Đại hoàng được đánh giá là một vị thuốc quý, có khả năng hỗ trợ chữa bệnh rất tốt. Hầu như tại các nhà thuốc Đông y hiện nay đều không thể thiếu vị thuốc này. Để giúp mọi người biết được 20 bài thuốc từ đại hoàng vô cùng hữu ích cho nhiều người. Bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin một cách cụ thể nhất.
Table of Contents
Cây đại hoàng là gì?
Tên khoa học của cây đại hoàng là Rhem palmatum Baill. Đây là loại cây cùng họ với Rau răm (Polygonaceae). Tại Trung Quốc cây đại hoàng còn được gọi là chưởng diệp đại hoàng. Cây đại hoàng có thân hình trụ trong rỗng, ngoài nhẵn. Khi trưởng thành cây có chiều cao khoảng 1m. Đây là loại cây thảo sống lâu năm.
Thân cây có hình trụ, bên trong rỗng, bên ngoài nhẵn, có chiều cao khoảng 1m. Cây có rễ phình tạo thành củ có màu vàng, sẫm, có mùi thơm và hơi hăng. Lá mộc so le, phiến lá hình tim có kích thước to bằng cái quạt. Mép lá có hình răng thưa và sâu, đầu lá nhọn. Hình dạng của mép lá tương tự như chia thùy nông không đều. Lá có cuống dài. Dược liệu có hoa màu tím mọc thành chùm. Có quả bế ba cạnh. Ở Trung Quốc Đại hoàng Rhem palmatum Baill còn được gọi là Chưởng diệp đại hoàng.
Ngoài Chưởng diệp đại hoàng, người ta còn sử dụng hai loại cây khác gồm: Đường cổ đặc đại hoàng (Rheum tanguticum Maxim. Et Regel – Rheum palmatum L. var Tanguticum Maxim) và Dược dụng Đại hoàng (Rheum officinale Baill). Hai loại cây này cũng được gọi là Đại hoàng.
Thân rễ còn được gọi là củ xuất hiện với chiều dài khoảng 5 – 17cm, chiều rộng khoảng 4 – 10cm. Dược liệu có khoanh tròn hoặc có bề dày khoảng 2 – 4cm. Trên mặt dược liệu có bụi màu vàng đẹp, thơm và rất chắc cứng. Cắt ra trơn nhánh, khi cắn dính vào răng là tốt. Tùy theo từng loại, có loại thịt khô ít dầu, có loại mềm đầu có màu vàng đen. Loại có dầu nhiều bóng là tốt (theo Dược Tài Học).
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây nguồn gốc ở Trung quốc được dùng từ lâu đời và dần dần thâm nhập vào châu Âu. Ở Trung quốc cây mọc hoang hoặc trồng ở Cam túc, Thanh hải, Tứ xuyên. Đại hoàng mọc ở tỉnh Tứ xuyên được chuộng và được gọi là xuyên đại hoàng. Hiện nay đại hoàng cũng đã được di nhập trồng ở nhiều nước: Hà lan, Pháp, Mỹ, Nhật, Liên xô cũ. Ta còn phải nhập của Trung quốc.
Đại hoàng ưa khí hậu ẩm mát ở những vùng cao trên 1.000 m so với mặt nước biển. Do đo, ở nước ta có thể di thực Đại hoàng trồng ở SaPa.
Thu hái, sơ chế: Sau 3 năm thì thu hoạch được vào tháng 9-10. Đào cả cây cắt bỏ thân chồi, rễ con, lấy củ cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để nguyên củ hay bổ đôi ra phơi cho mau khô. Đặc biệt không nên dùng dao sắc thiết để cạo vỏ ngoài vì làm như thế sẽ biến củ đại hoàng thành màu đen.
Chế biến:
Đem nguyên củ ngâm vào nước lạnh, vớt ra rồi ủ vải bố ướt, sau 2-3 ngày xem thấy ở giữa lõi mềm tới rồi thì lấy xắt hoặc bào lát mỏng phơi khô. Khi dùng có thể dùng sống sao với rượu, sao cháy đen, hoặc chưng…tùy theo lương y.
