Cây quao là một trong những vị thuốc có vai trò quan trọng trong nhiều bài thuốc đông y chữa bệnh. Loại thảo dược này được đánh giá cao vì mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và đặc biệt tốt cho gan. Trong bài viết sau đây xin giới thiệu về 6 Tác dụng của cây quao, vị thuốc quý trị bệnh gan hiệu quả. Hãy cùng dành chút thời gian tham khảo nhé!
Table of Contents
Cây quao là cây gì?
Tên khoa học của cây quao là Dolichandron spathaceall.K.Schum. Cây quao hay còn có các tên gọi khác như: quao nước, khé cây… Quao là loại cây thường mọc hoang dại nhiều ở nơi rừng rậm. Cây có hoa khá đẹp. Nhiều nơi trồng cây quao để làm thuốc và làm cảnh.
Đặc điểm của cây quao
Cây quao có thân hình trụ, chiều cao 10-15. Vỏ ngoài của cây quao có màu nâu xám, xuất hiện những nốt sần nhỏ. Cành cây quao khá mập, nhẵn. Lá mọc đối, dạng lá kép hình lông chim. Chiều dài của lá khoảng 20-30cm, có 5-7 lá chét.
Cụm hoa của cây quao mọc ở đầu cành. Hoa to, gồm 4-8 hoa màu trắng, đầu nhọn, chiều dài 3-4cm. Có đài úp kín hoa sau nụ, phát triển thành hình máng rộng. Quả thuộc dạng quả nang, tròn dẹt, mọc thòng xuống, mỗi quả có nhiều hạt, hình chữ nhật, cánh dày. Vào khoảng tháng 4-8 là mùa hoa quả rơi.
Phân bố, thu hái, chế biến cây quao
Cây quao chủ yếu phân bố tại vùng nhiệt đới châu Á, rải rác ở Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, quần đảo Salômôn…. Tại Việt Nam,cây quao mọc nhiều ở phía Nam, tính từ tỉnh Quảng Nam vào đến khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Cây quao mọc nhiều nhất tại Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang… Cây thường mọc dọc theo bờ kênh rạch và sinh trưởng khá tốt trên đất phèn.
Hoa, quả quao ra nhiều mỗi năm. Quả khi chín sẽ tự mở để phát tán hạt thông qua môi trường nước, tái tạo chu trình sinh sôi mới. Phần gốc của cây quao sau khi bị chặt có thể tái sinh thành chồi.
Các bộ phận được sử dụng của cây quao đó là: vỏ thân, lá, rễ, hạt cây phơi, sấy khô. Có thể sử dụng dưới dạng cao lỏng.
Thành phần hóa học cây quao
Trong thành phần của cây quao xanh có chứa chất trắng kết tinh ở vỏ. Trong khi đó hạt của cây quap lại có công dụng chống co thắt, kháng khuẩn khá hiệu quả.
Công dụng dược lý của cây quao
Hầu hết các bộ phận cây quao đều có công dụng hạ sốt. Cũng như có mặt trong các bài thuốc chữa bệnh quan trọng.
Công dụng của cây quao
Tại Ấn Độ, người ta thường sử dụng phần rễ, lá, hoa để trị bệnh sốt; hạt có thể kết hợp gừng để trị co thắt. Người Indonesia thường dùng để chế phẩm thuốc súc miệng chiết xuất từ lá quao chữa trị tưa lưỡi.
Khi bị bọ cạp cắn có thể dùng hoa và quả của cây quao để chữa trị. Hay có thể dùng nước sắc từ vỏ quao xử lý và bảo quản lưới đánh cá rất tốt. Cây quao còn có công dụng trồng để làm cảnh nhờ có hoa đẹp.
Cây quao chữa bệnh gì?
6 Tác dụng của cây quao, vị thuốc quý trị bệnh gan hiệu quả có thể kể đến như:
- Nhuận gan, chữa viêm gan, vàng da.
- Hỗ trợ chữa bệnh xơ gan.
- Tác dụng bổ phổi, giảm ho.
- Hỗ trợ điều trị sỏi thận.
- Hỗ trợ chữa ngộ độc.
- Hỗ trợ điều kinh, thông kinh, trục huyết ứ.
Lưu ý khi sử dụng cây quao
Cây quao phù hợp dùng cho những người bị viêm gan, xơ gan.
Phụ nữ sau sinh khi sử dụng nước thảo dược cây quao sẽ khỏe người, ăn ngon cơm.
Lá của cây quao còn có thể được dùng để chữa hen suyễn. Vỏ rễ cây quao được dùng làm thuốc tiêu độc.
Những người suy thận, huyết áp thấp… không nên dùng cây quao.
Trước khi sử dụng cây quao cần tìm đến bác sĩ thăm khám cụ thr63 để được tư vấn cách dùng phù hợp nhất.
Trong quá trình sử dụng cây quao để chữa trị cũng nên lưu ý một số vấn đề như sau:
Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày nếu như cảm thấy chán ăn, mệt mỏi. Tránh để cho các cơ quan bên trong hoạt động quá sức khiến bệnh tình trở nặng.
Nên bổ sung nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây. Ưu tiên ăn các món ở dạng luộc, hấp để mau tiêu, giữ được các dưỡng chất có lợi.
Uống nhiều nước mỗi ngày để thải độc tố.
Kết hợp cùng chế độ làm việc, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp mọi người có thêm thông tin bổ ích về 6 Tác dụng của cây quao, vị thuốc quý trị bệnh gan hiệu quả. Chúc bạn có nhiều sức khỏe!
Trả lời