, 1 bộ phận thần kinh giao cảm bị quá tải. Từ đó khiến cho não bộ hiểu rằng bạn đang gặp nguy hiểm và chuẩn bị để cơ thể đối phó mối đe dọa. Với những người bị rối loạn lo âu trầm cảm thì tình trạng này sẽ thường xuyên diễn ra và kéo dài dai dẳng khiến họ rất khó chịu.

Cảm giác bồn chồn
Bồn chồn cũng là một trong những triệu chứng dễ nhận biết khi mắc bệnh. Nhất là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy cảm giác bồn chồn không xảy ra ở tất cả những đối tượng có tâm trạng lo lắng. Nhưng đây là một trong các biểu hiện mà các bác sĩ thường tìm kiếm khi chẩn đoán bệnh. Nếu bạn cảm thấy bồn chồn kéo dài trên sáu tháng, thì đó có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu.
Mệt mỏi kiệt sức
Thường xuyên có cảm giác mệt mỏi kiệt sức cũng là một trong những biểu hiện của rối loạn lo âu. Một số đối tượng sẽ xảy ra tình trạng mệt mỏi kéo dài kèm theo cảm giác lo lắng, sợ hãi. Tuy nhiên một số khác chỉ đơn thuần là có cảm giác rất mệt mỏi. Dấu hiệu này cũng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tim mạch, tuyến giáp nên cần phải được lưu ý.
Mất bình tĩnh
Nếu như phải liên tục đối mặt với tình trạng lo lắng, bồn chồn bạn sẽ rất dễ mất được kiểm soát, dễ nổi cáu. Hầu hết những người bị rối loạn lo âu đều cảm thấy mình rất khó ở, dễ nổi cáu. Nhất là khi cơn lo lắng của họ đang trở nên tồi tệ hơn.
Không tập trung
Thường xuyên lo lắng liên tục giữa cuộc sống và công việc khiến cho người bệnh bị gián đoạn bộ nhớ ngắn hạn. Bộ nhớ chịu trách nhiệm lưu giữ thông tin ngắn hạn bị loại bỏ. Hậu quả dẫn đến tình trạng bị quên trước quên sau, không thể tập trung được. Hiệu quả công việc và học tập trở nên giảm sút đáng kể.

Cân nặng giảm sút
Ăn uống bị thay đổi khẩu vị là tín hiệu cho thấy cả thể xác và tinh thần đang bị thay đổi. Trạng thái căng thẳng kéo dài sẽ khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị chậm lại. Một số người sẽ bị tăng cân rất nhanh. Tuy nhiên, cũng rất nhiều người bị sụt cân nghiêm trọng nếu lo lắng quá độ.
Mất ngủ
Khi bị rối loạn lo âu trầm cảm người bệnh rất dễ bị mất ngủ, khó ngủ. 2 triệu chứng thường xảy ra nhất đó là khó chìm vào giấc ngủ và rất dễ thức dậy lúc nữa đêm. Điều này khiến người bệnh rất mệt mỏi, sức khỏe suy giảm trầm trọng.
Cảm thấy sợ hãi vô lý
Người bệnh sẽ luôn cảm thấy sợ hãi không rõ lý do. Nỗi sợ hãi lâu ngày có thể gây ám ảnh. Thông thường, người bệnh không phát hiện triệu chứng này đến khi đối mặt với tình huống cụ thể và không có khả năng khắc phục được nỗi sợ hãi
Tự nghi ngờ
Người bệnh sẽ rất dễ cảm thấy nghi ngờ chính bản thân mình. Họ thường đặt nhiều giả định cho bản thân. Luôn nghi ngờ và đưa ra nhiều câu hỏi nghi vấn. Khi muốn đưa ra quyết định họ sẽ hỏi những người xung quanh. Hoặc tìm kiếm câu trả lời trên mạng. Họ luôn cảm thấy không hài lòng với những thông tin để đưa ra quyết định vì lo lắng sẽ quyết định sai.
Tránh các tình huống xã hội
Lo lắng, sợ hãi, khó chịu, cảnh giác quá mức trong môi trường xã hội. Rất dễ gặp phải ở những người bị rối loạn lo âu. Họ có cảm giác sợ hãi khi tương tác với những người khác trong mối quan hệ xã hội. Lo lắng rằng họ sẽ bị những người khác xem xét kỹ lưỡng. Sự lo lắng, căng thẳng này gây ra sự suy yếu trong hoạt động. Ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống cũng như mối quan hệ của người bệnh.

Rối loạn lo âu trầm cảm có nguy hiểm không?
Khi bị bệnh rối loạn lo âu trầm cảm người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng ở mức độ nghiêm trọng hơn. Khi bệnh phát triển nghiêm trọng sẽ khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Nếu không sớm điều trị hiệu quả kịp thời, bệnh rối loạn lo âu trầm cảm không những khiến cho chất lượng cuộc sống suy giảm. Mà còn tác động tiêu cực đến hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể. Gây ra một loạt bệnh lý nguy hiểm khác như:
Bệnh đột quỵ.
Bệnh tim mạch, đau tim…
Làm nặng thêm các bệnh mạn tính như bệnh tuyến giáp, đái tháo đường…
Mất ngủ, khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, hay gặp ác mộng.
Suy nhược cơ thể.
Luôn cảm thấy mệt mỏi, không có sức lực làm bất cứ việc gì.
Rối loạn tiêu hóa
Dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng do virus, vi khuẩn… gây ra.
Tăng nguy cơ tự tử.
Rối loạn hệ thần kinh thực vật.

Phương pháp sống mạnh khỏe để phòng ngừa rối loạn lo âu trầm cảm
♦ Vui vẻ, hòa đồng không nên cô lập mình.
♦ Đơn giản hóa mọi thứ, không nên suy nghĩ quá độ.
♦ Cân bằng cảm xúc, dành thời gian thư giãn, học cách buông bỏ và kiểm soát căng thẳng.
♦ Không nên suy nghĩ hay đưa ra các quyết định trong khi chán nản và mất hy vọng.
♦ Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, ăn ít chất béo, đường và đồ ăn sẵn. Nên ăn nhiều chất xơ, hoa quả tươi, rau xanh. Bổ sung những thực phẩm giàu thành phần omega 3. Thực phẩm giàu vitamin trong khẩu phần ăn mỗi ngày.

♦ Tập thể dục đều đặn. Tập thể dục là cách giảm căng thẳng và stress mạnh mẽ, giúp cải thiện tâm lý.
♦ Hạn chế rượu bia và tránh lạm dụng các loại thuốc an thần khác.
♦ Cân bằng cuộc sống, tránh lo lắng quá độ, ngủ đủ giấc.
♦ Khi có có dấu hiệu không ngủ được hoặc mất ngủ. Cần phải đến bác sĩ để thăm khám và có biện pháp chữa trị hiệu quả kịp thời.
Hy vọng qua thông tin vừa chia sẻ đã giúp mọi người hiểu rõ được Bệnh rối loạn lo âu trầm cảm là gì? Dấu hiệu triệu chứng biểu hiện như thế nào? Rối loạn lo âu trầm cảm vô cùng nguy hiểm. Hãy trang bị kiến thức đầy đủ để kịp thời xử lý khi có vấn để xảy ra bạn nhé!
Trả lời