Cây sả đã không còn xa lạ gì với chúng ta. Đa phần sả thường được dùng làm gia vị cho món ăn thêm đậm đà hoặc ăn tươi. Đặc biệt, sả còn được biết đến là một vi thuốc với nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu ngay về 18 tác dụng tuyệt vời của cây sả trong chữa bệnh được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!
Table of Contents
Cây sả là gì?
Cây sả hay còn được gọi bằng một số tên khác như: sả chanh, hương mao, có sả,… Tên khoa học của cây sả đó là Cymbopogon citratus (DC) stapf. Đây là loại cây thuộc họ Lúa (Poaceae). Còn một loại sả khác nữa đó là sả Java hay còn được gọi là là sả đỏ, sả xòe. Tên khoa học của sả Java là Cymbopogon winterianus.
Sả là một dạng cây bụi sống lâu năm. Thân cây sả cao 1-1,5m, thân rễ màu trắng xanh hoặc hơi tía. Phiến lá hẹp, dài tầm 1m, các bẹ lá sả cuốn chặt vào nhau. Mép lá sả khi sờ vào thấy hơi nhám, khi vò sẽ có mùi thơm dễ chịu. Bẹ lá sả không có lông, có sọc dọc. Hoa của cây sả mọc thành cụm. Bao gồm nhiều hoa nhỏ không cuống.
Sả Java cũng là loại cây mọc dạng bụi, chiều cao tầm 2m. Nhưng thân gốc cây sả Java có màu hồng hoặc đỏ tím. Rễ cây sả Java thường phát triển khỏe, ăn sâu vào lòng đất khoảng 20-25cm. Lá sả Java thuôn dài có mép lá nhám, màu xanh. Khi trưởng thành sẽ rũ xuống 2/3 phiến lá. Các bẹ lá sả thường quấn chặt lấy nhau bao bọc lấy cây. Hoa của cây sả Java thường mọc thành chùm thẳng đứng.
Phân bố và thu hái sả
Nguồn gốc của cây sả là từ Ấn Độ. Cây sả được trồng nhiều ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh miền Bắc ở nước ta. Sả Java có nguồn gốc từ đảo Java ở Indonesia. Hiện nay, sả Java được trồng nhiều ở các nước như: Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Madagascar,…
Lá sả có thể thu hái tươi để làm nguyên liệu chưng cất tinh dầu. Thân cây sả có thể thu hái quanh năm để dùng tươi.
Thành phần hóa học của sả
Cây sả chủ yếu được được trồng để lấy tinh dầu. Trong thành phần hóa học của cây sả có chứa geraniol, citronella và citronellol và citra chiếm 65-85%.
Cây sả theo đông y có tính ấm, mùi thơm, vị cay. Đem lại công dụng làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa, thông khí, sát trùng và tiêu đờm khá tốt.
Công dụng của cây sả
18 tác dụng tuyệt vời của cây sả trong chữa bệnh có thể nhắc đến như sau:
- Hỗ trợ chữa trị ho.
- Hỗ trợ giảm cân.
- Tác dụng giải cảm.
- Giải rượu.
- Hỗ trợ trị ho do cảm cúm, cảm lạnh.
- Hỗ trợ chữa cảm sốt, không ra mồ hôi do phong hàn.
- Tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, tiêu thực.
- Hỗ trợ điều trị nhức đầu.
- Khử mùi hôi miệng.
- Làm đẹp da.
- Hỗ trợ chữa rối loạn tiêu hóa.
- Hỗ trợ điều trị chứng đầy bụng.
- Hỗ trợ chữa trị phù nề chân, tiểu rắt.
- Hỗ trợ điều trị gàu.
- Hỗ trợ chữa trị tiêu chảy do lạnh bụng.
- Tác dụng giảm đau.
- Giảm huyết áp.
- Ngăn ngừa ung thư.
Lưu ý khi dùng cây sả
Do sả có tính ấm nên chỉ sử dụng để hỗ trợ điều trị các chứng bệnh do hư hàn.
Đặc tính ấm và tác dụng làm ra mồ hôi của cây sả sẽ làm hao khí và tâm dịch. Cũng chính vì vậy nên những trường hợp cơ thể bị hư nhược và mắc các chứng bệnh do nhiệt gây ra không nên sử dụng sả.
Không được hít trực tiếp hay uống tinh dầu sả. Do khi hít trực tiếp tinh dầu sả sẽ khiến bạn dễ gặp các vấn đề liên quan đến phổi. Nếu chẳng may nuốt phải thuốc chống côn trùng được làm từ dầu sả thì sẽ vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.
Không nên dùng sả cho phụ nữ đang mang thai. Bởi vì sả có tính kích thích tử cung và chu kỳ kinh nguyệt nên rất dễ gây ra sảy thai.
Để đảm bảo an toàn, chữa trị phù hợp, hiệu quả. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn trước khi áp dụng điều trị bằng cây sả.
Hy vọng với bài viết vừa chia sẻ trên đây đã cung cấp được cho bạn đọc được nhiều thông tin bổ ích về 18 tác dụng tuyệt vời của cây sả trong chữa bệnh. Chúc bạn luôn vui khỏe và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Trả lời