Cây diệp hạ châu khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Trong dân gian đây là một loại thảo dược mang lại khả năng chữa bệnh rất tốt. Hãy cùng điểm qua 9 Công dụng của Cây diệp hạ châu đắng trong Đông y ngay bài viết dưới đây nhé!
Table of Contents
Diệp hạ châu là cây gì?
Cây diệp hạ châu thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Có tên khoa học Phyllanthus urinaria L.
Trong dân gian thường gọi cây diệp hạ châu bằng một số tên gọi khác như: chó đẻ răng cưa, diệp hậu châu, trân châu thảo, nhật khai dạ bế.
Diệp hạ châu sống quanh năm, cây mọc dạng thân thảo. Chiều cao trung bình của cây khoảng 30-60cm và cũng có thể lên đến 80cm. Thân cây cứng, nhẵn, ở gần gốc tạo nhiều nhánh, có lông cứng dọc một bên. Các nhánh nằm thẳng hoặc sõng soài.
Lá của cây chó đẻ có hình bầu dục. Chiều rộng khoảng 3-4mm, chiều dài khoảng 1-1.5cm. Lá mọc so le với nhau và xếp xít tạo thành hai dãy giống như một lá kép hình lông chim. Cuống lá ngắn, ở mặt trên của lá có màu xanh lục nhat. Ở mặt dưới có màu xám nhạt.
Hoa đơn tính cùng gốc, mọc ở kẽ lá. Hoa đực xuất hiện ở đầu cành, có 3 nhị ngắn. Hoa cái xuất hiện ở cuối cành, bầu hình trứng. Quả nang, hơi dẹt, có hình cầu. Quả mọc rủ xuống dưới lá, có khía mờ, có gai, đường kính 2-2mm.
Cây diệp hạ châu mọc nhiều tại Nhật Bản, Thái Lan, Nam Mỹ, Myanmar, Nepal, Sri Lanka, Đài Loan, các nước Đông Nam Á như Lào, Malaysia. Tại Việt Nam, cây thường mọc nhiều ở các bờ ruộng, bụi hoang.
Cây chó đẻ có thể thu hoạch quanh năm. Toàn bộ các phần của cây đều được sử dụng. Khi thu hoạch về đem rửa sạch và thái khúc. Sau đó phơi nắng cho đến khi gần khô thì để trong bóng râm chờ khô hẳn rồi bảo quản để dùng dần.
Phân bố địa lý
Cây được phân bố nhiều ở vùng nhiệt đới như Ấn độ, Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam.
Ở Việt Nam, thảo dược được bắt gặp ở khắp nơi, như các tỉnh ở vùng đồng bằng, ven biển, các đảo lớn đến những tỉnh trung du và miền núi, thường thấy ở ven bờ ruộng hoặc những nơi đất pha cát.
Bộ phận dùng, cách thu hái và sơ chế
Cây chó đẻ có thể thu hoạch quanh năm. Toàn bộ các phần của cây đều được sử dụng. Sau khi thu hái về, đem dược liệu rửa sạch, để ráo nước rồi cắt ngắn. Nếu dùng khô sẽ phải phơi hoặc sấy khô. Sau đó cho dược liệu vào túi nilon hoặc lọ thủy tinh, đóng kín để tránh ẩm mốc, mối mọt.
Thành phần hóa học
Lá diệp hạ châu đắng chứa chất đắng không có quinin hoặc alcaloid. Lá khô chứa các chất đắng hypophylanthin (0,05%), phylanthin (0,35%), các chất này gây độc đối với cá và ếch. Trong cây còn có niranthin, nirtetralin và phylreralin.
Ngoài ra, trong cây còn phát hiện ra lignan, flavonoid, alcaloid.
Phân biệt diệp hạ châu
Tại Việt Nam, cây chó đẻ có nhiều loại khác nhau với những đặc trưng và công dụng riêng biệt. Để tránh nhầm lẫn bạn có thể phân biệt như sau:
Diệp hạ châu đắng hay còn có thể gọi là chó đẻ thân xanh. Đây là loại cây có vị đắng. Dược tính được xem là mạnh nhất. Thường được dùng để làm thuốc. Toàn thân ít phân nhánh, có màu xanh tươi, cành ngắn. Phiến lá ngắn và mỏng, có màu xanh nhạt.
