• Trang chủ
  • Về tôi
  • Điều khoản
  • Sitemap
  • Liên hệ

Nguyễn Tuấn Hùng

Blog Cá Nhân chia sẻ thông tin hữu ích

  • TOP DỊCH VỤ HAY
  • Đồ Chơi Xe Hơi
  • Sức Khoẻ
    • Cây Thuốc Dân Gian
  • Review Công Ty
  • Tài chính
Trang chủ » Cây Thuốc Dân Gian » 15 TÁC DỤNG CỦA THỤC ĐỊA CHỮA BỆNH HIỆU QUẢ CAO

15 TÁC DỤNG CỦA THỤC ĐỊA CHỮA BỆNH HIỆU QUẢ CAO

09/08/2020 09/08/2020 Nguyễn Thùy Ngoan 0 Comment

5/5 - (1 bình chọn)

15 TÁC DỤNG CỦA THỤC ĐỊA CHỮA BỆNH HIỆU QUẢ CAO

Thục địa là một loại dược liệu được dùng phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền. Có tác dụng tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể. Đồng thời còn kết hợp với các dược liệu khác để hỗ trợ chữa trị hiệu quả nhiều căn bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người tìm hiểu kỹ hơn về 15 tác dụng của thục địa chữa bệnh hiệu quả cao.

Table of Contents

  • Thục địa là gì?
  • Thành phần hóa học của thục địa
  • Công dụng chữa bệnh của thục địa
  • Cách bào chế làm thuốc từ thục địa
  • Cách bảo quản dược liệu thục địa
  • Lưu ý khi sử dụng thục địa
    • Bài viết liên quan

Thục địa là gì?

Cây thục địa hay còn được gọi là địa hoàng thán. Tên khoa học của thục địa là Rehmania glutinosa Libosch. Đây là loại cây thuộc họ hoa Mõm chó. Thuộc địa được biết tới là một loại thuốc nam khá phổ biến.

Cây thuộc địa hiện đang được trồng rộng rãi trên khắp các vùng núi. Cây ưa khí hậu mát mẻ, ổn định quanh năm. Thuộc địa là một cây thuốc quý dạng thảo, sống lâu năm. Toàn thân cây thuộc địa được phủ một lớp lông màu trắng, mềm giống như lông tơ.

Thục địa là một loại cây rễ củ. Mỗi cây thường có đến 5-7 củ có vỏ màu đỏ nhạt. Chiều cao của cây từ 20-30cm. Lá có hình bầu dục dài, mép lá có răng cưa không đều nhau và thường mọc thành túm ở dưới gốc cây. Hoa của cây thục địa màu đỏ tím, có hình chuông 5 cánh, mặt trong của cánh hoa có màu vàng. Hoa thường có 3 nhị trong đó có 2 nhị đực, 1 nhị cái. Quả thục địa tròn hình trứng, bên trong quả có nhiều hạt nhỏ màu nâu nhạt.

Thục địa là gì?
Cây thục địa là môt dược liệu quý trong đông y

Thành phần hóa học của thục địa

Theo các nghiên cứu cho thấy trong thành phần của cây thục địa có chứa các hợp chất sau:

Rehmannioside A, B, C, D, Ajugol, Leonuride, Aucubin, Catapol, Melittoside.

Isoacteoside.

Glutinoside, monometittoside.

Jioglutolide, Jioglutin D, E, Ajugoside, Geniposide.

Glucose, Arginine, Catalpol, Rehmannin, Campesterol, Stigmasterol, Manitol,  b-Sitosterol.

Công dụng chữa bệnh của thục địa

15 tác dụng của thục địa chữa bệnh hiệu quả cao đã được tổng hợp lại gồm có:

  1. Tác dung kháng viêm.
  2. Tác dụng hạ đường huyết.
  3. Có lợi ích đối với hệ miễn dịch.
  4. Hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể.
  5. Công dụng điều hòa kinh nguyệt.
  6. Bổ thận.
  7. Hỗ trợ điều trị táo bón.
  8. Hỗ trợ chữa đau đầu, chóng mặt.
  9. Hỗ trợ điều trị chảy máu cam.
  10. Hỗ trợ chữa huyết áp cao.
  11. Hỗ trợ điều trị cột sống thoái hóa và viêm cột sống.
  12. Hỗ trợ chữa tế bào thượng bì thực quản tăng sinh.
  13. Hỗ trợ điều trị huyết trưng.
  14. Hỗ trợ chữa huyết nhiệt, tiểu ra máu.
  15. Hỗ trợ điều trị ôn độc phát ban.
Công dụng chữa bệnh của thục địa
Thục địa đem lại nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả

Cách bào chế làm thuốc từ thục địa

Cách 1:

Phần củ chính là bộ phận được sử dụng để làm thuốc của cây thục địa. Củ thục địa chắc mịn, có màu đen, có thớ dai, mềm, không dính tay.

