• Trang chủ
  • Về tôi
  • Điều khoản
  • Sitemap
  • Liên hệ

Nguyễn Tuấn Hùng

Blog Cá Nhân chia sẻ thông tin hữu ích

  • TOP DỊCH VỤ HAY
  • Đồ Chơi Xe Hơi
  • Sức Khoẻ
    • Cây Thuốc Dân Gian
  • Review Công Ty
  • Tài chính
Trang chủ » Cây Thuốc Dân Gian » 14 CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA CÂY TRẠCH TẢ TRONG CHỮA BỆNH

14 CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA CÂY TRẠCH TẢ TRONG CHỮA BỆNH

12/08/2020 12/08/2020 Nguyễn Thùy Ngoan 0 Comment

5/5 - (1 bình chọn)

14 CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA CÂY TRẠCH TẢ TRONG CHỮA BỆNH

Trạch tả là một loại cây mọc hoang dại tưởng chừng như không có giá trị. Nhưng trong đông y trạch tả được xem là một vị thuốc quý được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh rất tốt. Hãy cùng tìm hiểu ngay về 14 công dụng tuyệt vời của cây trạch tả trong chữa bệnh được cung cấp ngay sau đây.

Table of Contents

  • Cây trạch tả là gì?
  • Đặc điểm cây trạch tả
  • Phân bố và thu hái của cây trạch tả
  • Thành phần hóa học của cây trạch tả
  • Tác dụng của cây trạch tả
  • Lưu ý khi dùng cây trạch tả
    • Bài viết liên quan

Cây trạch tả là gì?

Cây trạch tả hay còn được gọi là mã đề nước. Tên khoa học của cây trạch tả là Alisma plantago aquatic L. Đây là loại cây thuộc họ Trạch Tả (Alismaceae). Vị thuốc của cây trạch tả còn có tên gọi khác đó là thủy tả, hộc tả, mang vu, vũ tôn, trạc chi,… Tên khoa học của vị thuốc trạch tả là Rhizoma Alismataceae.

Đặc điểm cây trạch tả

Trạch tả là loại cây thường mọc ở ao, hồ và ruộng. Cây có chiều cao khoảng 0,3-1m. Cây trạch tả có thân rễ trắng, hình cầu, thường mọc theo dạng cụm. Lá trạch tả có màu trắng hồng, mọc ở gốc. Lá có hình lưỡi mác, phía cuống lá có hình tim. Hoa trạch tả có màu trắng, có 3 cánh, gộp thành tán có cuống dài, có 3 lá đài màu lục. Nhị hoa gồm nhiều lá noãn rời nhau, xếp theo hình xoắn ốc. Quả trạch tả thuộc dạng bế.

Dược liệu của cây trạch tả là phần thân củ bào chế, có màu trắng ngà, phần thịt có chứa nhiều bột.

Đặc điểm cây trạch tả
Hình ảnh cây trạch tả

Phân bố và thu hái của cây trạch tả

Tại Việt Nam, cây trạch tả thường mọc hoang nhiều ở các ruộng lầy, nơi ẩm ướt. Phổ biến nhất là ở một số tỉnh thành như Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn, Lai Châu, Thái Bình, Hòa Bình,…

Những cây trạch tả được trồng để lấy củ thì khi ra hoa có thể hái bỏ để cho củ phát triển to hơn. Thu hoạch 2 lần/năm, thường là vào tháng 6 và tháng 12. Người ta thường nhổ cả cây và cắt bỏ thân, lá, lấy củ gọt sạch rễ con. Sau đó đem về rửa sạch rồi phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học của cây trạch tả

Trong thành phần hóa học của trạch tả có chứa tinh dầu, chất nhựa, protid và chất bột. Thành phần hoạt chất cụ thể hiện chưa có một số liệu cụ thể nào. Theo Dược điển Triều Tiên quy định thì độ ẩm dưới 15%, tro dưới 7% và không tan trong HCl dưới 2%, cao rượu trên 7%.

Trạch tả theo đông y là vị thuốc có vị ngọt, tính hàn. Đem lại công dụng tiêu khát, lợi tiểu khá tốt.

Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu Bắc Bình còn cho biết trạch tả có khả năng làm giảm lượng ure và cholesterol trong máu. Kết quả này có được sau khi tiến hành tiêm thuốc trạch tả vào thỏ (đã được tiêm thêm kali nitrat gây viêm thận, ứ đọng ure và cholesterol). Những người mạnh khỏe sau khi uống thì lượng nước tiểu cũng tăng lên, natri, kali, clo và ure sẽ được thải ra bên ngoài nhiều hơn.

Thành phần hóa học của cây trạch tả
Dược liệu của cây trạch tả

Tác dụng của cây trạch tả

14 công dụng tuyệt vời của cây trạch tả trong chữa bệnh đã được tổng hợp lại gồm có:

  1. Hỗ trợ chữa phù thũng.
  2. Hỗ trợ chữa thủy ẩm dưới tâm, gây hoa mắt, không tỉnh táo.
  3. Hỗ trợ điều trị tiểu buốt, tiểu rắt, thận hư.
  4. Hỗ trợ chữa mồ hôi ra nhiều.
  5. Hỗ trợ chữa tiểu không thông.
  6. Hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận mạn tính.
  7. Hỗ trợ chữa táo bón.
  8. Hỗ trợ chữa tiêu chảy, kèm theo chứng bụng sôi, bụng không đau.
  9. Hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận cấp tính, tiểu ít.
  10. Giảm lượng lipid trong máu.
  11. Hỗ trợ chữa bệnh gan nhiễm mỡ.
  12. Hỗ trợ chữa chóng mặt.
  13. Hỗ trợ điều trị bệnh viêm ruột cấp.
  14. Hỗ trợ chữa chứng tiểu ít, táo bón, trướng bụng ở phụ nữ có thai.
Tác dụng của cây trạch tả
Cây trạch tả đem lại nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả

Lưu ý khi dùng cây trạch tả

Nếu sử dụng trạch tả với liều lượng quá nhiều có thể gây ra chứng đau mắt. Do đó trước khi áp dụng các bài thuốc có sử dụng trạch tả. Bạn cần phải tham khảo qua ý kiến của thầy thuốc để sử dụng liều lượng phù hợp với cơ địa của mình.

Không sử dụng dược liệu trạch tả cho những người tỳ hư, hỏa hư.

Trên đây là thông tin về 14 công dụng tuyệt vời của cây trạch tả trong chữa bệnh. Hy vọng đã giúp quý độc giả có thêm cho mình được các kiến thức hữu ích.

Bài viết liên quan

  • 10 CÔNG DỤNG CỦA CÂY TẦM GỬI TRONG CHỮA BỆNH
  • 10 CÔNG DỤNG CỦA CÂY MẬT NHÂN TRONG CHỮA BỆNH
  • 27 CÔNG DỤNG CỦA CÂY LÔ HỘI TRỞ NÊN QUÁ PHỔ BIẾN HIỆN NAY
DMCA.com Protection Status

Category: Cây Thuốc Dân Gian Tags: 14 công dụng tuyệt vời của cây trạch tả/ Lưu ý khi dùng cây trạch tả/ Tác dụng của cây trạch tả/ Đặc điểm cây trạch tả

About Nguyễn Thùy Ngoan

Nguyễn Thùy Ngoan - Bác sĩ chuyên khoa I xương khớp và da liễu Đông Y. Đang làm việc tại phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn và tham gia xuất bản chuyên mục chuyên gia chia sẻ tại blog Nguyễn Tuấn Hùng.

Xem thêm thông tin về tôi tại: Wikipedia - Facebook - Linkedin - Twitter

Previous Post: « TÁC DỤNG CỦA TRÀ XANH VÀ NHỮNG ĐIỀU CẤM KỊ KHI PHA TRÀ
Next Post: [REVIEW] CÁNH KÍNH TỦ ÁO LÀ GÌ ? XƯỞNG CÁNH KÍNH UY TÍN TẠI HCM »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Mục quảng cáo

Y hoc co truyen Sai Gon

Van phong cho thue

TotReview