Từ xa xưa bạch truật được xem là một dược liệu quý có tác dụng tăng cường sức khỏe. Không những vậy, Bạch Truật vị thuốc “khắc tinh” của các bệnh về tiêu hóa. Cải thiện sức khỏe, khắc phục bệnh một cách đáng kể. Trong bài viết hôm nay sẽ giới thiệu cụ thể hơn về loại dược liệu này.
Table of Contents
Bạch truật là cây gì?
Bạch truật hay còn có một số tên gọi khác như ư truật, sơn khương, dương phu, phu kế, mã kế, sơn giới, triết truật, đông truật, tiêu bạch truật, bạch đại thọ,.. Tên khoa học của bạch truật đó là Atractylodes macrocephala Koidz. Đây là loại cây thuộc họ Asteraceae.
Đặc điểm của cây bạch truật
Bạch truật là cây thảo, sống lâu năm. Có thân rể khá to, mọc dưới đất. Thân thẳng, ít phân cành hoặc phân cành ở bộ phận trên. Phần dưới hóa thân gỗ, cao khoảng 0,3-0,8m. Lá mọc cách, mọc dưới phần dưới của thân có cuống dài. Phía trên có cuống ngắn, gốc lá rộng, bọc lấy thân.
Phiến lá bạch truật thường xẻ sâu thành 3 thùy. Thùy giữa lớn, có 2 đầu nhọn, hình trứng tròn. 2 thùy bên nhỏ có hình mũi mác. Phần lá mọc ở gần ngọn thân có phiến nguyên, không xẻ. Có hình thuôn hoặc hình trứng mũi mác, mép lá có răng cưa. Cụm hoa hình đầu, phần dưới có màu trắng, phần trên có màu đỏ tím, xe thành 5 thùy hình mũi mác, xoắn ra ngoài. Quả bế, có màu xám, thuôn, dẹp và dài.
Dược liệu: Phần thân rễ bạch truật phơi khô hình dài. Có hình dạng khối lồi chồng chất. Hoặc rễ con dạng chuỗi liền cong queo không đều, đài 3-10cm. Phần vỏ bên ngoài có màu nâu đất hoặc xám nâu. Phần trên sẽ có góc tàn của thân. Phần dưới phình lớn có nhiều vết nhăn và vân rãnh. Mặt cắt ngang thường có màu vàng trắng hoặc nâu nhạt. Bên cạnh đó còn có những lỗ nhỏ rỗng, có mùi thơm.
Phân bố và thu hái bạch truật
Bạch truật có nguồn gốc từ Trung Quốc. Năm 1960 cây bạch truật được nhập về và trồng thử ở Bắc Hà, Sa Pa, Lào Cai. Hiện nay, cây đang được trồng rộng rãi ở các tỉnh vùng trung du và miền núi của nước ta.
Thời điểm thu hoạch là vào khoảng tháng 10 đến đầu tháng 11. Thường thu hoạch khi thân cây đã chuyển từ màu xanh sang màu vàng và nâu. Phần lá ở phần ngọn trở nên cứng, dễ bẻ gãy. Lúc này việc nhổ cây sẽ khá nhẹ nhàng. Chỉ cần dùng dao để cắt bỏ phần thân cây và đem củ về để sơ chế.
Sau khi nhổ phần củ về rửa sạch bằng nước. Ngâm trong nước khoảng 4 tiếng và đem ủ kín thêm khoảng 12 tiếng cho mềm ra. Sau đó bào hoặc thái mỏng thành lát rồi đem phơi khô hoặc có thể tẩm nước gạo đặc sao vàng. Nếu như để nguyên phần củ cắt rễ con phơi khô gọi là hồng trạch hay bạch truật. Khi đã thái mỏng phơi khô thì gọi là sinh sái truật hay đông truật.
