Hiện nay, tỷ lệ người mắc phải bệnh gout ngày càng gia tăng. Đây là một trong những bệnh lý viêm khớp gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chính vì vậy việc hiểu rõ Bệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả là vô cùng quan trọng và cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu thông tin c8u5 thể về căn bệnh này ngay trong bài viết dưới đây.
Table of Contents
Tìm hiểu chung về căn bệnh Gout
Bệnh Gout (Gút) là bệnh gì?
Bệnh gout (hay còn gọi là thống phong, bệnh gút), đây là một loại viêm khớp đột ngột gây ra tình trạng sưng đỏ và đau ở các khớp. Nguyên nhân dẫn đến gout chủ yếu là do lượng axit uric tích tụ trong máu gây ra triệu chứng viêm ở khớp. Biểu hiện thường thấy nhất của bệnh gút là xuất hiện nhiều cơn đau đột ngột. Nhất là hay đau về về đêm, khớp chân thường bị sưng tấy. Ít gặp hơn ở khớp tay như bàn tay, cổ tay, khuỷu tay.
Bệnh Gout có nguy hiểm không?
Nếu không sớm chữa trị kịp thời, bệnh gút sẽ gây nhiều tác hại nguy hiểm như:
- Bệnh gout tái phát
Gout là căn bệnh mạn tính. Nhiều bệnh nhân dù đã điều trị nhưng có thể gặp phải những cơn đau do gout nhiều lần trong 1 năm.
- Gout tiến triển
Bệnh gout ở giai đoạn cấp tình nếu không được chữa trị kịp thời. Từ đó dẫn đến các tinh thể muối urat sẽ tấn công các khớp. Hình thành ở các ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân… các hạt tophi. Bệnh gout sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính.
- Sỏi thận
Tinh thể urat lắng đọng trong đường tiết niệu của những người bệnh gout, sẽ gây bệnh sỏi thận.
Bệnh gout có điều trị khỏi được không?
Gout là một trong những bệnh lý rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Vì vậy rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Điều trị bằng thuốc Tây y chỉ có thể giúp giảm đau, chống viêm trong giai đoạn đầu.
Khi bệnh ở giai đoạn mãn tính, bệnh nhân cần được phục hồi chức năng gan, thận bằng các bài thuốc Đông y. Bên cạnh đó cũng phải chữa trị rối loạn chuyển hóa kèm theo.
Nguyên nhân gây bệnh Gout
Bệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả. Bác sĩ Nguyễn Thùy Ngoan tại Phòng Khám Y Học Cổ Truyền Sài Gòn cho biết, bệnh Gout có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó có thể chia thành nhóm các nguyên nhân như sau:
♦ Nguyên nhân nguyên phát
Bệnh gout có thể do cơ địa, các các yếu tố gen di truyền. Người bệnh trong trường hợp này có sự tổng hợp purin nội sinh cao hơn so với người bình thường. Vì vậy nồng độ acid uric có trong máu cũng tỷ lệ thuận tăng theo.
♦ Nguyên nhân thứ phát
- Nguyên nhân này chủ yếu là do các yếu tố bên ngoài tác động. Vì một lý do nào đó mà bệnh nhân đã vô tình khiến cho lượng acid uric có trong máu tăng mạnh. Điển hình có thể là do:
- Chế độ ăn uống là nguyên nhân chính khởi phát bệnh gout. Do ăn quá nhiều thức ăn chứa nhân purin. Như thịt đỏ, nội tạng động vật, cá béo và nấm. Bên cạnh đó, những người có thói quen uống rượu bia nhiều sẽ là tác nhân chủ yếu kích thích sự gia tăng acid uric trong máu cao.
- Rối loạn chức năng thận. Sự rối loạn chuyển hóa purin sẽ khiến cho thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Khi lượng axit uric có trong máu tích tụ ngày càng cao sẽ dẫn đến hình thành nên những tinh thể tập trung tại khớp. Từ đó gây tình trạng sưng, viêm, đau đớn cho người bệnh.
Triệu chứng bệnh Gout
+ Các cơn đau khớp dữ dội
Triệu chứng thường thấy nhất của bệnh gout đó là các cơn đau xuất hiện ở hầu hết các các khớp thường bị gout tấn công như: bàn chân, ngón chân cái, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và các khớp ngón tay. Gây nên những cơn đau dữ dội nhất là vào ban đêm.