Phép chế Đại hoàng có nhiều cách:
Đem Đại hoàng chưng với rượu cho nát, phơi nắng, rồi tán bột, dùng mật trộn vào chế thành từng viên nhỏ, phơi khô (Trung Dược Đại Từ Điển).
Dùng Đại hoàng phiến thêm rượu chưng mấy lần là được (Dược Tài Học).
Ngâm thuốc sống vào nước cho mềm, lấy ra, thái thành phiến, phơi khô. Dùng sống hoặc sao với rượu, hoặc sao thành than hoặc hấp chế (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Bảo quản: Để dược liệu tại nơi khô ráo, nên phơi khô và đậy kỹ bởi dược liệu rất dễ đổi màu và bị sâu mọt. Vào mỗi mùa hè thỉnh thoảng mang đi phơi lại.
Liều dùng: Dùng 4 – 20 gram/ngày. Nếu tán bột nên giảm liều dùng. Dùng ngoài sử dụng liều tùy ý.
Cách dùng: Tẩm, sao để dược liệu có tác dụng trị huyết bế. Dùng sống làm thuốc giúp tả hạ thanh nhiệt (theo Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Thành phần hóa học của đại hoàng
Trong Đại hoàng có các hoạt chất như:
- Các dẫn chất của anthraquinonoid (tổng lượng chiếm khoảng 3 – 5%), phần lớn ở trạng thái kết hợp gồm có chrysophanol emodin, aloe emodin, rhein và physcion.
- Các hợp chất có tanin (rheotannoglycosid) chủ yếu có glucogallin, axit rheum tannic, axit gallic, catechin, tetrarin, axit cinnamic, rheosmin.
- Axit béo, canxi axalate, glucose, fructose, sennoside A,B,C,D,E, các axit hữu cơ và các chất giống estrogen.
Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu của y học hiện đại:
- Cầm máu, rút ngăn thời gian đông máu, giảm tính thẩm thấu của các mao mạch, cải thiện sức bên của thành mạch, kích thích xuyên tủy tạo nhiều tiểu cầu.
- Lợi mật, tăng cơ bóp túi mật, làm giãn cơ vòng.
- Kháng khuẩn, chủ yếu là tụ cầu, liên cầu khuẩn lậu, trực khuẩn bạch hầu, phó thương hàn, kiết lỵ, ức chế một số vi khuẩn nấm và virus cảm lạnh.
- Gây mê, hạ huyết áp, kích thích tim mạch.
- Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn ngừa tình trạng chướng bụng do các bệnh viêm gan.
- Lợi tiểu, bảo vệ gan, giảm Cholesterol.
Theo y học cổ truyền:
- Sinh tân khứ hủ, trường vị đãng địch, thông lợi thủ y cốc, an hòa ngũ tạng, điều trung, hóa thực (theo Bản Kinh).
- Tả thông tiện, phá ứ (theo Trung Dược học).
- Phá đàm thực, thông kinh, lợi thủy thũng, luyện ngũ tạng, súc thực, lãnh nhiệt tích tụ, lợi đại tiểu trường (theo Dược Tính Bản Thảo)
Xem thêm:
- CÂY HOÀNG BÁ CÙNG 23 CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI TRONG CHỮA BỆNH
- BẠCH TRUẬT VỊ THUỐC “KHẮC TINH” CỦA CÁC BỆNH VỀ TIÊU HÓA
- CÂY HOÀNG CẦM VÀ 20 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI
Bài thuốc từ cây đại hoàng
20 bài thuốc từ đại hoàng vô cùng hữu ích cho nhiều người gồm có:
1, Chữa táo bón nhẹ. Hoặc chữa táo bón ở những người có sức khỏe yếu. Chữa táo bón ở phụ nữ sau sinh và người cao tuổi
Chuẩn bị đại hoàng sao vàng, hậu phác mỗi thứ 9g cùng với 15g hỏa ma nhân, 9g chỉ thực. Đem tất cả dược liệu sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang. Chia thành 2-3 lần uống khi còn ấm trước bữa ăn trong ngày. Kiên trì sử dụng cho đến khi tình trạng táo bón thuyên giảm.