Thành phần hóa học của bạch truật
Thành phần rễ của củ bạch truật có chứa 1,4 % tinh dầu. Gồm có : atractylon, atractylola, atractylenolid I, II, III, eudesmol và vitamin A. Trong thành phần dược liệu của cây bạch truật có chứa: Hunulene, selian, atractylone, palmitic acid, hinesol, b-Selinene, 10E-Atractylentriol,…
Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng bạch truật để chữa các chứng bệnh về tiêu hóa, trừ thấp hóa ứ, cầm mồ hôi và an thai.
Bạch truật theo Đông y thường có vị đắng, tính ấm, không độc. mang lại công dụng trừ thấp, ích tảo, ích khí, chữa đau đầu, tiêu đàm. Không những vậy, bạch truật còn rất có lợi cho tỳ (lá lách) và vị (dạ dày).
Tác dụng của bạch truật
Bạch Truật vị thuốc “khắc tinh” của các bệnh về tiêu hóa với nhiều tác dụng chữa bệnh đáng kể như:
- Chữa viêm dạ dày cấp và mãn tính.
- Chữa viêm gan nhiễm trùng.
- Điều trị bệnh đái tháo đường.
- Chữa phụ nữ có thai bị phù.
- Chữa tiêu chảy ở trẻ nhỏ.
- Thai động không yên.
- Chữa bụng đầy trướng, ăn không tiêu, táo bón.
- Chữa bụng đau, nôn mửa, tiêu chảy.
- Trị đầy bụng, kém ăn, đi phân sống.
- Hồi phục sức khỏe do kém ăn, kém ngủ.
- Chữa sa dạ dày, sa tử cung, trĩ.
- Trị phong thấp, sởi, ngứa ngáy.
- Trị chứng phù thũng ở tay chân.
- Chữa sản phụ trúng hàn, lạnh người, cấm khẩu bất tỉnh.
- Chữa ra mồ hôi trộm.
- Chữa răng đau lâu ngày.
- Trị mồ hôi ra do khí hư.
- Chữa viêm dây thân kinh vùng thắt lưng.
- Cơ thể bị mệt mỏi do chân khí kém.
- Làm trắng da.
- Trị nám da.
- Chữa khớp sưng đau, đỏ.
- Chữa áp xe gan.
- Chữa bệnh chóng mặt do rối loạn tiền đình.
- Chữa phụ nữ da thịt nóng do khí hư và trẻ em do tỳ hư.
Xem thêm:
- BẠCH THƯỢC VÀ 16 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI
- CÂY BÌM BỊP – TỪ LOẠI RAU RỪNG QUEN THUỘC ĐẾN VỊ THUỐC QUÝ TRONG ĐÔNG Y
- TRẦN BÌ THẦN DƯỢC TẠI GIA KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Một số bài thuốc từ bạch thuật
Bài thuốc chữa bệnh gan
Viêm gan, xơ gan, xơ gan cổ trướng là những bệnh thường gặp ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan lâu ngày. Để điều trị bệnh này, bạn cần chuẩn bị 30 – 50g Bạch truật, nếu ở thể cấp thì giảm liều lượng 15 – 30g. Sắc uống hằng ngày cho đến khi thấy đỡ có thể giảm liều lượng xuống.
Chữa bệnh dạ dày
Đau dạ dày cấp, mãn tính do thói quen ăn uống hoặc do căng thẳng lâu ngày có thể kết hợp các loại thảo dược sau: Bạch truật, Cam thảo đất, Trần bì, Sinh khương. Đun sắc các nguyên liệu với 500ml nước. Để lửa nhỏ cho đến khi thuốc cạn chỉ còn 1 nửa thì lấy ra dùng. Ngày uống 2 lần.
Cách chữa đi kiết lỵ, tiêu chảy
Kiết lỵ hoặc tiêu chảy lâu ngày không khỏi có thể dẫn tới mất nước, rất nguy hiểm cho sức khỏe. Bạn nên dùng khoảng 5kg củ Bạch truật đã phơi khô, thái mỏng và đun với lượng nước vừa đủ. Cho tới khi nước cạn chỉ còn 1 bát, bạn làm nhuyễn phần bã và trộn chung với mật ong để tạo thành dạng cao. Mỗi ngày sử dụng 1 viên bệnh tình sẽ thuyên giảm.
