Ngũ vị tử trong đông y là một vị thuốc quý. Được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa bệnh và mang lại kết quả cao. Để biết thêm về 20 tác dụng hữu ích mà ngũ vị tử mang lại. Hãy cùng tham khảo ngay bài viết sau đây.
Table of Contents
Ngũ vị tử là gì?
- Đặc điểm cây ngũ vị tử
Ngũ vị tử là một loại cây thân thảo, dạng cây leo. Cây có chiều dài khoảng 3m. Lá ngũ vị tử có hình tròn, chiều dài từ 9-12cm. Hoa có màu vàng, mỗi hoa có từ 9-15 cánh. Quả ngũ vị tử có đường kính khoảng 3cm, màu đỏ và hạt tròn, màu vàng.
- Phân bố
Cây ngũ vị tử phân bố chủ yếu tại Trung Quốc.
- Bộ phận dùng
Quả chín của cây ngũ vị tử là bộ phận được Đông Y sử dụng giống như một vị thuốc.
Theo đông y ngũ vị tử có vị chua, tính ấm, quy vào kinh Thận và Phế (phổi). Đem lại tác dụng an thần, thu liễm phế khí, sáp trường, bổ thận, sinh tân chỉ khát,… Hỗ trợ chữa di tinh, thường xuyên bị khát nước, ra mồ hôi trộm. Đồng thời hỗ trợ chữa cơ thể suy nhược, hen suyễn, mất nước, miệng khô,…
- Thu hái và chế biến ngũ vị tử
Mùa thu là thời điểm thích hợp để thu hái quả ngũ vị tử khi chín.
Sau khi thu hái đem về loại bỏ tạp chất và những quả bị hư hại. Mang đi phơi hoặc sấy khô để bảo quản dùng dần.
Việc bảo quản ngũ vị tử khá đơn giản, Chỉ cần để ở nơi khô thoáng là được.
- Thành phần hóa học
Trong thành phần của ngũ vị tử có có chứa các chất sau: Beta-chamigrene, vitamin E, vitamin C, citral, tinh dầu, schizandrin, sesquiterpene, desoxy schisandrin,…
Tác dụng của ngũ vị tử
20 tác dụng hữu ích mà ngũ vị tử mang lại có thể kể đến như:
1, Hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, mệt mỏi. Chữa thường xuyên mất ngủ, đánh trống ngực, tim đập mạnh
2, Hỗ trợ điều trị di mộng tinh ở nam giới.
3, Chữa vã mồ hôi, thở gấp, kích ứng, khát nước, nhịp tim loạn, hồi hộp.
4, Hỗ trợ chữa chứng khát và khô miệng do tân dịch không đủ.
5, Hỗ trợ điều trị thận dương hư gây yếu sinh lý.
6, Hỗ trợ bồi bổ cơ thể, giúp trị chứng ra mồ hôi nhiều.
7, Hỗ trợ điều trị viêm gan mãn tính.
8, Hỗ trợ điều trị thận hư gây đau thắt lưng, cứng xương sống và nước tiểu trắng đục.
9, Hỗ trợ chữa cho người già bị khí suyễn.
10, Hỗ trợ điều trị ho do suyễn.
11, Hỗ trợ chữa chứng mồ hôi trộm.
12, Hỗ trợ điều trị hoạt tinh và thận hư.
13, Điều trị suy nhược thần kinh.
14, Điều trị háo suyễn nặng.
15, Chữa trị phế thận âm hư do cảm hàn.
16, Hỗ trợ chữa trị chứng ho do cảm hàn.
17, Hỗ trợ điều trị ho lâu ngày không khỏi.
18, Hỗ trợ chữa ho có đờm gây khó thở.
19, Hỗ trợ điều trị thận hư và liệt dương.
20, Hỗ trợ chữa cảm năng, mệt khát nước.
21, Hỗ trợ điều trị tỳ thận hư hàn gây tiêu chảy.
Lưu ý khi dùng vị thuốc ngũ vị tử
Khi sử dụng ngũ vị tử cần phải lưu ý đến một số vấn đề như sau:
Không nên sử dụng cho người bị nhiệt thịnh, mới phát ban và ho trong giai đoạn đầu.
Không dùng ngũ vị tử cho bệnh nhân bên ngoài có biểu tà, bên trong có thực nhiệt.
Những đối tượng bị viêm khí phế quản mới phát sốt và ho cũng không nên sử dụng.
Phụ nữ mang thai cũng nên tránh dùng ngũ vị tử vì nó có thể gây co bóp tử cung.
Dược liệu ngũ vị tử có thể làm tăng tiết dịch vị dạ dày. Vậy nên nó sẽ khiến cho các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nghiêm trọng hơn.
Dược liệu ngũ vị tử có thể tương tác với các loại thuốc như thuốc chống đông máu warfarin, Tacrolimus, thuốc chuyển hóa qua gan,…
Khi sử dụng ngũ vị tử có thể gây 1 số tác dụng phụ: như đau dạ dày, lười ăn, phát ban da, ợ nóng,…
Hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc, bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu ngũ vị tử để chữa trị.
Từ những thông tin trên hy vọng mọi người đã có thêm được các kiến thức bổ ích về 20 tác dụng hữu ích mà ngũ vị tử mang lại. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và có nhiều niềm vui mỗi ngày nhé!
Trả lời