2, Đại hoàng cũng có tác dụng cho người bị táo bón mãn tính. Hoặc táo bón do nghề nghiệp gây nên.
Chuẩn bị 45g đại hoàng sao vàng, 20g đào nhân, chỉ thực, mộc hương, cam thảo, sài hồ mỗi thứ 15g. Nghiền nát các vị thuốc hành bột mịn. Sau đó cho thêm mật ong để làm viên hoàn. Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Mỗi lần uống 6g cùng nước hãm chỉ xác hoặc chỉ thực.
3, Trị chảy máu cam, nôn ra máu, sung huyết não, trĩ ra máu, lợi bị sưng phù
Chuẩn bị đại hoàng sao vàng, hoàng liên, hoàng cầm mỗi thứ 12g. Tất cả đem sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang. Chia thành 2-3 lần uống trước bữa ăn trong ngày. Kiên trì thực hiện nhiều ngày cho đến khi triệu chứng giảm.
4, Trị mụn nhọt ở miệng, lưỡi, lỗ mũi, nhọt vú
Dùng đại hoàng tán thành bột mịn và uống mỗi lần 9g. Bên cạnh đó có thể cho bột từ đại hoàng vào nước cho thành dạng nhão. Dùng hỗn hợp này để bôi vào nơi bị bệnh.
5, Đại hoàng giúp trị bỏng lửa
Sử dụng đại hoàng sao cháy và nghiền thành bột mịn. Sau đó thoa lên vết thương. Hoặc có thể trộn với dầu khuynh diệp và thoa vào vùng bị bỏng nhẹ.
6, Trị đau bộ phận sinh dục ở phụ nữ
Sử dụng 40g dại hoàng đem sắc uống cùng 1 thăng giấm.
7, Trị mắt đau, mắt đỏ nghiêm trọng
Sử dụng đại hoàng cùng tứ vật thang và đem sắc rượu uống.
8, Trị hôi miệng, chảy máu chân răng
Chuẩn bị đại hoàng đã ngâm với nước vo gạo cho mềm cùng với sinh địa hoàng. Mỗi vị thái lấy 1 lát. Kết hợp cả hai thứ dán lên vùng bị đau. Khi thực hiện bài thuốc này nên tránh nói chuyện. Chỉ sau 1 đêm sẽ khỏi đau. Nếu tình trạng nặng chưa khỏi nên thực hiện thêm 1 lần nữa.
9, Trị mụn nhọt sưng nóng đỏ
Dùng bột đại hoàng trộn cùng dấm. Sau đó bôi lên vết mụn. Khi khô thì làm cái mới. Kiên trì thực hiện cho đến khi khỏi.
10, Trị sưng vú
Chuẩn bị đại hoàng, phấn thảo, mỗi thứ 40g. Tất cả đem tán thành bột và nấu với rượu ngon thành cao. Lúc dùng người bệnh nên bôi thuốc lên miếng vải và dán lên chỗ sưng. Bạn nên uống 1 muỗng với rượu nóng trước khi dán.
11, Trị triệu chứng lạ do đờm sinh ra, ăn vào nôn mửa, có đờm trong ngực
Chuẩn bị 40g đại hoàng, 10g cam thảo (chích). Tất cả đem sắc cùng một tô nước đầy cho đến khi còn một ½ thì ngừng. Bài thuốc này giúp loại bỏ đờm ra khỏi cổ họng khá tốt.
12, Điều trị trường vị, thực nhiệt gây táo bón
Bài thuốc 1: Chuẩn bị 10-15 g đại hoàng, chỉ thực, hậu phác mỗi thứ 6-8g. Đem tất cả vị thuốc sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị 10-15g đại hoàng, chỉ thực, hậu phác mỗi vị 8g. Đem tất cả sắc thành thuốc. Sau đó hòa với 10g mang tiêu. Dùng để uống trong ngày.
13, Trị táo bón, đau bụng do trường ung
Chuẩn bị 12g đại hoàng, 16g mẫu đơn bì, đào nhân, đông qua tử, mang tiêu mỗi thứ 12g. Tta61 cả dùng để sắc lấy nước uống trong ngày.