Cần chọn củ thuộc địa to, ngâm chung với rượu sa nhân qua 1 đêm. Sau đó cho vào nồi và đồ kỹ khoảng 1 ngày 1 đêm rồi đem ra để phơi nắng. Sau khi thuốc khô dẻo thì tiếp tục thực hiện lại các công đoạn như trên 9 lần là được.

Cách 2:

Dược liệu thục địa rửa sạch rồi cho vào thùng lớn. Xếp các củ to xuống dưới, củ nhỏ xếp lên trên để khi đun thì tất cả củ sẽ được chín đều. Sử dụng 90kg thục địa thì đun với 10 lít rượu nếp. Khi đun sôi thì vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun cho đến khi cạn rượu. Trong quá trình đun cần chú ý đến mức rượu ở đáy nồi. Thực hiện thao tác rưới liên tục lên mặt củ xếp phía trên để rượu có thể ngấm đều.

Sau khi cạn hãy lấy củ ra để phơi khô trong 3 ngày liên tiếp. Khi củ đã khô nước và đến độ dẻo nhất định. Lúc này hãy đem thục địa nấu với nước gừng lần hai. Nước gừng này phải được làm từ gừng tươi giã nhỏ, khuấy đều với nước và đem lọc bỏ bã để nấu chung với thục địa.

Khi đã đun cạn nước gừng thì lại đem thục địa ra để phơi khô. Rồi lại nấu. Cứ thực hiện liên tiếp như vậy từ 7-9 lần cho đến khi nào thành phẩm có màu đen nhánh thì có thể mang ra để làm thuốc được.

Cách bào chế làm thuốc từ thục địa
Dược liệu thục địa

Cách bảo quản dược liệu thục địa

Bảo quản thục địa trong một thùng kín có nắp đậy. Tránh để cho các loại sâu bọ, mối mọt xâm nhập. Khi cần sử dụng, có thể đem củ thục địa ra thái thành từng lát mỏng. Sau đó nấu thành cao hoặc sấy khô để bào chế thành các dạng thuốc khác.

Lưu ý khi sử dụng thục địa

Thục địa nếu sử dụng không đúng cách, không đúng liều lượng sẽ dễ gây một số tác dụng phụ. Bạn có thể gặp triệu chứng: đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, hồi hộp, buồn nôn. Lúc này cần ngưng sử dụng ngay.

Do thục địa có tính hàn nên không sử dụng chung với các vị như bối mẫu, vô di, tam bạch, la bặc, phỉ bạch, thông bạch, cửu bạch.

Những người có thể hàn, dương suy, khí hàn từ cơ thể tuyệt đối không được sử dụng thục địa. Do khi hàn gặp hàn sẽ khiến bệnh tình nặng hơn và gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.

Trên đây là thông tin về 15 tác dụng của thục địa chữa bệnh hiệu quả cao. Hy vọng qua bài viết này đã giúp cho bạn đọc có thêm được nhiều kiến thức bổ ích cho mình nhé!

Bài viết liên quan

  • 15 CÔNG DỤNG CỦA CÂY BẠCH ĐÀN TRONG CHỮA BỆNH
  • BẠCH THƯỢC VÀ 16 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI
  • ĐỊA CHỈ KHÁM VÀ CHỮA BỆNH HO BẰNG ĐÔNG Y Ở ĐÂU TỐT TPHCM
DMCA.com Protection Status

Category: Cây Thuốc Dân Gian Tags: 15 tác dụng của thục địa chữa bệnh/ Công dụng chữa bệnh của thục địa/ Thục địa là gì

About Nguyễn Thùy Ngoan

Nguyễn Thùy Ngoan - Bác sĩ chuyên khoa I xương khớp và da liễu Đông Y. Đang làm việc tại phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn và tham gia xuất bản chuyên mục chuyên gia chia sẻ tại blog Nguyễn Tuấn Hùng.

Xem thêm thông tin về tôi tại: Wikipedia - Facebook - Linkedin - Twitter

Previous Post: « TÁC DỤNG CỦA CÂY THÙ LÙ, TRỊ MỤN, BỆNH GAN, TIỂU ĐƯỜNG CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG
Next Post: TÁC DỤNG CỦA CÂY THUỐC LÁ VÀ 6 CÁCH MẸO DÙNG DÂN GIAN »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Mục quảng cáo

Y hoc co truyen Sai Gon

Van phong cho thue

TotReview