Bài thuốc an thai từ vị thuốc Bạch truật
Phụ nữ mệt mỏi, nôn nghén trong thời gian mang thai có thể sử dụng bột Đương quy, Bạch truật, Xuyên khung sấy khô, Bạch thược bột. Sau đó trộn chung uống mỗi ngày 7 – 10g với rượu loãng sẽ giúp cải thiện triệu chứng. Ngoài ra, các mẹ bầu có thể tham khảo bài thuốc từ Nhân sâm, Hoàng cầm, Xuyên khung, Bạch truật, Thục địa, Hoàng kỳ, Thược dược sắc với 300ml nước đến khi cô lại chỉ còn đủ 1 bát nước thuốc. Sử dụng ngày 1 thang.
Dùng Bạch truật chữa bệnh đau răng
Bạn có thể dùng củ Bạch truật đã thái nhỏ và phơi khô, đảm bảo làm sạch các bụi bẩn và ngậm 1 miếng nhỏ trong miệng cho tới khi hết đau.
Khắc phục hiện tượng đổ mồ hôi trộm
Mồ hôi trộm là biểu hiện bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng đôi khi cũng xuất hiện ở người trưởng thành khi hồi hộp, lo âu, căng thẳng. Bài thuốc chữa ra mồ hôi trộm gồm có Bạch truật, Mẫu lệ, Phòng phong, Hoàng kỳ sắc với 300ml nước để uống. Nếu sử dụng dạng bột, nên uống mỗi ngày 12g.
Làm trắng da trừ nám
Sở hữu làn da trắng không tì vết là mong muốn của phần lớn chị em phụ nữ. Tuy nhiên một số người có làn da ngăm do chế độ sinh hoạt hoặc do nám có thể khắc phục bằng các bài thuốc từ Bạch truật dưới đây:
- Bài thuốc làm trắng da: Xay nhuyễn 0,5 kg nghệ đen với 2 thìa cà phê rượu và 400g Bạch truật khô. Cho hỗn hợp hòa cùng 1,5l rượu trắng 30 độ, khuấy đều cho tan hoàn toàn. Đem đi ủ trong vòng 100 ngày, sau đó dùng rượu thấm vào bông, thoa đều lên mặt từ 2 – 3 lần trong ngày. Ưu tiên dùng buổi tối hoặc chiều do rượu khiến da bị bắt nắng. Kiên trì 1 tháng sắc tố da sẽ được cải thiện.
- Bài thuốc chữa nám da: Ngâm ủ khoảng 100g Bạch truật đã được làm sạch, với 300ml giấm táo mèo trong 14 ngày. Khi dùng, chấm bông tăm chứa thuốc lên các vết nám từ 3 – 4 lần trong vòng 1 tháng sẽ giúp các vết này mờ dần.
Lưu ý khi sử dụng bạch truật
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi bạn có 1 trong những vấn đề sau:
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Đang sử dụng loại thuốc khác cũng như các sản phẩm chức năng.
- Tiền sử dị ứng thuốc hoặc thức ăn.
- Đang có rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác.
- Người bị hen suyễn, ốm yếu gầy còm, bị mụn nhọt có mủ không nên sử dụng thảo dược này.
- Không dùng vị thuốc bắc bạch truật cùng với địa du, phòng phong vì tương tác cùng nhau sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn.
- Vị thuốc này dễ bị mốc nên kiểm tra thường xuyên và phơi sấy cẩn thận.
- Khi dùng bạch truật để điều trị nếu không thấy bệnh tiến triển nên thay đổi phương pháp điều trị, không nên dùng trong thời gian quá dài sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn.
Qua bài viết trên đây hy vọng bạn đọc đã có thêm kiến thức về Bạch Truật vị thuốc “khắc tinh” của các bệnh về tiêu hóa. Chia sẻ ngay nếu thấy thông tin này bổ ích nhé! Tham khảo thêm những cây thuốc dân gian khác tại blog Nguyễn Tuấn Hùng.
Trả lời