Diệp hạ châu ngọt thường có thân màu hanh đỏ. Gốc cành có màu đậm, phân nhiều nhánh. Phiến lá dài, dày hơn so với diệp hạ châu đắng, màu xanh hơi đậm, khi nhai có vị ngọt. Do dược tính yếu nên không được dùng phổ biến.
Ngoài ra, còn có 1 loại diệp hạ châu nữa có màu xanh đậm. Phiến lá hẹp, lá rời rạc, chóp nhọn và không có dược tính. Nên không được sử dụng làm thuốc.
Tác dụng dược lý
Theo Đông y
Các tài liệu đông y đã ghi: dược liệu có vị đắng, tính mát; quy vào 2 kinh Can và Phế. Có công dụng thanh can, minh mục, lương huyết, thẩm thấp, lợi tiểu, giải độc, tán ứ, tiêu viêm, sát trùng, thông huyết mạch, điều kinh, thông sữa.
Diệp hạ châu đắng là loài thuốc quý có khả năng chữa trị nhiều bệnh như:
- Chữa bệnh về gan: đau gan, viêm gan virus, xơ gan cổ chướng, gan nhiễm độc, suy gan do nghiện rượu, vàng da.
- Chữa tưa lưỡi, chàm má, mụn nhọt, viêm da, nổi mẩn ngứa, lở loét da.
- Chữa đau họng
- Chữa sản hậu, ứ huyết đau bụng, cam tích, đau mắt.
- Chữa nhiễm trùng đường tiểu, thông tiểu, phù thũng do viêm thận, sỏi thận, sỏi bàng quang
- Chữa các bệnh về đường hô hấp: viêm họng, ho
- Chữa các bệnh đường tiêu hóa: tiêu chảy, viêm ruột, viêm dạ dày, kích thích ăn ngon…
Theo y học hiện đại
Để lý giải rõ hơn diệp hạ châu là thuốc gì, các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu. Kết quả cho thấy trong cây có chứa các thành phần Flavonoid, alcaloid phyllanthin và các hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin. Trong đó, hypophyllanthin có nhiều ở lá. Còn thành phần Nirtetralin, Flavonoid, Niranthin, Phylteralin, isobubialin, niruroidin, Lignan, repandusinic A, geranilin, acid amariinic, acid ascorbic có nhiều ở thân cây.
Tác dụng bảo vệ gan
Cao Diệp hạ châu đắng có tác dụng bảo vệ gan trên chuột cống trắng được gây nhiễm độc gan bằng carbon tetraclorid. Trong mô hình gây xơ gan thí nghiệm trên chuột cống trắng, thuốc có tác dụng giảm hàm lượng colagen trong máu và làm giảm mức độ xơ gan ở động vật điều trị so với đối chứng. Hoạt chất lignan phyllanthin và hypophyllanthin chứa trong cây có tác dụng bảo vệ gan.
Diệp hạ châu đắng ức chế DNA polymerase ở virus viêm gan B, có hoạt tính in vitro và in vivo kháng virus viêm gan B và các virus có liên quan.
Tuy vậy, hiệu quả của Diệp hạ châu đắng trong điều trị những người mang virus viêm gan B không thật rõ ràng. Trong đó có cả những trường hợp thành công và thất bại được báo cáo.
Trong một nghiên cứu lâm sàng sơ bộ, những người mang virus viêm gan B được điều trị với liều hằng ngày 200mg cao toàn cây Diệp hạ châu đắng (loại bỏ rễ) trong 30 ngày. Kết quả 22/37 bệnh nhân (59%) được điều trị đã mất kháng nguyên bề mặt của viêm gan B khi làm xét nghiệm ở 15 – 20 ngày sau khi kết thúc điều trị, so với tỉ lệ 1/23 bệnh nhân (4%) đối chứng dùng placebo có hiện tượng này. Một số đối tượng được theo dõi tới 9 tháng, không có trường hợp nào kháng nguyên bề mặt xuất hiện trở lại.
Tuy vậy, hiệu quả của Diệp hạ châu đắng trong điều trị những người mang virus viêm gan B không thật rõ ràng. Trong đó có cả những trường hợp thành công và thất bại được báo cáo.
