Đã từ lâu cây đỗ trọng được xem làm một vị thuốc quý được các danh ý sử dụng rất phổ biến. Trong các bài thuốc đều có đỗ trọng để hỗ trợ chữa bệnh, bồi bổ cơ thể một cách tốt nhất. Để biết thêm thông tin về 14+ tác dụng của cây đỗ trọng, vị thuốc bổ không thể thiếu của người Việt. Mời quý vị cùng tham khảo qua bài viết này nhé!
Cây đỗ trọng là cây gì?
Cây đỗ trọng hay còn có tên gọi khác đó là mộc miên – tên này là do chất sợi tơ bạc có trong vỏ. Tên khoa học của cây đỗ trọng là Eucomia ulmoides Oliv. Đây là loại cây thuộc họ Eucommiaceae. Vị thuốc trọng được ghi lần đầu tiên bởi sách Bản kinh.
Đặc điểm cây đỗ trọng
Đỗ trọng là cây thuốc nam thuộc loại thân cây gỗ. Cây có chiều cao từ 15-20m, vỏ màu xám, đường kính 33-50cm. Lá đỗ trọng mọc cách, có hình tròn trứng, cuống hình bầu dục hoặc hình thùy. Ở phần đuôi lá thường nhọn, có màu xanh, răng cưa. Lá còn non có lông tơ, là già sẽ có vân vằn, nhẵn bóng.
Hoa đỗ trọng là hoa đơn tính khác gỗ. Nếu như hoa đực mọc thành chùm thì hoa cái thường tập hợp 5-10 cái ở nách lá. Quả có cánh mỏng dẹt, phần giữa hơi lồi. Bên trong quả đỗ trọng có một hạt dẹt, tròn hai đầu, có thể sử dụng để làm giống.

Các loại đỗ trọng
Hiện nay, gồm có 2 loại đỗ trọng đó là: cây đỗ trọng bắc và cây đỗ trọng nam. Với từng đặng điểm cụ thể như sau:
Cây đỗ trọng bắc
Có phần vỏ dẹt phẳng, độ dày khoảng 0.1 – 0.4cm. Đỗ trọng bắc có độ giòn cao, dễ bẻ gãy, vị hơi đắng, mùi thơm. Bề mặt bên ngoài có màu nâu xám hoặc màu nâu vàng, có nhiều nếp nhăn dọc. Các lỗ vỏ thường nằm ngang, mặt phía trong khá nhẵn, có màu nâu tím hơi mờ.
Cây đỗ trọng nam
Có vỏ cuộn hình lòng máng, độ dày khoảng 0.2-0.4cm. Mặt ngoài vỏ đỗ trọng nam có màu vàng nâu, vàng sáng, có nhiều đường nứt dọc. Mặt trong thường nhẵn cứng và khó bẻ, không có mùi, vị nhạt, hơi chát.
Phân bố, thu hái, chế biến đỗ trọng
Nguồn gốc của cây đỗ trọng từ Trung Quốc. Tuy đã được du nhập vào Việt Nam nhưng chưa phát triển rộng rãi.
Vào thời điểm tháng 4-5 của mỗi năm. Người ta sẽ sử dụng cưa để tiến hành cưa đứt xung quanh vỏ cây thành những đoạn dài ngắn tùy ý. Sau đó sẽ dùng dao để rạch dọc thân cây thành từng miếng để bóc vỏ dễ dàng gơn.
Để giữ cho cây nguyên tình trạng, không chết. Trong quá trình bóc vỏ chỉ nên dừng ở 1/3 mức độ xung quanh. Điều này giúp cây tiếp tục sinh trưởng dễ dàng tại vị trí đã bị bóc vỏ. Từ đó cho thu hoạch vào các năm kế tiếp.
Khi bóc vỏ xong sẽ đem về luộc qua bằng nước sôi. Phơi trải tại chỗ bằng phẳng và lót rơm phía dưới. Bên trên đòi hỏi phải nắn chặt giúp vỏ nhựa được phẳng. Lấy rơm phủ kín xung quanh cho chảy hết nhựa cây.
Sau khoảng 1 tuần lấy miếng đỗ trọng kiểm tra lại. Nếu như chuyển sang màu tím thì dừng phơi. Tiếp tục cạo sạch vỏ bên ngoài cho nhẵn bóng. Sau đó cắt thành từng miếng tùy ý. Áp dụng các cách chế biến khác nhau theo từng mục đích.

Thành phần hóa học của cây đỗ trọng
Trong thành phần của cây đỗ trọng có chứa rất nhiều hoạt chất quý như Alcaloids, Vitamin C, Gutta – Percha, Glycoside, Potassium, albumin chất béo, chất màu, tinh dầu, muối vô cơ.
Công dụng dược lý của đỗ trọng
- Thông qua các nghiên cứu cho thấy cây đỗ trọng có các công dụng dược lý như:
- Hạ áp với tính năng làm giãn cơ trơn mạch máu một cách trực tiếp.
- Giảm hàm lượng cholesterol huyết thanh. Đồng thời tăng lưu lượng máu động mạch vành.
- Công dụng kháng viêm, nâng cao khả năng vỏ tuyến thượng thận.
- Giảm đau, chống co giật.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
- Lợi tiểu.
- Ức chế tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn Coli, trực khuẩn lỵ Flexner, trực khuẩn bạch hầu, mủ xanh; phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết B.
Cây đỗ trọng chữa bệnh gì?
14+ tác dụng của cây đỗ trọng, vị thuốc bổ không thể thiếu của người Việt có thể kể đến đó là:
- Ôn thận tráng dương.
- Hỗ trợ chữa chứng thận hư, lưng đau, tứ chi mỏi, giúp xương khỏe.
- Chữa ứ huyết kèm đau lưng.
- Chữa chứng mồ hôi trộm sau bệnh.
- Trị phong lạnh làm tổn thận, đau thắt lưng, cột sống.
- Hỗ trợ chữa có thai 2 – 3 tháng bị động thai.
- Hỗ trợ chữa quen hư thai, cứ có thai 4 – 5 tháng là hư.
- Trị các loại bệnh sau khi sinh.
- Trị huyết áp cao.
- Chữa chứng tiểu tiện nhiều lần, gan thận yếu, di tinh, liệt dương.
- Trị đau dây thần kinh tọa.
- Chữa đau cột sống.
- Chữa chứng tiểu tiện nhiều lần, tiêu chảy, liệt dương.
- Trị chứng đau lưng, chân không đi được.

Lưu ý khi sử dụng cây đỗ trọng
Cây đỗ trọng phù hợp sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau
Đặc biệt là những người bị ù tai, đau đầu, can thận bất túc, hoa mắt. Người bị liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối. Phù hợp cho phụ nữ mang thai suy nhược cơ thể.
Ty đem lại nhiều công dụng tốt. Nhưng những người âm hư có nhiệt tuyệt đối không được sử dụng cây đỗ trọng.
Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp mọi người có thêm kiến thức bổ ích về 14+ tác dụng của cây đỗ trọng, vị thuốc bổ không thể thiếu của người Việt. Cám ơn sự quan tâm theo dõi của mọi người!
Trả lời