Nghệ đen là một vị thuốc nổi tiếng với nhiều công dụng chữa bệnh. Bên cạnh đó còn có tác dụng làm đẹp và mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Sau đây sẽ là thông tin về 17 tác dụng của nghệ đen cực thiết thực cho cuộc sống. Bạn đọc có thể tham khảo để có thêm thông tin bổ ích cho mình nhé!
Table of Contents
Nghệ đen là cây gì?
Cây nghệ đen hay còn được gọi là nghệ xanh, nghệ tím. Loại cây này thường được trồng ở miền Bắc. Tên khoa học của nghệ đen là Curcuma zedoaria. Đây là 1 loại cây thuộc họ gừng (hay còn được gọi là nga truật, tam nại hay ngải tím). Hình dáng của nghệ đen khá giống với nghệ vàng. Nhưng bên trong nghệ đen sẽ có màu tím đậm.
Trong thành phần của nghệ đen có chứa rất nhiều tinh dầu. Nghệ đen theo đông y có vị đắng, tính cay, mùi hang. Đem lại hiệu quả hành khí, nghệ đen có tính ấm giúp thông huyết, tiêu thực mạnh. Ngoài ra còn có công dụng kích thích tiêu hóa, tiêu viêm, tiêu xơ… Do đem lại nhiều công dụng tốt nên nghệ đen rất được ưa chuộng sử dụng.
Đặc điểm cây nghệ đen
Cây nghệ nghệ đen có chiều cao có thể lên đến 1,5m. Phần thân rễ của nghệ đen thường có hình nón với các khía chạy dọc. Chúng thường mang nhiều củ có thịt màu vàng tái. Ngoài các củ chính to, dài. Phần thân rễ còn có những củ phụ hình trứng có hay hình quả lê màu trắng có cuống. Lá của cây nghệ đen có chiều dài 30–60 cm, chiều rộng 7–8 cm và ở gân chính có đốm đỏ. Cụm hoa nằm ở đất và thường mọc trước khi có lá. Hoa của cây nghệ đen có màu vàng, môi lõm ở đầu, có lông mị ở phần bầu.
Sử dụng cây nghệ đen
Hiện nay cây nghệ đen được trồng ở nhiều nơi để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Có thể dùng nghệ đen để làm gia vị giống như gừng. Hoặc để nấu ăn. Không những vậy, nghệ đen còn được phơi/sấy khô rồi nghiền thành tinh bột để bán hoặc xuất khẩu.
Dược liệu từ cây nghệ đen
Củ của cây nghệ đen là bộ phận được sử dụng để làm thuốc hay Đông y còn gọi là nga truật. Củ nghệ đen có hình con thoi hoặc hình trứng. Phần đầu trên thường phình to và thu nhỏ dần về phía đầu dưới. Củ có chiều dài từ 2 -4 cm. Lớp vỏ bên ngoài củ nghệ đen thường có màu vàng nâu, bề mặt trơn bóng. Thịt củ có màu xanh thẫm hoặc tím nhạt.
Vào tháng 11 – 12 hàng năm là thời điểm tốt để thu hoạch củ nghệ đen. Phần củ sau khi thu hoạch được đem rửa sạch đất cát, cắt bỏ hết rễ con. Có thể dùng củ tươi hoặc khô tùy ý.
Công dụng của nghệ đen
17 tác dụng của nghệ đen cực thiết thực cho cuộc sống gồm có:
- Hỗ trợ chữa chứng hành kinh không thông, huyết ứ. Chữa chứng đau bụng khi đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Hỗ trợ chữa chứng nôn, trớ ở trẻ đang bú.
- Hỗ trợ chữa trị bệnh cam tích, trẻ em biếng ăn, suy dinh dưỡng, đại tiện phân thối.
- Hỗ trợ trị chứng chậm tiêu, đầy hơi, mệt mỏi, lạnh bụng, nấm mạn tính đường ruột.
- Hỗ trợ chữa chứng hoa mắt, chóng mặt, giúp ăn ngon miệng hơn
- Hỗ trợ điều trị bệnh co thắt đại tràng, táo bón, đi ngoài ra máu, khí trệ
- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu, đầy hơi.
- Chữa trị chứng đau bụng từng cơn do nhiễm khí lạnh.
- Trị chứng vàng da do bệnh viêm gan
- Hỗ trợ làm lành vết bỏng trên da nhanh chóng.
- Phòng tránh rạn da sau sinh
- Tác dụng làm trắng da, trị thâm nám.
- Giảm nếp nhăn.
- Hỗ trợ giảm thâm mụn, trị mụn trứng cá.
- Giảm vết nứt ở gót chân.
- Hạn chế mọc lông mặt.
- Hỗ trợ trị sẹo rỗ.
Một số lưu ý khi sử dụng nghệ đen
Không sử dụng nghệ đen cho những trường hợp bị khí huyết hư, có thai
Nếu bị rong kinh cũng không nên dùng nghệ đen.
Nếu muốn sử dụng nghệ đen cho những trường hợp cơ thể hư yếu mà có tích. Thì cần phải phối hợp cùng với một số vị thuốc như Sâm, Truật theo chỉ định của thầy thuốc.
Uống nghệ đen có thể khiến quá trình đông máu chậm lại. Do đó phải ngưng sử dụng trước và sau khi phẫu thuật ít nhất là 2 tuần.
Trên đây là thông tin về 17 tác dụng của nghệ đen cực thiết thực cho cuộc sống. Cám ơn bạn đọc đã dành thời gian để theo dõi. Chúc bạn luôn vui khỏe trong cuộc sống!
Trả lời