+ Khó chịu sau cơn đau
Sau khi các cơn đau có dấu hiệu giảm xuống, một số bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu từ vài ngày cho đến vài tuần.
+ Xuất hiện viêm và nóng đỏ
Các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng, viêm và nóng đỏ.
+ Giới hạn vận động
Khi bệnh gút tiến triển, những cơn đau có thể ảnh hưởng đến sự vận động của bệnh nhân.
Phân biệt bệnh Gout cấp tính và bệnh Gout mãn tính
Bệnh Gout cấp tính
– Thời điểm: Những triệu chứng của bệnh gout giai đoạn này thường xuất hiện đột ngột vào nửa đêm. Triệu chứng có thể tự phát hay xuất hiện sau khi ăn món ăn chứa nhiều chất đạm hoặc uống quá nhiều rượu bia,…
– Vị trí: Bệnh Gút thường khởi phát tại khớp chi dưới như khớp bàn ngón chân cái ( chiếm hơn 50% các trường hợp), khớp cổ chân, khớp gối… Tiếp theo các cơn đau có thể xuất hiện ở khớp bàn tay, ngón tay hoặc các khớp khác.
– Tính chất đau: Đau khớp dữ dội, cơn đau thường diễn ra nhiều lúc gần sáng hoặc về đêm. Kèm theo tình trạng nóng đỏ, sưng tấy, vận động của các khớp bị hạn chế. Các cơn đau sẽ giảm dần vào ban ngày.
Bệnh gout mãn tính
– Xuất hiện hạt tophi: Biểu hiện dễ nhận biết nhất của bệnh gout ở giai đoạn mãn tính đó là sự xuất hiện của các hạt tophi. Chủ yếu là do các muối urat sodium kết tủa trong mô liên kết nhiều năm tạo thành các khối dưới da.
– Vị trí đau: Hạt tophi có thể xuất hiện ở vành tai, cạnh các khớp tổn thương. Gây đau dữ dội. mắt thường có thể nhìn thấy được các tinh thể kết tinh hình khối màu trắng.
Những đối tượng dễ mắc bệnh Gout
Nam giới sau 40
Theo các thống kê cho thấy có hơn 80% đối tượng mắc bệnh gout là nam giới ở độ ngoài 40. Tuy nhiên cũng có nhiều khả năng bệnh phát triển sớm hơn. Nhưng thường nằm trong độ tuổi từ 30 cho đến 50.
Nhất là trong thời buổi hiện nay, chế độ ăn uống, dinh dưỡng không hợp lý. Thường xuyên ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm. Cùng với lối sống không lành mạnh, ít tập luyện, uống nhiều bia rượu, hút thuốc. Điều này đã khiến cho bệnh gout ngày càng gia tăng và đa dạng về đối tượng mắc bệnh.
Bệnh Gout đang có xu hướng trẻ hóa
Nhiều quan niệm sai lầm thường cho rằng bệnh Gout chỉ gặp ở những người hơn 50t. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế tại Singapore đã có cảnh báo về xu hướng mắc bệnh gần đây. Đã có rất nhiều thanh niên mắc bệnh, thậm chí cả ở lứa tuổi thiếu niên cũng có thể bị Gout.
Nữ giới tuổi mãn kinh
Bởi vì nhiều sự suy giảm nghiêm trọng hormone estrogen trong cơ thể. Dẫn đến chuyển hóa acid uric bị rối loạn. Bên cạnh đó nếu như ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào, nhiều giàu mỡ. Điều này cũng làm gia tăng khả năng mắc gout ở nữ giới tuổi mãn kinh.
Người thừa cân, béo phì
Khi trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ khiến việc đào thải axit uric diễn ra lâu hơn. Không những vậy, những người bị thừa cân, béo phì rất thích ăn đồ ăn nhiều đạm và các món chiên xào, thức ăn nhanh. Vì vậy khả năng mắc bệnh cũng cao hơn.
Người có tiền sử gia đình mắc gout
Các nghiên cứu khoa học hiện đại cho biết, hiện đang có 5 loại gen liên quan đến bệnh gút. Điều đáng nói là hầu hết chúng đều có khả năng di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Vì vậy, không loại trừ nguyên nhân bạn bị Gout là do người thân đã từng mắc bệnh.
Người ăn uống thiếu khoa học
Bất kể đối tượng nào cũng có thể mắc phải bệnh Gout. Những người ăn uống thiếu khoa học cũng dễ bị Gout.