Tác dụng hạ đường máu, hạ áp
Cao nước có tác dụng hạ đường máu ở thỏ bình thường và thỏ gây đái tháo đường với alloxan. Cao làm hạ đường máu ngay cả khi cho thỏ uống 1 giờ sau khi cho uống glucose. Hoạt tính hạ đường máu của Diệp hạ châu đắng cao hơn tolbutamid.
Hai flavonoid, ký hiệu FG1 và FG2, thu được từ phân đoạn tan trong nước của cao cồn có tác dụng làm hạ đường máu khi cho chuột cống trắng gây đái tháo đường bằng alloxan uống. Toàn cây Diệp hạ châu đắng có tác dụng gây hạ đường máu, hạ áp và lợi tiểu ở người.
Các tác dụng khác
Cây cũng có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm. Toàn cây làm giảm hoạt động của đường tiêu hóa, làm chậm sự tống thức ăn khỏi dạ dày chuột cống trắng và gây giãn dạ dày và hồi tràng. Cao cồn làm giảm khả năng sinh sản của chuột đực.
Ba hoạt chất từ Diệp hạ châu đắng có tác dụng ức chế aldose reductase. Trong đó, acid elargic có tác dụng mạnh nhất, ức chế mạnh hơn 6 lần so với quercitin là chất thiên nhiên ức chế aldose reductase đã biết.
Các công dụng và bài thuốc từ diệp hạ châu
Diệp hạ châu theo đông y có vị đắng, tính hàn. Có tác dụng cân bằng nội tiết, tiêu độc cơ thể, giải nhiệt. Dùng diệp hạ châu sắc lấy nước uống sẽ giúp thúc đẩy quả trình đào thải độc tố, bảo vệ chức năng gan. Đồng thời giảm mụn nhọt, giúp da sạch mịn hơn.
Không những vậy các nghiên cứu còn cho thấy diệp hạ châu còn có tác dụng diệt khuẩn, chống oxy hóa tốt. Chính là nhờ vào thành phần acid phenolic và flavonoid dồi dào của diệp hạ châu.
9 Công dụng của Cây diệp hạ châu đắng trong Đông y có thể kể đến như:
Chữa các bệnh về gan.
- Bài thuốc giải độc, mát gan, trị viêm gan: Lấy 30gr diệp hạ châu, nhân trần, sài hồ mỗi vị 12gram cùng với hạ khô thảo 10gr, chi tử 8gr. Sau đó bỏ tất cả nguyên liệu sắc với 1 lít nước đến khi cô cạn thì chắt lấy nước uống. Bạn nên chia thành 2 lần uống vào buổi sáng hoặc chiều mát.
- Bài thuốc chữa viêm gan do virus: Lấy 20gr diệp hạ châu, chủ yếu là phần lá. Thêm nửa lít nước sắc kỹ rồi chắt lấy nước chia thành 4 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc chữa xơ gan cổ trướng: Lấy 100g dược liệu sắc với nước. Sắc 4 lần, lần 1 với 3 bát nước đến cạn còn 1 bát, lần 2, 3, 4 sắc với 2 bát nước và gạn lấy 1 bát thuốc. Trộn chung thuốc đã sắc trong 4 lần cùng nhau rồi cho thêm 100g đường, đun sôi. Chia thuốc 6 lần rồi uống hết trong ngày. Sử dụng đều đặn khoảng 30- 40 ngày.
Chữa sốt, đau bụng, ăn không ngon, nước tiểu sẫm màu.
Lấy 1g diệp hạ châu, nhọ nồi 2g, xuyên tâm liên 1g, rồi phơi khô tất cả các vị trong bóng râm. Sau đó tán bột. Sắc bột thuốc và chia làm 3 lần, uống hết trong ngày.
Trị nhọt độc sưng đau.
Sử dụng diệp hạ châu trị mụn là một mẹo hay được áp dụng trong dân gian. Chỉ cần lấy một nắm lá cây thuốc cùng một ít muối đem giã thật nhỏ. Thêm nước vào để đun sôi uống. Lấy bã đắp lên chỗ bị mụn nhọt, viêm ngứa.
Bài thuốc trị mẩn ngứa, dị ứng
Dùng một lượng cây thuốc tươi đem giã nhuyễn, cho thêm chút muối tinh. Sau đó, chắt lấy nước hòa cùng nước đun sôi để nguội, thêm chút đường cho dễ uống. Phần bã còn lại thì đắp lên vùng da bị mụn hay dị ứng.
