Cây hoắc hương là một trong những cây thuốc nam khá phổ biến. Trong y học cổ truyền từ lâu đã dùng hoắc hương như một vụ thuốc có tác dụng chữa bệnh khá tốt. Trong bài viết sau đây sẽ bật mí về hoắc hương và 18 tác dụng chữa bệnh. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay nhé!
Table of Contents
Hoắc hương là gì?
Cây hoắc hương có tên gọi đầy đủ là Quảng Hoắc Hương hoặc Thổ Hoắc Hương. Tên Hán Việt của cây hoắc hương đó là là Tô Hợp Hương, Hợp Hương, Hoắc Khử Bệnh, Tiên Hoắc Hương, Gia Toán Hương, Ngư Hương,… Cây hoắc hương có tên khoa học đó là Pogos Cablin (Blanco) Benth. Đây là loại cây thuộc họ Môi (Lamiaceae).
Hoắc hương thuộc loại cây thân thảo, sống lâu năm. Hình dáng của cây hoắc hương giống cây bụi, cây chiều cao trung bình từ 30 – 50cm. Thân cây hoắc hương thẳng hình trụ vuông, có màu nâu tím, có lông. Thân cây phân thành nhiều cành, cành non có màu xanh, cành già có màu xám. Lá của cây hoắc hương mọc đối, khi vò có mùi rất thơm và vị hơi cay. Lá cây hoắc hương thường có hình elip hoặc hình trứng, mép lá có răng cưa. Có lông ở cả 2 mặt lá, chóp lá hơi nhọn hoặc tròn. Hoa hoắc hương có màu hồng tím nhạt, mọc thành bông ở kẽ lá hoặc ngọn cành. Quả bế và có hạt cứng.
Phân bố và thu hái hoắc hương
Cây hoắc hương phát triển tốt trong môi trường khí hậu nhiệt đới. Cây phổ biến nhất ở Ấn Độ và được trồng nhiều ở các nước châu Á, Nam Mỹ và Tây Phi. Ở Trung Quốc cây hoắc hương được sản xuất chủ yếu ở Quảng Đông và Hải Nam. Tại Việt Nam, cây hoắc hương được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc, như các tỉnh Hưng Yên, Kim Sơn – Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam,…
Toàn bộ cây hoắc hương trừ gốc rễ đều có thể sử dụng làm thuốc. Khoảng tháng 4 đến tháng 6 là thời điểm thu hái. Cây khi có cành lá xum xuê thì sẽ cắt bỏ cả cây phơi trong bóng râm cho khô hoặc có thể sấy nhẹ cho khô.
Thành phần hóa học cây hoắc hương
Trong thành phần của cây hoắc hương có chứa tinh dầu, và chiếm 1,2%. Bao gồm 2 thành phần chính đó là 40% là alcohol patchoulic, 50% patchoulen. Còn lại 10% gồm một số thành phần khác như: cadinen, eugenol, bezaldehuyd, sesquiterpen, aldehyde, cinnamic, epiguaipyridin.
Hoắc hương theo đông y có vị cay, tính hơi ôn. Đây là loại thảo dược có đặc tính tính kháng khuẩn và kháng nấm mạnh. Được sử dụng chữa các bệnh cảm cúm, cơ thể đau nhức, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Lá của cây hoắc hương còn mang lại hiệu quả hạ nhiệt, có khả năng chống thối và khử mùi tốt nên được sử dụng để chữa bệnh hôi miệng.
Tác dụng chữa bệnh của cây hoắc hương
Bật mí về hoắc hương và 18 tác dụng chữa bệnh như sau:
- Hỗ trợ chữa ăn uống không tiêu, hay sôi bụng.
- Hỗ trợ trị chứng cảm cúm, nhức đầu, mệt mỏi.
- Chữa ho.
- Hỗ trợ trị bệnh viêm mũi mạn tính.
- Hỗ trợ chữa trị cảm mạo, sốt, nhức đầu.
- Hỗ trợ chữa bệnh chàm tay chân.
- Chữa chứng đau bụng do tỳ vị khí trệ.
- Hỗ trợ điều trị chứng viêm đường ruột cấp biểu hàn nội thấp.
- Hỗ trợ chữa bệnh viêm đường ruột cấp thể hàn thấp.
- Hỗ trợ trị bệnh thương thử vào mùa hè, tức ngực, buồn nôn, chóng mặt, không muốn ăn.
- Chữa chứng hàn thấp trở trệ bên trong, bụng đầy tức, ăn ít, nôn mửa.
- Hỗ trợ chữa cảm nắng, thổ tả.
- Hỗ trợ điều trị nội thương sinh lạnh và ngoại cảm thương hàn trong mùa hè.
- Chữa chứng bệnh hôi miệng.
- Trị tiêu chảy cấp.
- Hỗ trợ trị phát ban.
- Trị xông pha nơi có nhiều sương mù, sinh ra lở loét.
- Hỗ trợ chữa cho phụ nữ có thai bị nôn ọe, ăn uống kém.
Ngoài ra, mùi của hoắc hương còn được dùng trong công nghiệp chế tạo nước hoa hoặc làm hương liệu trong mỹ phẩm. Mùi của hoắc hương có khả năng làm giảm căng thẳng, đem đến cảm giác dễ chịu, thoải mái, cân bằng cảm xúc.
Thành phần tinh dầu có trong hoắc hương được dùng để chế tạo nhiều sản phẩm với công dụng khử mùi rất tốt, thư giãn. Đồng thời còn được sử dụng để khử trùng, giảm viêm và có khả năng đuổi côn trùng.
Sử dụng nước sắc từ dược liệu của cay6 hoắc hương có công dụng ức chế các loại nấm gây bệnh như tụ khuẩn, ecoli, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn mủ xanh,…
Lưu ý khi sử dụng hoắc hương
Không sử dụng dược liệu hoắc hương cho những người âm hư, không có thấp và vị, có uất nhiệt.
Những người có thể âm hư không bị thấp và người vị hư gây nên nôn cũng không nên dùng.
Tránh bôi tinh dầu hoắc hương trực tiếp lên da. Khi có kích ứng cần ngưng sử dụng ngay. Không dùng cho phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 6 tuổi.
Không được tự ý sử dụng hoắc hương khi chưa hỏi qua ý kiến của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Trên đây là những thông tin Bật mí về hoắc hương và 18 tác dụng chữa bệnh. Hy vọng bạn đã có được cho mình các kiến thức cần thiết về vị thuốc quý này!
Trả lời