Phương pháp điều trị bệnh Gout
Khi các triệu chứng do bệnh Gout gây ra phát triển thì các bạn sĩ đa phần sẽ kê đơn thuốc giảm đau. Hoặc người bệnh cũng có thể áp dụng các bài thuốc dân gian dễ thực hiện, an toàn, ít chi phí.
Chữa bệnh Gout bằng thuốc Tây y
Thuốc Tây y thường có tác dụng giảm đau do bệnh gây ra. Bên cạnh đó thuốc cũng giúp hạ acid uric, từ đó ngăn chặn sự lắng đọng tinh thể urat trong các khớp. Nồng độ axit uric trong máu của người bệnh từ đó cũng giảm dần.
Sử dụng thuốc Tây y thường cho hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cũng dễ gây tác dụng phụ như: đau dạ dày, suy gan, thận… Không những vậy, bệnh nhân dễ bị phụ thuộc vào thuốc. Nếu ngưng thuốc thì tình trạng bệnh dễ tái lại.
Do đó, để hạn chế tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh có thể tham khảo các cách chữa bệnh Gout bằng Đông y. Đồng thời cũng nên kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập khoa học để khắc phục bệnh một cách tốt nhất.
Điều trị bệnh Gout bằng Đông y dân gian
♥ Điều trị gout bằng cây ngải cứu
Nguyên liệu: 1 nắm lá ngải cứu + 2 thìa mật ong.
Cách làm: Ngải cứu rửa sạch sau đó ngâm trong nước muối pha loãng để khử trùng. Giã nát ngải cứu, chắt lấy nước cốt rồi pha cùng mật ong. Mỗi ngày dùng 2 lần và buổi trưa và buổi chiều.
♥ Điều trị bệnh gút bằng đậu xanh
Nguyên liệu: Đậu xanh nguyên hạt (30g)
Cách làm: Đậu xanh đem ngâm nước khoảng 30-60 phút. Sau đó nấu nhừ. Chia thành 2 lần ăn vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ 1-2 tiếng. Mỗi lần ăn khoảng 1 chén. Áp dụng liên tục 1 tháng để đạt hiệu quả.
♥ Điều trị bệnh gút bằng cây nở ngày đất
Nguyên liệu: 200g cây nở ngày đất tươi còn nguyên cả rễ và hoa
Cách làm: Rửa sạch, vớt ra để ráo và chặt thành từng khúc ngắn. Dùng 1,5 lít nước để sắc cho đến khi nước cạn chỉ còn khoảng 500ml thì chắt ra. Chia thành nhiều phần nhỏ để uống trong ngày.
Lời khuyên của bác sĩ dành cho người mắc bệnh gout
Chế độ ăn uống
Theo bác sĩ Nguyễn Thùy Ngoan – Trưởng phòng tại Phòng Khám Y Học Cổ Truyền Sài Gòn cho biết, khi mắc bệnh Gout người bệnh cần lưu ý chế độ ăn uống hằng ngày như sau:
- Tránh ăn những sản phẩm thịt đỏ như thịt trâu, thịt bò, thịt chó,…
- Tránh ăn các loại hải sản giàu đạm: cá béo, cá thu…
- Bên cạnh đó người bệnh cũng cần phải kiêng sử dụng các loại rượu, bia, nước ngọt có ga.
- Chế độ ăn uống hằng ngày nên tăng cường dùng nhiều rau củ có màu xanh và các trái cây.
- Mỗi ngày nên đảm bảo uống nhiều nước để tăng cường đào thải axit uric.
Chế độ luyện tập
- Khi mắc bệnh Gout người bệnh cũng nên vận động và luyện tập với những bài tập phù hợp. Một số bài tập mà người bệnh Gout có thể thực hiện như: bơi lội, đi bộ, chạy bộ, đạp xe,…
- Những bài luyện tập, vận động sẽ giúp nâng cao sức khỏe, hạn chế tái phát những cơn đau. Nhưng trong khi đang bị Gout cấp, bệnh nhân không nên vận động quá mạnh sẽ dễ gây tổn thương những khớp bị viêm.
Trên đây là thông tin về Bệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả. Hy vọng sẽ cung cấp được nhiều thông tin cần thiết để mọi người có thể phòng tránh và điều trị bệnh một cách tốt nhất.
Trả lời