Chữa bệnh chàm (eczema) mạn tính.
Chuẩn bị khoảng 1 nắm cây chó đẻ tươi vừa đủ. Rửa sạch dược liệu rồi ngâm trong nước muối loãng.Sau đó bỏ giã dập rồi lấy bã đắp vào chỗ có vết chàm. Thực hiện như vậy trong nhiều ngày, mỗi ngày một lần sẽ có được những dấu hiệu tích cự
Xem thêm:
- 9+ TÁC DỤNG CỦA CÂY DUỐI ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CÓ THỂ BẠN KHÔNG BIẾT
- CÂY TƠ HỒNG LÀ GÌ? TÁC DỤNG CỦA DÂY TƠ HỒNG NHƯ NÀO VỚI SỨC KHỎE
Chữa sốt rét.
Lấy 8g diệp hạ châu dược liệu, dây hà thủ ô 10g, lá cây mãng cầu tươi 10g, thảo quả 10g, thường sơn 10g, dây gớm 10g, hạt cau 4g, dây cóc 4g, ô mai 4g. Sắc với 600ml nước. Thuốc sau khi sắc chia làm 2 phần, uống trước cơn sốt rét 2h. Cho thêm 10g xài hổ nếu dùng chưa hết cơn sốt rét.
Chữa trẻ em tưa lưỡi.
Giã cây tươi vắt lấy nước cốt, bôi (theo Dược liệu Việt Nam).
Bài thuốc giảm cân từ diệp hạ châu
Trà diệp hạ châu có giảm cân không là điều mà nhiều chị em quan tâm. Tin vui là uống trà diệp hạ châu hàng ngày hoặc sắc theo cách dưới đây sẽ giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Cách làm: Lấy 100g diệp hạ châu khô sắc với 2 lít nước. Uống duy trì trong khoảng 20- 30 ngày.
Chữa sỏi mật, sỏi thận.
Dùng 24gram diệp hạ châu khô sắc cùng với 1 lít nước. Đun đến khi sôi kỹ thì chắt lấy nước uống trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng diệp hạ châu
Tuy có nhiều công dụng chữa bệnh. Nhưng trong diệp hạ châu cũng có chứa độc tố. Nên cần phải hỏi qua ý kiến bác sĩ để sử dụng đúng cách, tránh các tác dụng phụ nguy hiểm.
Không sử dụng cho người người tỳ vị hư hàn (dễ đầy bụng, đại tiện lỏng, khó tiêu).
Nếu không có bệnh không nên uống nước diệp hạ châu vì có thể bị tình trạng ngộ độc. Gây tổn thương gan, thận khiến cho hệ miễn dịch suy giảm
Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được dùng diệp hạ châu.
Những người đang bị đái tháo đường, rối loạn đông máu. Người đang sử dụng nhiều loại thuốc. Người chuẩn bị phẫu thuật trong hai tuần cũng tránh dùng.
- 10 CÔNG DỤNG CỦA CÂY MẬT NHÂN TRONG CHỮA BỆNH
- TÁC DỤNG CỦA TRẦM HƯƠNG, CÁCH NHẬN BIẾT TRẦM HƯƠNG
- 28 TÁC DỤNG CỦA CÂY RAU BẠC HÀ, CÁCH DÙNG, CÁC LOẠI, MUA Ở ĐÂU?
Giá bán diệp hạ châu
Thảo dược này được bán trên thị trường với mức giá giao động 150.000 – 200.000 VNĐ/kg. Ngoài ra còn có dạng bào chế là trà túi lọc. Giá 1 hộp diệp hạ châu dạng trà khoảng 40.000 – 50.000 VNĐ tùy từng cơ sở. Tuy nhiên, khách hàng cũng cần biết diệp hạ châu giá bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Và điều quan trọng nhất là nên lựa chọn những cơ sở uy tín để đảm bảo mua được dược liệu chuẩn nguồn gốc và chất lượng.
Với thông tin bài viết hy vọng đã giúp mọi người biết được 9 Công dụng của Cây diệp hạ châu đắng trong Đông y. Chúc bạn có nhiều niềm vui và sức khỏe.
Trả lời