14, Chữa kinh bế, huyết trệ, hậu sản ứ huyết, đau nhức bụng dưới
Chuẩn bị đại hoàng, đào nhân mỗi thứ 12g. Tất cả đem sắc lấy nước uống cùng với 4g miết trùng.
15, Trị nôn ra máu, đau xóc lên
Đại hoàng 40g đem tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 4g sắc với một chén nước Sinh địa, đến khi còn nửa chén thì dùng uống.
16, Điều trị chân đau do phong khí, thắt lưng nhức mỏi
Dùng 80g đại hoàng 80g cắt nhỏ và trộn cùng một ít sữa. Sau đó sao khô, để cho đen. Mỗi lần uống 8g sắc cùng 3 chén nước và 3 lát gừng tươi. Uống khi bụng đói.
17, Chữa nói sảng do nhiệt
Dùng 200g đại hoàng cắt nhỏ. Tiếp tục sào hơi đỏ rồi tán bột. Sau đó sử dụng 5 thăng Lạp tuyết thủy nấu cô lại thành cao. Mỗi lần uống dùng 1/2 muỗng cà phê với nước lạnh.
18, Chữa phong nhiệt tích trong, trị tức đầy, tiêu thực, dẫn huyết, hóa đờm dãi, hóa khí
Sử dụng 160g đại hoàng, 80g khiên ngưu tử sao vàng. Tất cả đem tán thành bột mịn. Cho thêm ít mật ong để làm thành viên hoàn, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 10 viên cùng với nước ấm. Nếu tình trạng bệnh nặng có thể dùng một lần 20 viên.
19, Chữa tiểu tiện không thông, phân tán tích trữ lâu ngày, sình bụng căng đau, ăn không tiêu, có cảm giác thốc lên tim
Sử dụng 50g đại hoàng, 80g bạch thược. Tất cả đem tán thành bột mịn và trộn hồ để làm thành viên hoàn. Mỗi lần uống 40 viên. Chia thành 3 lần uống trong ngày.
20, Chữa bụng căng tràn, có bỉ khối, hòn cục
Chuẩn bị 400g đại hoàng tán thành bột mịn. Tiếp đến cho thêm 2 muỗng mật ong, 3 thăng giấm trộn đều. Sau đó nấu thành cao để làm thành viên hoàn to cỡ hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 30 viên cùng với nước gừng ấm.
Xem thêm:
- BẠCH CHỈ VỊ THUỐC SỞ HỮU 25 TÁC DỤNG BẤT NGỜ
- CÂY CHÚT CHÍT: LOÀI CÂY MỌC HOANG CHỨA THẦN DƯỢC TRỊ BÁCH BỆNH
- CÂY TỪ BI CHỮA BỆNH GÌ? KHÁM PHÁ NGAY 15 CÔNG DỤNG THẦN KỲ
Một số lưu ý khi sử dụng đại hoàng
- Uống thuốc sau bữa ăn khoảng 20 – 30 phút sẽ có tác dụng tốt nhất.
- Có thể uống thuốc khi nóng hoặc để nguội đều được. Có thể uống lạnh, nhưng không nên quá lạm dụng vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Tốt nhất là uống lúc thuốc còn nóng.
- Không dùng thuốc đã để qua đêm vì có thể gây đầy bụng, đau bụng do các vi sinh vật lên men gây ra.
- Khi đang dùng thuốc kiêng ăn rau muống, đỗ xanh, đồ tanh, đồ cay, rượu, bia và các chất kích thích làm mất tác dụng của thuốc hoặc phản tác dụng.
- Phụ nữ mang thai, phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ hoặc thời kỳ có thai không nên dùng Đại hoàng
- Cơ thể suy nhược cần cẩn thận khi sử dụng dược liệu
- Bón do huyết ứ và bón người già cấm dùng dược liệu
Trên đây là thông tin về 20 bài thuốc từ đại hoàng vô cùng hữu ích cho nhiều người. Các bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả người bệnh nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ.
Trả lời